Cuộc đua xanh toàn cầu: Hiện thực hóa các mục tiêu phát triển bền vững
Doanh nghiệp Hàng Việt Nam chất lượng cao nhiều cơ hội trong nền kinh tế xanh Kiến nghị các giải pháp để thúc đẩy kinh tế xanh và phát triển bền vững |
Phát biểu chỉ đạo tại Phiên toàn thể của diễn đàn, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh: Nhằm góp phần hiện thực hoá các mục tiêu phát triển bền vững (SDG) và các cam kết của Việt Nam, các hành động và chính sách tích cực với tự nhiên cần được lồng ghép vào các chiến lược, kế hoạch và thực tiễn kinh doanh của doanh nghiệp; cần đầu tư vào các giải pháp dựa vào thiên nhiên để tăng cường các dịch vụ hệ sinh thái, giảm phát thải khí nhà kính, tăng khả năng phục hồi trước biến đổi khí hậu và tạo cơ hội mới cho đổi mới, tăng trưởng.
![]() |
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tặng hoa chúc mừng cho đại diện lãnh đạo VCCI, VBCSD và các đối tác đã có nhiều đóng góp cho sự thành công của VCSF trong 10 năm qua |
Phó Thủ tướng cũng lưu ý cộng đồng doanh nghiệp, việc thực hiện phát triển bền vững không chỉ dành riêng cho các doanh nghiệp lớn, các doanh nghiệp nhỏ và vừa - xương sống của nền kinh tế cũng cần phải tích cực và chủ động tham gia vào cuộc đua xanh này.
Bên cạnh đó, Phó Thủ tướng cũng lưu ý cộng đồng doanh nghiệp rằng việc thực hiện phát triển bền vững không chỉ dành riêng cho các doanh nghiệp lớn, các DNNVV - xương sống của nền kinh tế, cũng cần phải tích cực và chủ động tham gia vào cuộc đua xanh này.
Phó Thủ tướng chỉ ra một số định hướng mà cộng đồng doanh nghiệp nước nhà cần ưu tiên thực hiện để thúc đẩy phát triển bền vững của doanh nghiệp và của quốc gia.
Thứ nhất, các doanh nghiệp cần nghiên cứu, áp dụng và thực hành những quy định, tiêu chí về phát triển bền vững, trong đó có Bộ chỉ số doanh nghiệp bền vững (CSI) do VBCSD-VCCI chủ trì xây dựng; cùng với đó là thúc đẩy thực hành ESG trong quản trị doanh nghiệp.
Thứ hai, các doanh nghiệp cần nỗ lực đóng góp vào công tác bảo vệ tự nhiên, bảo vệ sự đa dạng sinh thái.
Thứ ba, để có thêm các giải pháp trong PTBV, các doanh nghiệp cũng cần tận dụng các thành tựu của cuộc CMCN 4.0, thúc đẩy chuyển đổi số.
Với vai trò là tổ chức quốc gia đại diện và tập hợp cộng đồng doanh nghiệp, cộng đồng kinh doanh tại Việt Nam, Chủ tịch VCCI Phạm Tấn Công cho biết, VCCI đã luôn tiên phong, bền bỉ trong nỗ lực hỗ trợ, thúc đẩy doanh nghiệp, chuyển đổi, thực hành sản xuất, kinh doanh trách nhiệm, bền vững. Diễn đàn doanh nghiệp phát triển bền vững (VCSF) năm nay là năm thứ 10 được VCCI chủ trì tổ chức.
Trải qua một thập kỷ với những biến đổi khó lường của tình hình thế giới, diễn đàn là dịp để Đảng, Nhà nước và các cơ quan quản lý trao đổi với cộng đồng doanh nghiệp về những xu thế, định hướng, chiến lược hướng tới phát triển bền vững đất nước và doanh nghiệp được chia sẻ những khó khăn, thách thức, những sáng kiến, những thực tiễn tốt về sản xuất, kinh doanh bền vững… để cùng nhau xác định, đề ra những mục tiêu trong giai đoạn kế tiếp.
Phó Chủ tịch VCCI, Chủ tịch VBCSD Nguyễn Quang Vinh đã mang đến diễn đàn những thông tin cập nhật về các xu hướng kinh doanh bền vững toàn cầu hiện nay, như: chuyển dịch sang mô hình kinh tế tuần hoàn, lồng ghép vấn đề tự nhiên và đa dạng sinh học vào các mục tiêu về khí hậu; củng cố nguồn vốn con người; xây dựng văn hóa đa dạng, bao trùm và bình đẳng trong doanh nghiệp; thẩm thấu tư duy quản trị theo định hướng ESG từ ban lãnh đạo doanh nghiệp và công bố minh bạch thông tin thông qua lập báo cáo bền vững.
Tại Diễn đàn, Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Đức Hiển cũng đã khẳng định: Phát triển nhanh và bền vững, thúc đẩy tăng trưởng xanh là chủ trương xuyên suốt, nhất quán của Việt Nam xác định trong những năm qua và đặc biệt nhấn mạnh, làm rõ cho giai đoạn tới.
Tại Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030 thông qua tại Đại hội lần thứ XIII của Đảng, Việt Nam đã xác định chủ trương “phát triển kinh tế xanh, ít chất thải, giảm nhẹ phát thải khí nhà kính, các - bon thấp; khuyến khích phát triển mô hình kinh tế tuần hoàn để sử dụng tổng hợp và hiệu quả đầu ra của quá trình sản xuất. Nâng cao tính chống chịu và khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu của hệ thống kết cấu hạ tầng và của nền kinh tế”.
Thành công không chỉ ở các con số tài chính
Trong bài trình bày về “Sáng tạo và Phát triển bền vững: Thúc đẩy chuyển đổi kép trong doanh nghiệp”, ông Binu Jacob, Tổng Giám đốc Nestlé Việt Nam (NVL), Đồng Chủ tịch VBCSD đã chia sẻ kinh nghiệm, sáng kiến thúc đẩy nỗ lực PTBV thông qua đổi mới sáng tạo nhằm tạo tác động tích cực đến môi trường và xã hội, qua đó đưa ra những khuyến nghị thiết thực, khả thi cho các DN Việt Nam tham khảo triển khai. Thúc đẩy đổi mới sáng tạo và phát triển bền vững là hai yếu tố cần song hành để đạt được các mục tiêu kinh doanh đồng thời giải quyết các vấn đề xã hội.
![]() |
Đại diện các hiệp hội, DN, chuyên gia trao đổi tại diễn đàn |
Ông Nguyễn Trung Anh, Giám đốc Nghiên cứu phát triển và phát triển bền vững Tập đoàn PAN chia sẻ: Chiến lược phát triển bền vững hài hoà lợi ích kinh tế, môi trường và xã hội xuất phát từ chính nhu cầu nội tại của công ty nhằm tối ưu hoá các nguồn lực.
Bên cạnh đó, đây cũng là yêu cầu từ phía các khách hàng, đối tác, đặc biệt là các khách hàng châu Âu.
Theo ông Vũ Chí Công, Giám đốc, Trưởng bộ phận ESG, Tập đoàn Vinacapital: Nghịch lý là nguồn vốn xanh hiện nay khá nhiều nhưng không có địa chỉ để đầu tư. Vấn đề là tính sẵn sàng về thông tin của các doanh nghiệp. Việc kiểm kê thông tin, lưu trữ thông tin, công cố thông tin chưa được doanh nghiệp quan tâm. Nếu doanh nghiệp không có đầy đủ thông tin, dữ liệu thì các quỹ đầu tư không thể tiếp cận được.
“Thách thứ lớn nhất chính là nguồn nhân lực để thực hiện. Nhân lực chuyển đổi xanh hiện nay yếu và thiếu, chính vì vậy Chính phủ và các cơ sở đào tạo phải quan tâm đào đạo đội ngũ nguồn nhân lực này”- ông Công nhận định.
Đứng trước các yêu cầu về phát triển bền vững, ông Nguyễn Quang Vinh Phó Chủ tịch VCCI, Chủ tịch VBCSD cho rằng cộng đồng cần định nghĩa lại thành công không chỉ nằm ở các con số tài chính mà giờ đây còn bao gồm khả năng thích ứng, chống chịu và phục hồi trước những thách thức chưa từng có trong tiền lệ. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần gắn kết thành công và tăng trưởng dài hạn với lợi ích bền vững của cộng đồng, xã hội và môi trường.
Tin liên quan
Tin khác

Thu thuế qua sàn Thương mại điện tử vẫn còn nhiều thách thức

Bộ Xây dựng cắt giảm tối thiểu 30% điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết

Sản lượng khai thác dầu khí của PVEP đạt 24,69 triệu tấn giai đoạn 2020-2025

Bình tĩnh trước khó khăn để củng cố sức mạnh nội tại

Ứng dụng AI trong kinh doanh và quảng bá sản phẩm

Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp

Thúc đẩy cải cách, tăng tính minh bạch và củng cố niềm tin nhà đầu tư

Gia tăng ứng dụng AI trong lĩnh vực tài chính

Hà Nội đưa mô hình tư vấn miễn phí hỗ trợ thành lập doanh nghiệp vào hoạt động
