Còn nhiều băn khoăn về tuổi nghỉ hưu
![]() | Tăng tuổi nghỉ hưu, giờ làm thêm tối đa: Đề xuất 2 phương án |
![]() | Tăng tuổi nghỉ hưu: Vì mục tiêu dài hạn hơn vấn đề ngắn hạn |
![]() |
Ảnh minh họa |
Chốt cứng trong luật hay giao Chính phủ quy định
Dự thảo Luật Lao động sửa đổi trình xin ý kiến Quốc hội lần này đưa ra 2 phương án tăng tuổi nghỉ hưu. Cả hai phương án đều đưa ra tuổi nghỉ hưu đối với nam là 62 tuổi và với nữ là 60 tuổi. Khi thảo luận, một số đại biểu nhất trí với việc cần quy định cụ thể trong luật về lộ trình tăng tuổi nghỉ hưu (phương án 1, Điều 169 của dự thảo).
Đơn cử, Đại biểu Lưu Văn Đức (Đắk Lắk) cho rằng, có như vậy mới đảm bảo sự minh bạch, rõ ràng, nhất là bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ giữa hệ thống pháp luật, cụ thể là trong mối quan hệ với quy định của Luật Bảo hiểm xã hội.
Tuy nhiên, xuyên suốt phiên thảo luận kéo dài cả ngày 23/10, cũng có rất nhiều ý kiến đóng góp không nhất trí với việc quy định chốt cứng về tuổi nghỉ hưu như phương án 1. “Việc quy định lộ trình điều chỉnh tuổi nghỉ hưu được áp dụng chung với tất cả lĩnh vực như phương án 1 theo tôi là chưa phù hợp, cần phải có lộ trình điều chỉnh tuổi nghỉ hưu khác nhau theo từng điều kiện của từng ngành nghề, tính chất công việc, từng lĩnh vực”, Đại biểu Nguyễn Hữu Chính (Hà Nội) nêu ý kiến.
Cùng quan điểm trên, Đại biểu Y Khút Niê (Đắk Lắk) cho rằng, việc tăng tuổi nghỉ hưu áp dụng chung cho các đối tượng, các lĩnh vực ngành nghề là không phù hợp. Bởi mỗi ngành nghề, lĩnh vực đều có tính chất đặc thù khác nhau và nhu cầu sức khoẻ để làm việc đạt hiệu quả khác nhau.
“Tôi đề nghị cần nghiên cứu quy định theo hướng: Đối với lao động phổ thông, lao động làm việc trong điều kiện đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm… nên giữ như Bộ luật hiện hành; Đối với lao động trí óc, lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao và một số trường hợp đặc biệt, tuỳ theo lĩnh vực cụ thể, phù hợp với nhu cầu sức khoẻ mà quy định tuổi nghỉ hưu phù hợp”, Đại biểu Y Khút Niê nói.
Bên cạnh đó, nhiều đại biểu lại nhất trí với phương án 2. “Tôi chọn phương 2. Việc quy định như thế sẽ đảm bảo tính linh hoạt, không quy định một lộ trình chung cho tất cả các nhóm đối tượng lao động có đặc điểm ngành nghề, điều kiện môi trường làm việc khác nhau”, Đại biểu Nguyễn Thị Phúc (Bình Thuận) nêu quan điểm.
Còn Đại biểu Bùi Văn Phương (Ninh Bình) dù không nêu rõ chọn theo phương án nào, nhưng cho rằng kiến nghị của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam là phù hợp với điều kiện của chúng ta hiện nay (theo đó, Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam kiến nghị công chức và một bộ phận viên chức có thể làm đến 60 tuổi đối với nữ và 62 tuổi đối với nam, còn lại phần đông những người lao động trực tiếp nặng nhọc thì nên nghỉ hưu theo quy định hiện hành là phù hợp, riêng đối với nữ có thể lên đến 58 tuổi; đồng thời đề xuất giao Chính phủ quy định chi tiết theo hướng xem xét để không tăng hoặc có lộ trình tăng chậm hơn và có các chính sách hỗ trợ linh hoạt, không gây tác động tiêu cực đến thị trường lao động).
Thêm phương án nữ 58 tuổi, nam 62 tuổi
Đại biểu Nguyễn Anh Trí (Hà Nội) qua các phân tích của mình đã lựa chọn phương án 1 nhưng ông cho rằng phương án này cần có những sửa đổi thêm. “Sửa đổi thứ nhất là với lao động nữ, tuổi nghỉ hưu chính thức nên là 58 tuổi. Đã có rất nhiều ý kiến đề xuất mức tuổi này với những kiến giải khác nhau và tôi hoàn toàn đồng ý. Chỉ xin nhấn mạnh ở đây là vì nó liên quan đến vấn đề thể lực, thể chất và thiên chức của lao động nữ”, Đại biểu Trí nói.
Bên cạnh đó, nội dung cần sửa đổi nữa là trường hợp đặc biệt thì được nghỉ sớm tối đa là 10 năm chứ không phải là 5 năm, để tạo điều kiện cho những người vì lý do công việc, sức khoẻ… được nghỉ sớm hơn; trong khi kéo dài thì không nên quá 5 năm, dù đó là nhà khoa học, năng lực chuyên môn cao.
Trong khi đó theo Đại biểu Hoàng Đức Thắng (Quảng Trị), tăng tuổi nghỉ hưu là cần thiết nhưng “đáng tiếc” là phương án nâng tuổi nghỉ hưu nam lên 62 tuổi, nữ lên 58 tuổi (tăng thêm 3 tuổi chứ không phải 5 tuổi) lại chưa được tiếp thu, giải trình, thiết kế trong dự thảo.
“Nhiều đại biểu đã có những phân tích hết sức thuyết phục, phù hợp và thấu đáo về phương án này. Vì vậy, tôi tha thiết đề nghị Quốc hội nên cân nhắc ủng hộ đề xuất này. Đây là phương án có thể cân bằng giữa nhu cầu tăng thêm tuổi lao động và thực tế nhu cầu cuộc sống hiện nay của đại bộ phận người lao động”, Đại biểu Thắng nhấn mạnh.
Tiếp thu và giải trình thêm về vấn đề tuổi nghỉ hưu, Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung cho biết, báo cáo tiếp thu, giải trình, chỉnh lý của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã nêu rõ phương án và lập luận. Riêng về nhóm người lao động nghỉ hưu sớm, nhất là lĩnh vực lao động nặng nhọc, độc hại, làm nghề đặc biệt nặng nhọc độc hại, hiện Bộ Lao động đã tiến hành lấy ý kiến các bộ, ngành, địa phương và các tập đoàn, doanh nghiệp, qua đó xác định có 1.810 ngành nghề, lĩnh vực và công việc nặng nhọc, độc hại, với số lượng khoảng trên 3 triệu người.
“Số lượng người lao động này đương nhiên sẽ thuộc nhóm nghỉ hưu sớm. Nếu nhóm này cộng thêm điều kiện nữa là suy giảm sức lao động thì đương nhiên họ sẽ được nghỉ sớm, thậm chí tới 10 năm”, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung thông tin.
Phương án 1:Tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường được điều chỉnh theo lộ trình cho đến khi đủ 62 tuổi đối với nam vào năm 2028 và đủ 60 tuổi đối với nữ vào năm 2035. Kể từ năm 2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 3 tháng đối với lao động nam và đủ 55 tuổi 4 tháng đối với lao động nữ; sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 3 tháng đối với lao động nam và 4 tháng đối với lao động nữ.
Phương án 2:Tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường được điều chỉnh theo lộ trình cho đến khi đủ 62 tuổi đối với nam và đủ 60 tuổi đối với nữ. Kể từ ngày 1/1/2021, căn cứ theo ngành nghề, tính chất công việc, môi trường và điều kiện lao động, địa bàn và cung, cầu của thị trường lao động, xu hướng già hóa dân số, Chính phủ quy định cụ thể lộ trình điều chỉnh tuổi nghỉ hưu của người lao động.
Tin liên quan
Tin khác

Đặc sắc chương trình áo dài nghệ thuật “Hương sắc Việt Nam”

Tổng Giám đốc NHCSXH được Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng tặng Bằng khen

Bộ Xây dựng dự thảo Quy hoạch tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh

Dự thảo Nghị định về giao dịch điện tử trong lĩnh vực BHXH và CSDLQG về bảo hiểm

Làm sao để chuyển đổi xanh trong du lịch hiệu quả?

Dầu gội trị chấy Aladin của Sao Thái Dương bị đình chỉ, thu hồi khẩn cấp do không đạt chất lượng

Hội chợ du lịch quốc tế quy mô nhất Việt Nam sẽ diễn ra tại TP. Hồ Chí Minh

Hanoi Metro phục vụ gần 5 triệu lượt hành khách trong quý I

Hơn 600 tổ chức, doanh nghiệp tham gia xúc tiến, quảng bá du lịch tại VITM Hà Nội 2025
