Công tác tư pháp đã chuyển biến tích cực
Theo đại biểu Tô Văn Tám, đoàn Kon Tum, để đảm bảo và duy trì các hoạt động của đời sống xã hội trong vòng trật tự thì phải có hai yếu tố cơ bản, đó là pháp luật và công lý. Từ 1/10/2015 đến 30/9/2020, Tòa án nhân dân đã thụ lý trên 2,4 triệu vụ việc, giải quyết được trên 2,3 triệu vụ việc, đạt tỷ lệ 97%; chất lượng xét xử được tiếp tục đảm bảo. Trong đó, đáng lưu ý từ báo cáo “chưa phát hiện kết án oan người không có tội” tại kỳ họp thứ 10 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao đến khẳng định “không để xảy ra kết án oan người không có tội” tại báo cáo tổng kết kỳ họp lần này.
“Đây là một sự khác biệt về chất. Thực thi bảo vệ công lý các hoạt động xét xử Tòa án không chỉ thể hiện trong việc đảm bảo bảo vệ quyền con, người quyền công dân mà còn góp phần kiểm soát quyền lực nhà nước thông qua các phán quyết của mình trong các vụ án hành chính”, đại biểu Tô Văn Tám phát biểu và nhấn mạnh "Khi đứng trước tòa với tư cách là đương sự hay bị can, bị cáo, con người đang đòi hỏi và tìm đến sự công bằng, nghiêm minh của công lý. Sau mỗi bản án của tòa án là sinh mệnh của một con người. Sinh mệnh đó có thể là danh dự, nhân phẩm có thể là sinh mệnh chính trị dân sự và thậm chí là sinh mạng sống của chính họ.
Đại biểu Nguyễn Thị Thủy, đoàn Bắc Kạn đánh giá, các cơ quan tư pháp đã đấu tranh hiệu quả hơn với tội phạm và hành vi vi phạm pháp luật. Trong nhiệm kỳ này, tổng số án các loại thụ lý xét xử tăng tới 34%, trong đó nhiều vụ án đã đi vào lịch sử tố tụng nước ta, bởi quy mô lớn và tính chất đặc biệt nghiêm trọng.
![]() |
Đại biểu Nguyễn Thị Thủy, đoàn Bắc Kạn phát biểu tại hội trường Quốc hội |
Trong đó, nhiều vụ án số tiền bị tội phạm chiếm đoạt đã không dừng ở số con số vài trăm tỷ đồng mà đã lên đến hàng nghìn, thậm chí là hàng chục nghìn tỷ đồng. Nhiều vụ án số bị cáo tham gia đã không dừng ở con số vài ba bị cáo mà đã có sự câu kết của hàng chục thậm chí là gần 100 bị cáo trong cùng một vụ án.
“Tại nhiệm kỳ này, lịch sử tố tụng của nước ta cũng lần đầu tiên ghi nhận đã cho bị can được đọc tài liệu trong hồ sơ vụ án. Hiện nay việc này đã đi vào nền nếp và qua đó đã bảo đảm quyền hiến định của người bị buộc tội. Đó là quyền được đọc tài liệu trong hồ sơ vụ án để thực hiện quyền tự bào chữa trong trường hợp mà không có người bào chữa không có tiền để mời người bào chữa”, đại biểu Nguyễn Thị Thủy nêu rõ.
Đại biểu đoàn Bắc Kạn cũng đánh giá cao việc Tòa án tối cao đã tiến hành công khai các bản án trên mạng internet và lập ra các tiện ích điện tử để giúp cho người dân có thể tham gia ý kiến hoặc đánh giá về bản án. Bà cho rằng là việc công khai các bản án trên mạng là một quyết định rất dũng cảm của hệ thống tòa án. Chắc chắn kèm với đó, chất lượng của các thẩm phán, chất lượng của các bản án sẽ ngày càng nâng cao, sau khi tiếp thu các ý kiến đóng góp hợp lý của người dân.
Trước đó, báo cáo công tác của các Tòa án trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIV trước Quốc hội, Chánh án Tòa án nhân dân Tối cao Nguyễn Hòa Bình đánh giá "các tòa án đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ" Quốc hội giao, trong bối cảnh số lượng công việc tăng (bình quân mỗi năm khoảng 8%) và phải tinh giản biên chế.
Trong 5 năm, các tòa án đã thụ lý 2,4 triệu vụ việc, giải quyết được 2,37 vụ việc (đạt 97,6%), so với nhiệm kỳ trước, thụ lý tăng hơn 624.500 vụ việc. Tỷ lệ bản án, quyết định bị hủy, sửa do nguyên nhân chủ quan hàng năm đều dưới 1,5%, đạt chỉ tiêu Nghị quyết của Quốc hội. Việc xét xử các vụ án hình sự của tòa án đạt 99,5%; giải quyết các vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh thương mại và lao động đạt 97,3%, vượt chỉ tiêu Nghị quyết của Quốc hội.
"Trong nhiệm kỳ, ngành toà án không để xảy ra trường hợp kết án oan. Việc giải quyết, xét xử các vụ việc dân sự, vụ án hành chính đúng pháp luật", ông Nguyễn Hoà Bình khẳng định.
Viện trưởng Kiểm sát nhân dân (VKSND) Tối cao Lê Minh Trí thì cho biết, số vụ án hình sự đã khởi tố tăng so với nhiệm kỳ trước. Trong đó nhiều vụ án xâm phạm trật tự quản lý kinh tế xảy ra trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, đầu tư công gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. Tội phạm sử dụng công nghệ cao, nhất là các hành vi lừa đảo, tổ chức đánh bạc qua mạng internet tăng. Tội phạm về ma túy tăng nhiều nhất, số vụ án có tính chất, quy mô lớn được phát hiện ngày càng nhiều. Tội phạm về tham nhũng, chức vụ tuy giảm nhưng có nhiều vụ án gây thiệt hại đặc biệt lớn và nhiều bị can từng giữ chức vụ cao trong cơ quan Đảng, Nhà nước.
Nhiệm kỳ vừa qua, số vụ án được Cơ quan điều tra VKSND Tối cao phát hiện, khởi tố và điều tra tăng 34,3% so với nhiệm kỳ trước. VKSND Tối cao đã tập trung giải quyết các vụ án về tham nhũng, kinh tế; phối hợp với các cơ quan tố tụng tăng cường biện pháp thu hồi tài sản bị chiếm đoạt. Kết quả tổng số tài sản thu hồi trong các vụ án tham nhũng đạt gần 80.000 tỷ đồng.
Tin liên quan
Tin khác

Đặc sắc chương trình áo dài nghệ thuật “Hương sắc Việt Nam”

Tổng Giám đốc NHCSXH được Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng tặng Bằng khen

Bộ Xây dựng dự thảo Quy hoạch tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh

Dự thảo Nghị định về giao dịch điện tử trong lĩnh vực BHXH và CSDLQG về bảo hiểm

Làm sao để chuyển đổi xanh trong du lịch hiệu quả?

Dầu gội trị chấy Aladin của Sao Thái Dương bị đình chỉ, thu hồi khẩn cấp do không đạt chất lượng

Hội chợ du lịch quốc tế quy mô nhất Việt Nam sẽ diễn ra tại TP. Hồ Chí Minh

Hanoi Metro phục vụ gần 5 triệu lượt hành khách trong quý I

Hơn 600 tổ chức, doanh nghiệp tham gia xúc tiến, quảng bá du lịch tại VITM Hà Nội 2025
