Cuộc chiến giành lại bãi biển
![]() | Đà Nẵng quyết giữ sạch biển |
![]() | Bãi biển bị bỏ quên |
Những năm qua, tại Đà Nẵng và Quảng Nam có quá nhiều bất cập trong việc cấp đất cho các chủ đầu tư xây dựng các khu resort ven biển. Sự hình thành các khu resort dọc bờ biển đã bít gần như tất cả các lối xuống bãi biển, làm ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi chung của tất cả người dân địa phương và du khách. Nó làm đảo lộn cuộc sống của người dân ven bờ từ việc làm, sinh kế, văn hóa cộng đồng, đến vui chơi giải trí…
![]() |
Người dân phải đi hàng chục km mới có bãi tắm công cộng |
Dọc tuyến đường ven biển nối dài từ bán đảo Sơn Trà (Đà Nẵng) đến tận Cửa Đại – Hội An (Quảng Nam), bãi biển công cộng, nơi mà người dân được quyền hưởng thụ, chỉ còn đếm chưa đủ các ngón tay. Chính những bất cập này đã gây bức xúc trong dư luận xã hội địa phương bấy lâu nay. Đó là sự yếu kém của chính quyền các địa phương trong công tác quy hoạch, tầm nhìn phát triển cộng đồng dân cư, không gian đô thị và cả môi trường sống…
Điều này đã vô hình trung tạo cơ hội cho các chủ đầu tư ngang nhiên sở hữu cả một khu vực bãi biển rộng lớn chỉ để phục vụ cho chính hoạt động kinh doanh của họ.
Trước việc DN ngang nhiên dựng rào chắn hết lối xuống biển của cộng đồng dân cư thuộc phường Hòa Hiệp Nam quận Liên Chiểu (Đà Nẵng), ngày 20/3/2018, hàng chục người dân tập trung bên ngoài dự án Lancaster Nam Ô do Tập đoàn Trung Thủy làm chủ đầu tư, để phản đối việc DN này dựng hàng rào chắn, chặn đường ra biển, cản trở trực tiếp đến mưu sinh của người dân.
Dự án này trước đây được UBND TP. Đà Nẵng giao cho Công ty cổ phần Thương mại Du lịch đầu tư Cù Lao Chàm làm chủ đầu tư. Nhưng vào tháng 3/2010, UBND TP. Đà Nẵng lúc bấy giờ có quyết định chuyển đổi chủ đầu tư dự án sang cho Công ty cổ phần Tập đoàn Trung Thủy.
Đến tháng 9/2010, UBND TP. Đà Nẵng tiếp tục ra Quyết định về việc quy định giá đất để thu tiền giao quyền sử dụng đất dự án này đối với Công ty cổ phần Tập đoàn Trung Thủy theo phân loại đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp để thu tiền giao quyền sử dụng 10ha trong tổng diện tích khoảng 36ha đất quy hoạch dự án Khu đô thị sinh thái Nam Ô, với mức giá 70 tỷ đồng. Đồng thời, với đơn giá trên, UBND TP. Đà Nẵng chịu hoàn toàn chi phí đền bù, giải tỏa và bố trí tái định cư cho dự án.
Không những vậy, theo nội dung của quyết định, Công ty cổ phần Tập đoàn Trung Thủy ký hợp đồng giao đất với Công ty Quản lý và khai thác đất Đà Nẵng, diện tích 10ha, cùng tổng giá trị hợp đồng 70 tỷ đồng. Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày ký hợp đồng, phía Tập đoàn Trung Thủy nộp đủ số tiền sẽ được giảm 10% tổng số tiền sử dụng đất phải nộp.
Sau khi hợp đồng được lập, đến tháng 11/2010, một lần nữa dự án được chính quyền Đà Nẵng chấp thuận để Tập đoàn Trung Thủy chuyển đổi Chủ đầu tư dự án sang cho Công ty cổ phần Trung Thủy - Đà Nẵng. Ngày 24/11/2010, Công ty cổ phần Trung Thủy - Đà Nẵng nộp số tiền 63 tỷ đồng thay vì 70 tỷ theo hợp đồng do được miễn giảm 10% tiền sử dụng đất.
Trước những bức xúc của người dân, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Trương Quang Nghĩa đã xuống hiện trường thị sát vụ việc. Ông cũng giao quận Liên Chiểu phải xem xét lại dự án vì rất lâu rồi chưa triển khai. Bãi biển của cộng đồng, phải có đường đi xuống cho dân.
Ông Nghĩa chỉ đạo, phải giải tỏa ngay hàng rào khu vực trên; những nơi nguy hiểm ở ghềnh đá, bãi biển thì phải có biển báo cho dân biết chứ không được rào.
Có thể nói đây là bài học đắt giá tại các dự án nghỉ dưỡng ven biển được xây dựng trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn. Dọc từ bãi biển Mỹ Khuê đến với giáp Quảng Nam dài hàng chục kilomet chỉ còn sót lại 1 bãi tắm công cộng là bãi Non Nước. Phần bãi biển còn lại đã rơi vào phần đất kinh doanh của các chủ khách sạn, vì tất cả lối xuống đều bị bịt kín ngay khi chính quyền địa phương giao đất cho các DN.
Vậy nên, không riêng dự án khu du lịch Nam Ô, đối với tất cả các dự án đã hình thành, chính quyền Đà Nẵng phải nhanh chóng khắc phục những tồn tại, bằng cách phối hợp với các DN có hướng giải quyết để xây dựng các bãi tắm công cộng cho người dân và du khách. Có như vậy mới hài hòa lợi ích giữa phát triển kinh tế và nâng cao đời sống của người dân địa phương.
Tin liên quan
Tin khác

Đặc sắc chương trình áo dài nghệ thuật “Hương sắc Việt Nam”

Bộ Xây dựng dự thảo Quy hoạch tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh

Dự thảo Nghị định về giao dịch điện tử trong lĩnh vực BHXH và CSDLQG về bảo hiểm

Làm sao để chuyển đổi xanh trong du lịch hiệu quả?

Dầu gội trị chấy Aladin của Sao Thái Dương bị đình chỉ, thu hồi khẩn cấp do không đạt chất lượng

Hội chợ du lịch quốc tế quy mô nhất Việt Nam sẽ diễn ra tại TP. Hồ Chí Minh

Hanoi Metro phục vụ gần 5 triệu lượt hành khách trong quý I

Hơn 600 tổ chức, doanh nghiệp tham gia xúc tiến, quảng bá du lịch tại VITM Hà Nội 2025

NHNN Khu vực 2 sửa chữa và bàn giao nhà cho người dân Cần Giờ
