agribank-vietnam-airlines

Đà Nẵng: Cần thêm cơ chế để hợp tác xã ‘cất cánh’

Nghi Lộc
Nghi Lộc  - 
Cần có thêm các chính sách phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã, trong đó tập trung hỗ trợ xây dựng một số mô hình hợp tác xã kiểu mới điển hình, phát triển hiệu quả, bền vững và hoạt động đúng quy định của pháp luật về hợp tác xã để làm điểm, nhân rộng trên địa bàn thành phố…
aa

Theo báo cáo của Liên minh Hợp tác xã TP. Đà Nẵng, tính đến nay toàn thành phố có 274 tổ hợp tác với 2.159 thành viên, tổng nguồn vốn kinh doanh là hơn 40 tỷ đồng, tạo việc làm ổn định cho hơn 4.500 lao động; 148 hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã với tổng vốn điều lệ 367,7 tỷ đồng, thu hút 9.503 thành viên, giải quyết việc làm cho 14.937 lao động…

Những năm gần đây, nhiều hợp tác xã, tổ hợp tác, liên hiệp hợp tác xã và các tổ chức thành viên trên địa bàn hoạt động hiệu quả góp phần phát triển kinh tế - xã hội của thành phố. Một số hợp tác xã trên địa bàn thành phố cũng đang ‘ăn nên làm ra’.

Đơn cử, tại Hợp tác xã Dịch vụ sản xuất và Kinh doanh tổng hợp Hòa Tiến 1 đang có sự phát triển mạnh mẽ, một trong số những hợp tác xã điển hình trên địa bàn huyện Hòa Vang. Hiện nay, hợp tác xã này có 1.307 thành viên với diện tích sản xuất lúa là 240ha/vụ (480ha/năm) và diện tích hoa màu là 13,7ha.

Hợp tác xã Dịch vụ sản xuất và Kinh doanh tổng hợp Hòa Tiến 1 đang có sự phát triển mạnh mẽ, một trong số những hợp tác xã điển hình trên địa bàn huyện Hòa Vang. Hiện nay, hợp tác xã này có 1.307 thành viên với diện tích sản xuất lúa là 240ha/vụ (480ha/năm) và diện tích hoa màu là 13,7ha.
Hợp tác xã Dịch vụ sản xuất và Kinh doanh tổng hợp Hòa Tiến 1 hiện có 1.307 thành viên với diện tích sản xuất lúa là 240ha/vụ (480ha/năm) và diện tích hoa màu là 13,7ha.

Ông Ngô Văn Sinh, Giám đốc Hợp tác xã Dịch vụ sản xuất và Kinh doanh tổng hợp Hòa Tiến 1 cho hay, đến thời điểm này, hợp tác xã đã xây dựng được thương hiệu riêng cho các sản phẩm nông nghiệp, sản phẩm đặc trưng địa phương như gạo Hòa Tiến, gạo hữu cơ Hòa Tiến. Hợp tác xã đang triển khai thực hiện mô hình sản xuất lúa đạt tiêu chuẩn VietGAP. Từ đó, thúc đẩy nền nông nghiệp phát triển theo hướng kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, bảo đảm sự phát triển bền vững.

Tương tự, theo đại diện Hợp tác xã Nông nghiệp sinh thái và Du lịch cộng đồng Hòa Bắc (huyện Hòa Vang), chúng tôi hoạt động theo đúng tinh thần cần có của một hợp tác xã, đó là tương trợ để cùng nhau phát triển. Một tháng, mỗi hộ dân có thể kiếm nguồn thu nhập từ 3 đến 15 triệu đồng từ việc làm du lịch. Mọi người cùng chung tay xây dựng chương trình cho tour trải nghiệm của đoàn khách, với đa dạng các hoạt động như nông nghiệp, khám phá phong tục, tập quán của đồng bào Cơ tu...

Tuy nhiên, những thành công như Hợp tác xã Dịch vụ sản xuất và Kinh doanh tổng hợp Hòa Tiến 1 hay Hợp tác xã Nông nghiệp sinh thái và Du lịch cộng đồng Hòa Bắc chưa thật sự phổ biến ở địa phương. Bởi, nhìn chung kinh tế hợp tác xã ở Đà Nẵng hay nhiều địa phương khác trong cả nước vẫn đang gặp khó.

nhìn chung kinh tế hợp tác xã ở Đà Nẵng hay nhiều địa phương khác trong cả nước vẫn đang gặp khó.
Nhìn chung, kinh tế hợp tác xã ở Đà Nẵng hay nhiều địa phương khác trong cả nước vẫn đang gặp khó.

Theo nhận định của ông Phạm Công Chính, Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã TP. Đà Nẵng, kinh tế hợp tác xã của thành phố vẫn còn gặp nhiều thách thức. Bên cạnh những thành công đã đạt được thì trong thời gian qua kinh tế tập thể, kinh tế hợp tác xã vẫn còn gặp nhiều khó khăn, thiếu hụt nguồn nhân lực động trẻ ở vùng nông thôn và cán bộ quản lý.

Trên thực tế hiện nay quy mô của các hợp tác xã chủ yếu còn nhỏ lẻ, chủ yếu là sản phẩm thô chưa qua chế biến, kiểu dáng, mẫu mã chưa đẹp, sản lượng cung ứng ra thị trường tiêu thụ hạn chế, sản phẩm OCOP còn đơn điệu, giá nguyên liệu đầu vào tăng cao gây khó khăn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của các hợp tác xã. Giá nguyên liệu đầu vào tăng cao cũng gây khó khăn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của các hợp tác xã. Trong khi đó, đội ngũ cán bộ quản lý hợp tác xã đa số lớn tuổi, nhân lực lao động trẻ ở nông thôn thiếu hụt…

Đặc biệt, hiện vẫn có rất nhiều tồn tại, hạn chế từ nhiều năm qua nhưng chưa được khắc phục, xử lý dứt điểm làm kìm hãm sự phát triển của các hợp tác xã, nhất là khó khăn về cơ chế chính sách. Thành phố hiện có 26 chính sách đang được áp dụng liên quan về thuế, phí, tuyên truyền về kinh tế tập thể, hợp tá xã, hỗ trợ xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường, đổi mới công nghệ, củng cố tổ chức kinh tế tập thể, hợp tác xã… nhưng chủ yếu lồng ghép vào các chính sách từ các ngành và doanh nghiệp thông qua các chương trình khuyến nông, khuyến công, xúc tiến thương mại và một số chương trình đặc thù của thành phố; chưa có chính sách riêng cho kinh tế tập thể, hợp tác xã...

quy mô của các hợp tác xã chủ yếu còn nhỏ lẻ, chủ yếu là sản phẩm thô chưa qua chế biến.
Quy mô của các hợp tác xã chủ yếu còn nhỏ lẻ, chủ yếu là sản phẩm thô chưa qua chế biến.

Trong năm 2024, Liên minh Hợp tác xã thành phố đặt mục tiêu tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền về kinh tế tập thể; hỗ trợ 20 hợp tác xã hoạt động kém hiệu quả chuyển đổi sang mô hình kiểu mới; phấn đấu có trên 60% hợp tác xã nông nghiệp đạt loại khá trở lên và 80% cán bộ quản lý hợp tác xã được đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về kinh tế tập thể. Bên cạnh đó, chú trọng việc hợp nhất, sáp nhập các hợp tác xã quy mô nhỏ, cùng lĩnh vực, ngành nghề thành hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã có quy mô lớn để nâng cao hiệu quả hoạt động.

Cùng với đó là tăng cường tổ chức tập huấn, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức về kinh tế tập thể, hợp tác xã, kiến thức quản lý, chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng nghề nghiệp, kỹ thuật nuôi, trồng, sản xuất, chế biến sản phẩm… cho cán bộ quản lý, thành viên, người lao động hợp tác xã, tổ hợp tác, liên hiệp hợp tác xã và các tổ chức thành viên...

Cần thêm cơ chế để hợp tác xã ‘cất cánh’
Cần thêm các cơ chế, chính sách để kinh tế hợp tác xã phát triển.

Để đạt được những mục tiêu trên, ông Phạm Công Chính kiến nghị, cần có thêm các chính sách phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã, trong đó tập trung một số chính sách như, hỗ trợ xây dựng một số mô hình hợp tác xã kiểu mới điển hình, phát triển hiệu quả, bền vững và hoạt động đúng quy định của pháp luật về hợp tác xã để làm điểm, nhân rộng trên địa bàn thành phố gắn với chính sách đưa cán bộ trẻ, có trình độ đại học trở lên, là người địa phương và có hộ khẩu thường trú tại địa phương tham gia thành lập, quản lý, điều hành các hợp tác xã; đồng thời các sở, ngành rà soát, đánh giá lại và tiếp tục tạo điều kiện cho các hợp tác xã tiếp cận các chính sách liên quan do ngành mình tham mưu thực hiện cũng như đề xuất, kiến nghị sửa đổi bổ sung và ban hành chính sách mới để hỗ trợ kinh tế tập thể, hợp tác xã trên địa bàn thành phố phát triển một cách bền vững.

Nghi Lộc

Tin liên quan

Tin khác

Hướng đi mới trong phát triển thị trường carbon Việt Nam

Hướng đi mới trong phát triển thị trường carbon Việt Nam

Việt Nam đang từng bước định hình thị trường carbon nội địa, hướng tới mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. Trong diễn đàn Thị trường Carbon Việt Nam năm 2025 vừa qua, Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã đưa ra đề xuất cho phép doanh nghiệp được mua đến 30% tín chỉ carbon trên tổng hạn ngạch phát thải để bù trừ. Đây là một bước điều chỉnh mạnh mẽ so với mức 10% như dự thảo ban đầu, được kỳ vọng tạo điều kiện cho doanh nghiệp chuyển đổi xanh một cách linh hoạt và khả thi hơn.
TP. Hồ Chí Minh nhân rộng mô hình nông nghiệp sinh thái

TP. Hồ Chí Minh nhân rộng mô hình nông nghiệp sinh thái

UBND TP. Hồ Chí Minh vừa yêu cầu Hội Nông dân thành phố tổ chức tập huấn, tuyên truyền sâu rộng đến hội viên nhằm mục tiêu thay đổi tư duy sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp. Theo đó, xây dựng, nhân rộng sản xuất “nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại và nông dân văn minh”, nâng cao vai trò, vị thế, năng lực làm chủ, cải thiện toàn diện đời sống vật chất của người dân nông thôn.
[Infographic] Kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản tăng trưởng 13%

[Infographic] Kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản tăng trưởng 13%

Theo Bộ Nông nghiệp và Môi trường, kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản của Việt Nam trong tháng 3/2025 ước đạt 6,14 tỷ USD, nâng tổng giá trị xuất khẩu cả quý I lên 15,72 tỷ USD, tăng 13,1% so với cùng kỳ năm trước.
Kon Tum đẩy mạnh đầu tư, thúc đẩy tăng trưởng

Kon Tum đẩy mạnh đầu tư, thúc đẩy tăng trưởng

Trong bối cảnh nền kinh tế cả nước đang phải đối mặt với nhiều thách thức, việc đẩy mạnh đầu tư công trở thành một trong những giải pháp quan trọng để đạt được mục tiêu tăng trưởng bền vững. “Tại Kon Tum, tỉnh miền núi Tây Nguyên, công tác này đang được nỗ lực thực hiện với mục tiêu đạt tốc độ tăng trưởng GRDP 2 con số vào năm 2025”.
Tiên phong trong nhận ủy thác vốn tín dụng chính sách

Tiên phong trong nhận ủy thác vốn tín dụng chính sách

Theo Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) chi nhánh TP. Hà Nội, tính đến cuối tháng 2/2025, tổng dư nợ các chương trình tín dụng trên địa bàn đạt 16.794 tỷ đồng với 269.415 khách hàng đang vay vốn, tăng 227 tỷ đồng so với đầu năm. Trong đó, dư nợ ủy thác qua các tổ chức chính trị - xã hội chiếm trên 99,9%, với sự tham gia của Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh và Đoàn thanh niên.
Ngư dân Thanh Hóa trúng mùa cá trích, thu nhập tăng cao

Ngư dân Thanh Hóa trúng mùa cá trích, thu nhập tăng cao

Những ngày đầu tháng Tư, không khí lao động tại nhiều địa phương ven biển tỉnh Thanh Hóa như TP. Sầm Sơn, huyện Hoằng Hóa, Quảng Xương, Hậu Lộc… trở nên nhộn nhịp khi ngư dân bước vào mùa đánh bắt cá trích. Đây được xem là thời điểm mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho bà con vùng biển.
Phân bổ nguồn vốn đầu tư cho 3 chương trình mục tiêu quốc gia tránh chồng chéo, dàn trải

Phân bổ nguồn vốn đầu tư cho 3 chương trình mục tiêu quốc gia tránh chồng chéo, dàn trải

Chiều 31/3, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà, Phó Thủ tướng Mai Văn Chính đã chủ trì cuộc làm việc trực tiếp kết hợp trực tuyến với các bộ, ngành, địa phương về tình hình, kết quả thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia: Xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững, phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) Đào Minh Tú dự và phát biểu tại buổi làm việc.
Xuất cấp 1.453 tấn gạo cho 3 tỉnh dịp giáp hạt đầu năm 2025

Xuất cấp 1.453 tấn gạo cho 3 tỉnh dịp giáp hạt đầu năm 2025

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc vừa ký Quyết định số 693/QĐ-TTg ngày 31/3/2025 về việc xuất cấp gạo từ nguồn dự trữ quốc gia cho các tỉnh dịp giáp hạt đầu năm 2025.
Giá gạo xuất khẩu tiếp tục tăng trong 2 tuần liên tiếp

Giá gạo xuất khẩu tiếp tục tăng trong 2 tuần liên tiếp

Gạo thơm và gạo chất lượng cao vẫn đang là lợi thế cho Việt Nam để giữ giá xuất khẩu cao, không bị áp lực cạnh tranh.
Xuất khẩu rau quả giảm trong 3 tháng liên tiếp

Xuất khẩu rau quả giảm trong 3 tháng liên tiếp

Trái ngược hoàn toàn so với năm 2024, xuất khẩu rau quả Việt Nam đang đối mặt với xu hướng giảm liên tiếp trong ba tháng đầu năm 2025.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data