Đa dạng hình thức để phục vụ người dân
Theo Sở Công thương, tỷ lệ giải quyết đơn hàng kịp thời đạt bình quân 94,9% so với nhu cầu đăng ký từ ngày 31/8 trở lại đây nhờ đa dạng hóa phương thức cung ứng.
Ông Nguyễn Nguyên Phương, Phó Giám đốc Sở Công thương TP.HCM cho biết, trong tuần đầu triển khai chương trình, số đơn hàng đăng ký chuyển tới các hệ thống phân phối bình quân 87.773 hộ/ngày, đã tăng lên 104.178 hộ đăng ký/ngày khi sang tuần thứ hai. Chỉ riêng trong ngày 5/9, dù chỉ 96.398 hộ đăng ký đi chợ hộ nhưng có đến 103.155 hộ được nhận hàng, trong đó có 6.757 lượt đăng ký của những ngày trước được giải quyết.
![]() |
Ảnh minh họa |
Sau 7 ngày được hoạt động, khoảng 10.000 shipper đã giải quyết được hơn 1 triệu đơn hàng cho người dân. Bên cạnh đó, phương thức "đi chợ hộ" cũng đã được tính toán để người dân có thể mua sắm thuận tiện, an toàn, trong thời gian siết chặt giãn cách. Nhiều hệ thống siêu thị tại TP.HCM như: Saigon Co.op, Big C, Aeon, Satra... đã liên tục thay đổi các combo hàng thiết yếu với từng mức giá cụ thể và gửi đến cơ quan chức năng địa phương để thông tin cho người dân.
Nếu như trước đây, các siêu thị thường có từ 4 đến 6 gói combo, thì nay nhiều nơi đã đưa ra cho người dân nhiều gói combo hơn áp dụng từ ngày 6/9, có giá dao động từ 120.000 đồng đến 500.000 đồng với đa dạng mặt hàng từ trứng, rau, thịt gà, thịt bò, lợn… Hệ thống siêu thị Co.opmart cũng gửi đến người dân danh mục hơn 20 combo dao động từ 100.000 đồng - 500.000 đồng và các sản phẩm lẻ cùng với số điện thoại liên hệ mua chung của từng siêu thị để đặt hàng. Ông Lê Trường Sơn, Phó tổng giám đốc Saigon Co.op cho biết các combo này được thiết kế dựa trên nhu cầu của người tiêu dùng về những mặt hàng lương thực, thực phẩm phổ biến và được tính toán sao cho tiết kiệm chi phí nhất, phù hợp túi tiền của đại đa số người tiêu dùng, trong đó bao gồm đối tượng người lao động có thu nhập thấp. "Tùy địa bàn, Co.op có sự điều chỉnh combo cho phù hợp với nhu cầu thực tế, còn về chính sách giá thì theo giá thống nhất trên toàn hệ thống. Các sản phẩm theo combo có thể thay đổi bằng sản phẩm tương tự trong trường hợp hết một trong số các mặt hàng", ông Sơn nói.
Tuy vậy, các siêu thị, cửa hàng vẫn đang đối mặt với tình trạng thiếu nhân viên, thiếu hàng hóa tươi sống, dẫn đến số đơn hàng hoàn thành giao cho các phường và người dân chưa cao. Theo thống kê từ Sở Công thương TP.HCM, tỷ lệ đáp ứng đơn hàng của người dân tại một số địa phương đạt dưới 90% như: huyện Bình Chánh (78,4%); quận Phú Nhuận (85,5%)... Trong khi đó, dự kiến thời gian tới, nhu cầu người dân sẽ tăng cao sau hơn 2 tuần ở trong nhà, thực phẩm dự trữ cạn dần, nhu cầu thực phẩm thiết yếu của người dân sẽ tăng cao. Do đó, Sở Công thương TP.HCM đã đề xuất UBND thành phố nghiên cứu cho phép hệ thống siêu thị, cửa hàng tiện lợi, cửa hàng thực phẩm được mở rộng thời gian và phương thức hoạt động trở lại từ 6h đến 21h hàng ngày. Cùng với đó, sở cũng đề xuất cho phép đội ngũ giao nhận hàng hóa (shipper) hoạt động theo phạm vi nội quận đến 21h tương ứng để hỗ trợ phân phối hàng hóa kịp thời đến người dân. Sau 2 tuần thực hiện đi chợ hộ, tình trạng nợ đơn hàng và việc người dân phản ánh combo giá cao đã không còn xảy ra. Các siêu thị cũng tập trung thêm nhân lực và dự trữ thêm nguồn hàng để phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân trong thời gian tới.
Ông Phương cho biết trong những ngày qua, lực lượng đi chợ hộ tại một số địa phương đã xuất hiện dấu hiệu quá tải, gây ùn ứ đơn hàng và khó khăn trong khâu vận chuyển, cung ứng cho người dân. Vừa qua, Sở Công thương đã nhận được đề xuất hỗ trợ miễn phí sử dụng nền tảng công nghệ sẵn có và bổ sung lực lượng giao hàng từ các doanh nghiệp giao hàng công nghệ và sàn thương mại điện tử. Nhằm kịp thời bổ sung nguồn hàng hóa, lương thực thực phẩm thiết yếu kịp đến tay người dân, nâng cao hiệu suất hoạt động, giảm tải cho lực lượng đi chợ thay, Sở Công thương đề nghị UBND TP. Thủ Đức và các quận, huyện nghiên cứu, xem xét mô hình phù hợp được đề xuất từ 5 công ty là: Công ty TNHH Shopee, CTCP Tiki, CTCP Bee Group, CTCP CN Sen Đỏ, Công ty TNHH Grab. Việc 5 công ty này tham gia sẽ hỗ trợ kênh bán hàng và các kênh mua sắm trực tuyến thông qua các sàn thương mại điện tử lớn nhằm gia tăng các điểm cung ứng hàng hóa cho người dân.
“Sở Công thương đề nghị UBND TP.Thủ Đức và các quận, huyện phổ biến các mô hình “Đi chợ hộ” thông qua nền tảng ứng dụng trực tuyến đến các phường, xã, thị trấn, các hệ thống phân phối trên địa bàn để triển khai thực hiện nhằm bổ trợ kênh cung ứng hàng hóa thiết yếu phục vụ nhân dân địa phương”, ông Phương nói.
Tin liên quan
Tin khác

Sáng 14/4: Giá vàng thế giới tiếp đà tăng

Giá vàng thế giới tuần tới: Căng thẳng địa chính trị tiếp tục là động lực chính

Sáng 11/4: Giá vàng thế giới tiếp tục được hỗ trợ bởi các yếu tố cơ bản vững chắc

Hà Nội mở bán một dự án nhà ở xã hội, giá bán chỉ từ 13,7 triệu đồng/m2
![[Infographic] Giá xăng dầu giảm mạnh, xăng RON 95 thấp nhất kể từ 2021](https://tbnhnew.mastercms.vn/stores/news_dataimages/2025/042025/10/15/10-420250410155228.jpg?rt=20250410155230?250410035943)
[Infographic] Giá xăng dầu giảm mạnh, xăng RON 95 thấp nhất kể từ 2021

Sáng 10/4: Giá vàng thế giới tăng hơn 3% sau quyết định hoãn áp thuế của Mỹ

Sáng 9/4: Giá vàng thế giới bị kìm hãm bởi lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ

Sáng 8/4: Giá vàng thế giới chịu áp lực trước sự phục hồi của USD
![[Infographic] Tiêu dùng nội địa khởi sắc, giá cả ổn định](https://tbnhnew.mastercms.vn/stores/news_dataimages/2025/042025/06/23/hoang-long20250406235705.jpg?rt=20250406235708?250407061122)
[Infographic] Tiêu dùng nội địa khởi sắc, giá cả ổn định
