agribank-vietnam-airlines

Công trình phụ trợ trên đất nông nghiệp gặp khó

Thạch Bình
Thạch Bình  - 
Nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã nông nghiệp tại TP.Hồ Chí Minh đề xuất kéo dài quy định cho phép xây dựng công trình phụ trợ trên đất nông nghiệp. Trong khi các chuyên gia cho rằng địa phương có thể vận dụng cơ chế chính sách đặc thù để tiếp tục hoạt động này.
aa

Hàng trăm công trình chờ giấy phép

Theo phản ánh của nhiều doanh nghiệp và hợp tác xã (HTX) nông nghiệp trên địa bàn TP.Hồ Chí Minh, thời gian qua do hoạt động thí điểm xây dựng công trình phụ trợ trên đất nông nghiệp tại địa phương phải ngưng lại theo chỉ đạo của Bộ Tư pháp, nên hàng trăm đơn vị hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, thương mại nông nghiệp gặp khó khăn không thể mở rộng sản xuất, kinh doanh.

Đại diện Công ty TNHH MTV Bò sữa TP.Hồ Chí Minh cho biết, doanh nghiệp này đã gửi đơn đề nghị cho xây dựng nhà tiền chế diện tích 1000 m2 để chứa phân bón, sơ chế nông sản và làm nhà đặt máy bơm nước trên đất nông nghiệp. Tuy nhiên, nhiều tháng qua vẫn chưa được cơ quan chức năng tại Củ Chi chấp thuận. Doanh nghiệp cũng đã gửi kiến nghị UBND thành phố cho thu hồi toàn bộ diện tích hơn 37 ha mà đơn vị đang được giao để trồng chuối và ca cao. Vì nếu nếu không được phép xây dựng các công trình phụ trợ, thì công ty không thể tiến hành sản xuất, kinh doanh.

Tương tự, tại Bình Chánh và TP. Thủ Đức hàng loạt các HTX, như HTX Nông nghiệp Tuấn Ngọc, HTX Nông nghiệp Phước An… cũng bày tỏ những vướng mắc liên quan đến xây dựng công trình phụ trợ trên đất nông nghiệp.

Cụ thể, HTX Tuấn Ngọc, hiện đang xin phép cho xây dựng nhà màng, nhà lưới trên đất nông nghiệp tại huyện Củ Chi nhưng chưa được chấp thuận. Do đó, đơn vị đang tính đến việc chuyển về Ninh Thuận, vì địa phương này cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp để xây dựng nhà màng, nhà lưới.

Trong khi đó, ông Trần Văn Thích, Chủ tịch HĐQT HTX Nông nghiệp Phước An cho biết, hiện việc xin phép xây dựng nhà màng, nhà lưới của HTX này cũng bị chững lại. “HTX đã gửi đơn lên UBND xã, huyện đề nghị được giải quyết khó khăn nhưng chưa có phản hồi. Nhiều xã viên đã phải chuyển đổi sang nghề khác hoặc bán đất”, ông Thích thông tin.

Theo ghi nhận của Thời báo Ngân hàng, từ khi TP.Hồ Chí Minh ban hành Công văn số 3680/UBND-ĐT vào cuối tháng 9/2020 (về thí điểm xây dựng công trình phục vụ sản xuất nông nghiệp trên đất nông nghiệp khác và phi nông nghiệp khác), đã có vài trăm công trình phụ trợ như nhà màng, nhà lưới, nhà sơ chế, đóng gói, công trình phụ… được các doanh nghiệp và HTX xây dựng tại các huyện Củ Chi, Cần Giờ và Nhà Bè.

Tháng 9/2022, Sở Xây dựng TP.Hồ Chí Minh cũng đã có công văn đề nghị tiếp tục mở rộng địa bàn thí điểm chính sách này tại các huyện Bình Chánh và Hóc Môn, đồng thời kéo dài thời gian thí điểm đến hết năm 2025. Tính đến nay đã có hàng nghìn công trình được các doanh nghiệp, HTX đề xuất xây dựng mới. Trong đó, riêng Bình Chánh và Hóc Môn đã có trên 1.100 trường hợp có nhu cầu.

Nhu cầu xây dựng các công trình phụ trợ, nhà sơ chế nông sản trên đất nông nghiệp của các DN, HTX hiện nay rất lớn
Nhu cầu xây dựng các công trình phụ trợ, nhà sơ chế nông sản trên đất nông nghiệp của các DN, HTX hiện nay rất lớn

Vận dụng cơ chế đặc thù để nối tiếp chính sách

Theo Sở Xây dựng TP.Hồ Chí Minh, sở dĩ hoạt động thí điểm xây dựng công trình phục vụ sản xuất nông nghiệp trên đất nông nghiệp theo Công văn số 3680/UBND-ĐT bị ngừng lại là vì thời gian qua, Bộ Tư pháp đã có văn bản nhắc nhở nội dung Công văn số 3680 là không phù hợp với hệ thống văn bản pháp luật hiện hành. Ngoài ra, mặc dù Luật Đất đai có quy định đất nông nghiệp khác được xây dựng nhà màng, nhà lưới, kho chứa nông sản… Tuy nhiên, hiện nay các quận, huyện tại TP.Hồ Chí Minh đều chưa quy hoạch đất nông nghiệp khác và đất phi nông nghiệp khác. Do đó, đề xuất thí điểm cho phép xây dựng trên đất nông nghiệp khác của thành phố không có cơ sở pháp lý để thực hiện.

Tuy nhiên, sau đó, hầu hết các quận, huyện đều kiến nghị UBND TP.Hồ Chí Minh nghiên cứu cho tiếp tục chính sách này. Do nhu cầu xây dựng các công trình phụ trợ phục vụ nuôi, trồng, sản xuất nông nghiệp quy mô nhỏ của các doanh nghiệp, HTX là rất lớn và việc tạm ngừng chính sách này sẽ khiến nhiều tổ chức kinh tế nông nghiệp không mở rộng được sản xuất, kinh doanh. Từ đó ảnh hưởng đến kết quả triển khai những chính sách ưu đãi đầu tư lĩnh vực nông nghiệp và chuyển dịch kinh tế nông nghiệp đô thị.

Ở góc độ pháp lý, theo Sở Xây dựng TP.Hồ Chí Minh, hiện địa phương đang xây dựng quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2021-2030. Vì thế các quận huyện cần rà soát lại nhu cầu và đề xuất đưa diện tích đất phục vụ các công trình phụ trợ vào đất nông nghiệp khác để không vướng chuyển đổi mục đích sử dụng về sau.

Trước mắt, theo các chuyên gia, UBND các quận, huyện cần tổ chức rà soát các trường hợp thí điểm xây dựng công trình phụ trợ trên đất nông nghiệp. Từ đó đánh giá tác động để có hướng kiến nghị UBND xử lý. Trong trường hợp bãi hiệu lực của Công văn số 3680/UBND-ĐT thì cần tính toán đến việc xử lý các công trình đã xây dựng.

Được biết, giữa tháng 9 vừa qua, để tìm kiếm các giải pháp tháo gỡ khó khăn đối với vấn đề xây dựng công trình phụ trợ trên đất nông nghiệp, UBND TP.Hồ Chí Minh đã làm việc với một số địa phương, sở ngành chức năng.

Tại cuộc họp này, nhiều chuyên gia cho rằng hiện nay, TP.Hồ Chí Minh đang bắt đầu triển khai các cơ chế chính sách đặc thù theo Nghị quyết 98/2023 của Quốc hội. Vì thế, các sở, ngành có thể vận dụng chính sách mới này để hướng dẫn thí điểm hoạt động xây dựng các công trình phụ trợ phục vụ sản xuất nông nghiệp.

Theo đó, có thể nghiên cứu các cơ chế kết hợp chính sách khuyến khích phát triển du lịch sinh thái với các quy định cho phép xây dựng các công trình phục vụ du lịch nông nghiệp; quy định rõ ràng các loại hình công trình phụ trợ được xây dựng trên đất nông để có hướng đề xuất thí điểm theo cơ chế đặc thù, đồng thời đưa ra các chế tài cụ thể để xử lý các trường hợp biến tướng, lợi dụng chính để trục lợi.

Thạch Bình

Tin liên quan

Tin khác

Hướng đi mới trong phát triển thị trường carbon Việt Nam

Hướng đi mới trong phát triển thị trường carbon Việt Nam

Việt Nam đang từng bước định hình thị trường carbon nội địa, hướng tới mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. Trong diễn đàn Thị trường Carbon Việt Nam năm 2025 vừa qua, Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã đưa ra đề xuất cho phép doanh nghiệp được mua đến 30% tín chỉ carbon trên tổng hạn ngạch phát thải để bù trừ. Đây là một bước điều chỉnh mạnh mẽ so với mức 10% như dự thảo ban đầu, được kỳ vọng tạo điều kiện cho doanh nghiệp chuyển đổi xanh một cách linh hoạt và khả thi hơn.
TP. Hồ Chí Minh nhân rộng mô hình nông nghiệp sinh thái

TP. Hồ Chí Minh nhân rộng mô hình nông nghiệp sinh thái

UBND TP. Hồ Chí Minh vừa yêu cầu Hội Nông dân thành phố tổ chức tập huấn, tuyên truyền sâu rộng đến hội viên nhằm mục tiêu thay đổi tư duy sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp. Theo đó, xây dựng, nhân rộng sản xuất “nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại và nông dân văn minh”, nâng cao vai trò, vị thế, năng lực làm chủ, cải thiện toàn diện đời sống vật chất của người dân nông thôn.
[Infographic] Kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản tăng trưởng 13%

[Infographic] Kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản tăng trưởng 13%

Theo Bộ Nông nghiệp và Môi trường, kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản của Việt Nam trong tháng 3/2025 ước đạt 6,14 tỷ USD, nâng tổng giá trị xuất khẩu cả quý I lên 15,72 tỷ USD, tăng 13,1% so với cùng kỳ năm trước.
Kon Tum đẩy mạnh đầu tư, thúc đẩy tăng trưởng

Kon Tum đẩy mạnh đầu tư, thúc đẩy tăng trưởng

Trong bối cảnh nền kinh tế cả nước đang phải đối mặt với nhiều thách thức, việc đẩy mạnh đầu tư công trở thành một trong những giải pháp quan trọng để đạt được mục tiêu tăng trưởng bền vững. “Tại Kon Tum, tỉnh miền núi Tây Nguyên, công tác này đang được nỗ lực thực hiện với mục tiêu đạt tốc độ tăng trưởng GRDP 2 con số vào năm 2025”.
Tiên phong trong nhận ủy thác vốn tín dụng chính sách

Tiên phong trong nhận ủy thác vốn tín dụng chính sách

Theo Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) chi nhánh TP. Hà Nội, tính đến cuối tháng 2/2025, tổng dư nợ các chương trình tín dụng trên địa bàn đạt 16.794 tỷ đồng với 269.415 khách hàng đang vay vốn, tăng 227 tỷ đồng so với đầu năm. Trong đó, dư nợ ủy thác qua các tổ chức chính trị - xã hội chiếm trên 99,9%, với sự tham gia của Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh và Đoàn thanh niên.
Ngư dân Thanh Hóa trúng mùa cá trích, thu nhập tăng cao

Ngư dân Thanh Hóa trúng mùa cá trích, thu nhập tăng cao

Những ngày đầu tháng Tư, không khí lao động tại nhiều địa phương ven biển tỉnh Thanh Hóa như TP. Sầm Sơn, huyện Hoằng Hóa, Quảng Xương, Hậu Lộc… trở nên nhộn nhịp khi ngư dân bước vào mùa đánh bắt cá trích. Đây được xem là thời điểm mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho bà con vùng biển.
Phân bổ nguồn vốn đầu tư cho 3 chương trình mục tiêu quốc gia tránh chồng chéo, dàn trải

Phân bổ nguồn vốn đầu tư cho 3 chương trình mục tiêu quốc gia tránh chồng chéo, dàn trải

Chiều 31/3, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà, Phó Thủ tướng Mai Văn Chính đã chủ trì cuộc làm việc trực tiếp kết hợp trực tuyến với các bộ, ngành, địa phương về tình hình, kết quả thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia: Xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững, phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) Đào Minh Tú dự và phát biểu tại buổi làm việc.
Xuất cấp 1.453 tấn gạo cho 3 tỉnh dịp giáp hạt đầu năm 2025

Xuất cấp 1.453 tấn gạo cho 3 tỉnh dịp giáp hạt đầu năm 2025

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc vừa ký Quyết định số 693/QĐ-TTg ngày 31/3/2025 về việc xuất cấp gạo từ nguồn dự trữ quốc gia cho các tỉnh dịp giáp hạt đầu năm 2025.
Giá gạo xuất khẩu tiếp tục tăng trong 2 tuần liên tiếp

Giá gạo xuất khẩu tiếp tục tăng trong 2 tuần liên tiếp

Gạo thơm và gạo chất lượng cao vẫn đang là lợi thế cho Việt Nam để giữ giá xuất khẩu cao, không bị áp lực cạnh tranh.
Xuất khẩu rau quả giảm trong 3 tháng liên tiếp

Xuất khẩu rau quả giảm trong 3 tháng liên tiếp

Trái ngược hoàn toàn so với năm 2024, xuất khẩu rau quả Việt Nam đang đối mặt với xu hướng giảm liên tiếp trong ba tháng đầu năm 2025.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data