Cổ phiếu vốn hóa lớn giao dịch tích cực, VN-Index tăng 6,33 điểm
![]() |
Cổ phiếu vốn hóa lớn tích cực, VN-Index tăng 6,33 điểm |
Theo thống kê, nhóm cổ phiếu thép và bán lẻ là 2 nhóm ngành thu hút được lực cầu tốt nhất với mức tăng điểm lần lượt là 1,5% và 1,26%. Phiên chiều ghi nhận sự rung lắc lớn hơn khi nhiều cổ phiếu không còn giữ được sắc xanh tích cực của phiên sáng.
Tiếp tục duy trì đà bán ròng, khối ngoại đẩy mạnh bán VPB, FUEVFVND và VHM với tổng thanh khoản bán ròng 262 tỷ đồng. Kết phiên, VN-Index tăng 6,33 điểm, tương đương với 0,56% lên 1.143,69 điểm. Tương tự VN-Index, HNX-Index đóng cửa tại 234,17 điểm, tăng 0,62 điểm.
Về góc nhìn kỹ thuật, Công ty TNHH Chứng khoán Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (VCBS) VN-Index kết phiên hình thành nến tương tự nến Doji Gravestone ngay khi vừa tiếp cận lại khu vực kháng cự 1.150 - 1.160 điểm. Xét về khung đồ thị giờ, 2 chỉ báo RSI và MACD đều đã có xu hướng suy yếu, tạo đỉnh đầu tiên, đồng thời VN-Index cũng đảo chiều giảm ngay khi di chuyển vào vùng mây đỏ Ichimoku cho thấy khu vực 1.150 - 1.160 điểm vẫn đang là kháng cự của thị trường trong ngắn hạn.
Dưới góc nhìn của mình, chuyên gia phân tích chứng khoán Đinh Thái Huyền Trang cho biết, tiếp đà tăng điểm từ phiên trước, VN-Index mở cửa với Gap tăng 6 điểm và nhanh chóng tăng lên 1.150 điểm ngay trong phiên sáng. Bên cạnh một số mã vốn hóa vừa và nhỏ tăng lên vùng giá trần như TV2, PC1, TLD, OGC thì một loạt cổ phiếu vốn hóa lớn như GAS, MWG, POW, SSI, VIC ghi nhận mức tăng trên dưới 2% và trở thành trụ cột chính cho đà tăng của thị trường.
Từ thời điểm chạm 1.150 điểm, VN-Index thu hẹp dần đà tăng khi lực bán chốt lời xuất hiện trên nhiều nhóm cổ phiếu, tiêu biểu là nhóm Chứng khoán, Hóa chất, Dầu khí và một số mã Bất động sản. Tới phiên chiều, các mã lớn hầu như vẫn giữ được mức tăng cao, trong khi nhóm vốn hóa vừa và nhỏ tiếp tục bị bán mạnh, kéo theo chỉ số hạ dần đà tăng và đóng cửa ở 1.143,68 điểm, tăng 6,33 điểm so với tham chiếu. Thanh khoản trên HoSE đạt 15.347,2 tỷ đồng. Khối ngoại bán ròng 285,59 tỷ đồng.
Nhận định thị trường cơ sở, bà Trang cho biết, chứng khoán châu Á - Thái Bình Dương ghi nhận phiên tăng mạnh 2,7%của Nikkei chủ yếu nhờ cổ phiếu khai khoáng tăng 8%, trong khi biến động trái chiều tại các thị trường lớn khác. Trong nước, Vn-Index tăng hơn 6 điểm nhờ sự tích cực của một số cổ phiếu vốn hóa lớn.
“Về kỹ thuật, VN-Index tăng điểm và vượt qua kháng cự MA10 cho thấy xu hướng giảm mạnh đã tạm thời dừng lại và hình thành vùng đi ngang mới trong biên độ 1.107-1.164 điểm. Chỉ số được dự báo tiếp tục duy trì trong biên độ này trong ngắn hạn”, bà Trang cho hay.
Hệ thống đánh giá và phân loại trạng thái diễn biến của Công ty Cổ phần Chứng khoán Ngân hàng Công thương Việt Nam (CTS) thì ghi nhận thị trường trong phiên giao dịch 10/10/2023 tương ứng với diễn biến đi ngang. Xét trong ngắn hạn T+3, sức mạnh tổng quan của chỉ số VN-Index ghi nhận duy trì kịch bản cải thiện tích cực trong bối cảnh diễn biến hồi phục và tăng giá này lan tỏa tốt ra các nhóm cổ phiếu mặc dù thanh khoản thị trường duy trì suy giảm cho thấy nỗ lực hồi phục hiện tại còn tỏ ra khá thận trọng.
Tin liên quan
Tin khác

Ghi nhận phiên tăng mạnh nhất lịch sử, VN-Index tăng 74 điểm

Cung vẫn lấn át cầu bắt đáy, VN-Index mất thêm 38,49 điểm

Bài 4: PAN - Từ doanh nghiệp trung bình thành gã khổng lồ nhờ quản trị tiên phong

Áp lực bán mạnh chưa dừng lại, VN-Index tiếp tục rơi gần 80 điểm

Bài 3: Quản trị công ty - chìa khóa nâng hạng thị trường chứng khoán

Bài 2: Quản trị công ty tại Việt Nam đứng trước nhiều thách thức

Bài 1: Quản trị công ty - lá chắn và bệ phóng cho doanh nghiệp Việt trong kỷ nguyên hội nhập

Đẩy mạnh công nghệ trong lĩnh vực chứng khoán - bước đi chiến lược

Kinh tế Việt Nam có nền tảng vững chắc để ứng phó với biến động
