Cùng trải nghiệm du lịch 4.0
![]() | Số hóa: Mở cửa đón nhận hay cài then để tụt hậu? |
![]() | Ngành du lịch bỏ phí khách tàu năm sao |
Chưa bao giờ việc tìm đặt tour lại dễ dàng và chủ động đến vậy, chỉ cần một thao tác “chạm” QR code được tích hợp sẵn trong chương trình tour thay vì tìm kiếm trên các tờ rơi chương trình, hay thông qua các công ty lữ hành, tổ chức kinh doanh. Mọi thông tin du lịch trong và ngoài nước mỗi người đều có thể tra cứu mọi lúc mọi nơi trên website của công ty lữ hành, từ chủ động đặt vé máy bay, khách sạn, làm visa, tự quyết định lịch trình cũng như hình thức thanh toán.
![]() |
Trải nghiệm thực tế ảo trước khi đi du lịch – tăng sức hấp dẫn cho điểm đến |
Đón đầu xu thế này, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 08-NQ/TW về phát triển du lịch trở thành nền kinh tế mũi nhọn vào năm 2020. Và Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 16/CT-TTg về việc tăng cường năng lực tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và giảm thiểu những tác động tiêu cực của làn sóng này ở Việt Nam, trong đó nêu rõ du lịch là một trong những ngành kinh tế được ưu tiên xây dựng chiến lược chuyển đổi số, nhằm thúc đẩy du lịch thông minh phát triển.
Hiểu được điều đó, nhằm, đón đầu cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, trên cơ sở nhu cầu, thế mạnh hiện có, Tổng cục Du lịch đang đẩy mạnh triển khai kế hoạch ứng dụng công nghệ quảng bá bằng du lịch điện tử (E-Marketing), trong đó, định hướng xây dựng E-Marketing để hướng tới du khách. Bởi khách du lịch đa dạng đến từ nhiều thị trường với ngôn ngữ khác nhau nên các sản phẩm e-marketing cũng phải hướng tới tiếp cận càng nhiều thị trường càng tốt.
Khi có công nghệ hỗ trợ, ngành du lịch sẽ kết nối liên tục, tạo thuận lợi để du khách tự tìm kiếm thông tin, bố trí lịch đi và đến hợp lý, ở lại lâu hơn, mua sắm nhiều hơn.
Giới chuyên gia nhìn nhận, du lịch trực tuyến đang làm biến đổi trong kinh doanh của ngành du lịch. Nếu như trước đây, muốn bán một tour du lịch, tiếp thị quảng bá một điểm đến, doanh nghiệp du lịch phải phát tờ rơi, tổ chức các chương trình giới thiệu... thì nay những hình ảnh đó đều được đưa lên Internet để tiếp cận khách hàng. Mọi phản ánh của du khách sẽ được tham vấn, xử lý trực tuyến, không mất nhiều thời gian.
Cụ thể, HanoiRedtour kết hợp với nhà dịch vụ thực tế ảo chuyển thành công nghệ 3D để du khách có thể trải nghiệm thực tế điểm đến tại chỗ. Không cần phải gửi qua gửi lại email nhiều lần, mỗi khi vào trang web của HanoiRedtour thì đã có “nhân viên” để sẵn sàng trao đổi online trực tiếp với khách, có thể online trao đổi bằng tiếng, bằng hình hoặc bằng chat. Và có thể bằng nhiều thứ tiếng khác nhau…
Thêm nữa, vấn đề thanh toán chuyển khoản truyền thống cũng được công nghệ hỗ trợ tốt nhất, nhanh hơn và quan trọng là an toàn hơn. Bởi, thông thường, thanh toán phải điền nhiều thông tin – điền nhiều như vậy chắc chắn dễ bị nhầm lẫn. Nay chỉ cần quét mã QR, thông tin về chương trình tour, điều kiện, điều khoản kể cả số tài khoản thanh toán, số tiền cần thanh toán… máy sẽ tự động thực hiện.
Khi dịch vụ được hỗ trợ tốt hơn sẽ tăng độ thỏa mãn của du khách và thúc đẩy họ quay lại. Chính vì vậy ngành du lịch buộc phải chuyển đổi số, ứng dụng các giải pháp công nghệ thông tin hiện đại, tiện ích, hướng tới hình thành một hệ thống tích hợp và trao đổi dữ liệu du lịch thông minh, qua đó tạo giá trị gia tăng cho sản phẩm và dịch vụ du lịch Việt.
Về phía các doanh nghiệp, du lịch trực tuyến đã giúp giảm đáng kể thời gian, công sức nhân viên cũng như ban quản lý, tăng khả năng quản trị, thêm doanh thu bán hàng cho các kênh online và đại lý bán lẻ, ông Nguyễn Công Hoan, Hanoiredtour cho biết thêm.
Những trải nghiệm này, du lịch nhiều quốc gia như Nhật Bản, Hàn Quốc, Indonesia… đã làm khá tốt khiến du khách được trải nghiệm thực tế ảo ngay tại Hội chợ VITM 2018 này. Tận dụng mạng internet, Nhật Bản tiếp tục giới thiệu trang fanpage Vietnam “Tokyo trip with Tokyo Metro” bằng tiếng Việt trên facebook nhằm cung cấp thêm phương thức đi lại, tham quan tại thủ đô Tokyo bằng tàu điện ngầm cho khách hàng Việt Nam.
Đặc biệt, vé tàu không có giới hạn về số lần đi tàu trong thời gian trên và khi sử dụng, khách du lịch sẽ được cung cấp các thông tin liên quan về các điểm du lịch tại Tokyo và dùng wifi miễn phí tại các sân ga.
Tận dụng những lợi ích của cách mạng 4.0 mang lại, ngành du lịch đang hướng tới cá nhân hóa tiêu dùng của du khách. Dẫn chứng từ Diễn đàn Du lịch trực tuyến nằm trong khuôn khổ Hội chợ Du lịch quốc tế Việt Nam (VITM) 2018, cho thấy: Tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử của Việt Nam năm 2017 đạt trên 25%. Đáng chú ý là tốc độ tăng trưởng của du lịch trực tuyến lên lới 50%, gấp đôi tốc độ tăng trưởng chung của thương mại điện tử.
Một khảo sát với khách du lịch quốc tế đến Việt Nam năm 2017 cho biết: Có tới 71% du khách tham khảo thông tin điểm đến trên internet; 64% đặt chỗ và mua dịch vụ trực tuyến trong chuyến đi đến Việt Nam. Với sự phát triển nhanh chóng của thương mại điện tử và du lịch, giới chuyên gia dự báo các tỷ lệ này sẽ còn tăng mạnh trong giai đoạn tới.
Đây là lần thứ hai Diễn đàn du lịch trực tuyến Việt Nam được tổ chức trong khuôn khổ Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam (VITM) 2018 nên đặc biệt thu hút sự tham gia đông đảo của nhiều cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân hoạt động trong lĩnh vực du lịch, thương mại điện tử. Cụ thể, có trên 670 doanh nghiệp lữ hành, khách sạn, dịch vụ du lịch, trung tâm xúc tiến du lịch từ 21 quốc gia và vùng lãnh thổ, 45 tỉnh, thành phố của Việt Nam tham gia.
Riêng chủ đề của hội chợ năm nay - “Du lịch trực tuyến - Du lịch Việt Nam hướng tới công nghiệp 4.0” cũng đủ thể hiện rõ sự hưởng ứng mạnh mẽ, quyết liệt của ngành du lịch với chủ trương ứng dụng nhanh công nghệ 4.0 trong phát triển kinh tế của Chính phủ, khẳng định du lịch sẽ là một trong những ngành tiên phong ứng dụng nhanh và hiệu quả công nghệ thông tin trong mọi hoạt động.
Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội Du lịch Việt Nam Vũ Thế Bình khẳng định, để du lịch Việt Nam phát triển thành ngành kinh tế mũi nhọn phải thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó cần ưu tiên phát triển du lịch trực tuyến, ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động du lịch mới hy vọng thu được lợi ích cao.
Du lịch trực tuyến sẽ tạo điều kiện thuận lợi nhất cho du khách, không chỉ tạo kết nối trực tiếp giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp, giữa doanh nghiệp với du khách, mà còn phục vụ công tác quản lý, điều hành, kết nối thông tin với các địa phương, doanh nghiệp; Phối hợp xây dựng các sản phẩm, dịch vụ…
Được biết định hướng này của Tổng cục Du lịch đang nhận được sự hỗ trợ mạnh mẽ từ Hội đồng Tư vấn du lịch. Du khách Việt đang ngóng được trải nghiệm du lịch 4.0.
Tin liên quan
Tin khác

Đặc sắc chương trình áo dài nghệ thuật “Hương sắc Việt Nam”

Tổng Giám đốc NHCSXH được Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng tặng Bằng khen

Bộ Xây dựng dự thảo Quy hoạch tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh

Dự thảo Nghị định về giao dịch điện tử trong lĩnh vực BHXH và CSDLQG về bảo hiểm

Dầu gội trị chấy Aladin của Sao Thái Dương bị đình chỉ, thu hồi khẩn cấp do không đạt chất lượng

Hội chợ du lịch quốc tế quy mô nhất Việt Nam sẽ diễn ra tại TP. Hồ Chí Minh

Hanoi Metro phục vụ gần 5 triệu lượt hành khách trong quý I

NHNN Khu vực 2 sửa chữa và bàn giao nhà cho người dân Cần Giờ

TP. Hồ Chí Minh gấp rút hoàn thiện công tác chuẩn bị cho đại lễ 30/4
