Cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập: Cần một cơ chế tự chủ
![]() | Dự kiến dành 141 tỷ đồng xây dựng 7 cơ sở giáo dục nghề nghiệp |
![]() | Luật Giáo dục nghề nghiệp: Cần giải quyết những nút thắt |
Ngân hàng Thế giới (WB) vừa phối hợp với Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội tổ chức Hội thảo chuyên đề: Biện pháp tài chính giúp tự chủ trong giáo dục nghề nghiệp (GDNN). Đây là một nội dung quan trọng của dự thảo Nghị định quy định cơ chế tự chủ đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập mà Chính phủ đang soạn thảo và chuẩn bị ban hành.
![]() |
Cơ chế tự chủ cho các cơ sở sẽ tạo nên động lực phát triển cho nền GDNN của Việt Nam |
Một trong những đề xuất được đề cập tới tại hội thảo là cần phải có một kênh tín dụng đặc thù với những ưu đãi về tiêu chí tiếp cận, lãi suất, thời hạn vay cho các cơ sở GDNN trong lộ trình tự chủ. Trong bài trình bày về nghiên cứu của WB, chuyên gia đã khuyến nghị ngoài kênh tín dụng học sinh, sinh viên như Việt Nam đang triển khai hiện nay thì việc mở ra một kênh tín dụng cho các cơ sở GDNN là rất cần thiết giúp cho sự tự chủ về tài chính của các cơ sở GDNN sẽ thực chất hơn.
Dự thảo Nghị định quy định cơ chế tự chủ đối với cơ sở GDNN công lập lần này đưa ra gồm có 4 chương, 3 mục và 27 điều. Trong đó có hẳn chương III, quy định về tự chủ tài chính. Cũng theo nội dung mà Tổ soạn thảo dự thảo cho biết thì những quy định về tự chủ tài chính có hướng mở cho cả đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và hoạt động tuyển sinh, đào tạo thường xuyên.
Nội dung này khuyến khích các cơ sở GDNN được vận dụng cơ chế tài chính như doanh nghiệp bao gồm: được xác định vốn điều lệ và bảo toàn vốn; được vay vốn, huy động vốn, đầu tư vốn ra ngoài đơn vị theo quy định của pháp luật.
Trao đổi với phóng viên Thời báo Ngân hàng, nguyên Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Nguyễn Thị Hằng, Chủ tịch Hiệp hội GDNN và Nghề công tác xã hội về vấn đề này cho biết: việc mở ra một kênh tín dụng ưu đãi hỗ trợ cho các cơ sở GDNN là rất cần thiết, nhất là trong thời điểm Chính phủ đang đẩy mạnh sự nghiệp tự chủ của các cơ sở giáo dục trong đó có các cơ sở GDNN.
Nếu có được một nguồn vốn ưu đãi thì đây chính là một động lực và là đòn bẩy giúp cho các cơ sở GDNN mạnh dạn sớm đi vào cơ chế tự chủ. Tuy nhiên cũng cần đưa ra các tiêu chí hết sức cụ thể trong các điều kiện, lãi suất, thời hạn vay… để nguồn vốn ưu đãi này phát huy được hiệu quả.
Bà chia sẻ thêm, với chính sách ưu tiên hỗ trợ lĩnh vực GDNN như Việt Nam hiện nay thì việc giao quyền tự chủ cho các cơ sở GDNN là một bước cải cách quan trọng và cần thiết giúp nâng cao năng lực và phát huy được nội lực về mọi mặt, giúp cho nền GDNN của Việt Nam ngày càng đáp ứng được nhu cầu học nghề và yêu cầu về nguồn nhân lực có chất lượng đáp ứng cho nền kinh tế ngày càng phát triển và hội nhập của Việt Nam.
Chủ tịch Hiệp hội GDNN và Nghề công tác - xã hội cũng khẳng định với việc thông qua Nghị định về quyền tự chủ của các cơ sở GDNN thì bản thân họ cần hoạt động theo cơ chế như một doanh nghiệp, được bình đẳng huy động các nguồn lực và nhất là được tiếp cận với các nguồn vồn vay từ các tổ chức tín dụng.
Bà Phạm Ngọc Anh, cán bộ cấp cao Chương trình Hợp tác Việt – Đức Đổi mới đào tạo nghề Việt Nam cho rằng: nếu muốn phát triển GDNN thì việc tạo cơ chế tự chủ cho các cơ sở GDNN (nhất là các cơ sở GDNN công lập) là điều cần phải làm. Họ phải được tự chủ một cách thực chất, tự chủ tuyển sinh, tự cân đối nguồn thu, tự chủ về học thuật, tự liên kết với các đối tác, nhất là với các doanh nghiệp để có thể có được một phương án tuyển sinh, đào tạo gắn kết chặt chẽ với nhu cầu nhân lực của xã hội và doanh nghiệp.
Thậm chí khi đã khẳng định được hiệu quả tuyển sinh, đào tạo thì họ cũng có thể tiếp cận nguồn vốn vay thương mại cho những dự án đào tạo các ngành nghề có triển vọng tốt, đưa lại nguồn thu đủ để có thể chi trả đào tạo, tái đầu tư và trả lãi cho vốn vay.
Với kinh nghiệm trên 10 năm công tác trong lĩnh vực hỗ trợ phát triển GDNN ở Việt Nam, bà Ngọc Anh cũng khuyến cáo, khi áp dụng cơ chế tự chủ thực chất cho các cơ sở GDNN công lập, không tránh khỏi sẽ có một số cơ sở không có năng lực đổi mới, thích nghi sẽ bị loại bỏ, chỉ còn những cơ sở thực sự có năng lực.
Về vấn đề này, một lãnh đạo của NHCSXH cũng đã khẳng định: tại Điều 5, Điều lệ NHCSXH ban hành năm 2003 của Thủ tướng Chính Phủ, quy định về phạm vi cho vay của NHCSXH có nêu rõ 5 đối tượng cá nhân và tổ chức ưu tiên được vay vốn, tuy nhiên tại mục 6 có mở ra: các đối tượng được vay khác khi có quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Như vậy, nếu có chủ trương của Chính phủ và được thu xếp nguồn vốn để cho vay đầu tư, phát triển các cơ sở GDNN, NHCSXH sẽ ủng hộ triển khai.
Để có được sự hỗ trợ thiết thực cho các cơ sở GDNN thì tạo ra một cơ chế thu hút đầu tư và một kênh tín dụng từ chính sách của Chính phủ là điều cần thiết.
Tin liên quan
Tin khác

Đặc sắc chương trình áo dài nghệ thuật “Hương sắc Việt Nam”

Tổng Giám đốc NHCSXH được Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng tặng Bằng khen

Bộ Xây dựng dự thảo Quy hoạch tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh

Dự thảo Nghị định về giao dịch điện tử trong lĩnh vực BHXH và CSDLQG về bảo hiểm

Làm sao để chuyển đổi xanh trong du lịch hiệu quả?

Dầu gội trị chấy Aladin của Sao Thái Dương bị đình chỉ, thu hồi khẩn cấp do không đạt chất lượng

Hội chợ du lịch quốc tế quy mô nhất Việt Nam sẽ diễn ra tại TP. Hồ Chí Minh

Hanoi Metro phục vụ gần 5 triệu lượt hành khách trong quý I

Hơn 600 tổ chức, doanh nghiệp tham gia xúc tiến, quảng bá du lịch tại VITM Hà Nội 2025
