Có nên vay tiền gom cổ phiếu lúc này?
![]() | Đầu tư cổ phiếu nào? |
![]() | Cơ hội đầu tư cổ phiếu DN thép rộng mở? |
![]() | Tăng chất cho vay đầu tư cổ phiếu |
Tâm lý thị trường hồi phục trở lại có sự đóng góp không nhỏ của các chỉ số vĩ mô. Bên cạnh đó, trong ngắn hạn, lạm phát thấp sẽ giúp NHNN chủ động trong việc kiểm soát biến động tỷ giá, cũng như thúc đẩy tăng trưởng tín dụng theo mục tiêu 21% của Chính phủ. Bên cạnh đó, thị trường cũng đón nhận Dự thảo sửa đổi Thông tư 36, trong đó vẫn giữ tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn ở mức 45% trong 2018 và đến 2019 mới giảm về 40%.
Nếu được thông qua, điều này sẽ giúp các TCTD bớt đi áp lực huy động trong trung và dài hạn. Tổng hòa những điều trên có thể sẽ giúp cho mặt bằng lãi suất tiếp tục được duy trì ở mức thấp trong khoảng thời gian còn lại của 2017. Điều này đồng nghĩa với việc nhà đầu tư lựa chọn kênh chứng khoán bắt đầu xuống tay mạnh hơn ở việc gom cổ phiếu vì thấy được nhiều điểm sáng.
![]() |
Chưa phải thời điểm tốt để vay tiền gom cổ phiếu |
Theo chia sẻ của một nhà đầu tư, anh vừa hoàn tất thủ tục vay tiền mua cổ phiếu (hay còn gọi là margin) vì nhận thấy cơ hội sinh lợi đang rất lớn. Cũng theo vị này, lãi suất margin đang được các NH cũng như công ty chứng khoán hỗ trợ tốt, người chơi có thể tính toán vay tiền mua cổ phiếu khi giá trị thị trường xuống thấp. Đồng thời, xét theo giá trị ngành đầu tư thì đang có rất nhiều ngành “hot” xuất hiện.
Đơn cử, xuất khẩu trái cây và rau quả chế biến tăng mạnh, vượt qua xuất khẩu cà phê về giá trị trong tháng 8. So với năm trước, xuất khẩu của các sản phẩm này đã tăng đều đặn 45% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, như đã nói, đáng chú ý là nhập khẩu rau quả cũng đạt mức tăng trưởng ấn tượng 92,3% so với cùng kỳ trong 8 tháng đầu năm 2017.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, khoảng 90% rau quả nhập khẩu từ Thái Lan được tái xuất khẩu tới Trung Quốc. Cán cân thương mại của mặt hàng rau quả đạt 1,3 tỷ USD (tăng 27,6% so với cùng kỳ năm trước). Mặt khác, tăng trưởng mạnh mẽ của xuất khẩu rau quả chế biến có thể có lợi cho các công ty trong ngành chiếu xạ như Công ty Chiếu xạ An Phú (APC).
Ngoài ra, trong 8 tháng đầu năm, xuất khẩu các mặt hàng chế tạo tăng 19,3% so với cùng kỳ năm trước, dẫn đầu là các sản phẩm điện tử (tăng 26,8% so với cùng kỳ) và dệt may, giày dép và túi xách (tăng 10,3% so với cùng kỳ). Trong tháng 8, xuất khẩu các sản phẩm điện tử tăng 34,4% so với tháng trước nhờ sự ra mắt của điện thoại Note 8. Theo Samsung, điện thoại Note 8 đã có số lượng đặt trước cao nhất trong số các dòng Note, điều này kỳ vọng sẽ giúp cho tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam duy trì được mức tăng trưởng mạnh mẽ trong thời gian còn lại của năm.
Nhập khẩu nguyên liệu đầu vào trung gian của ngành dệt may và sản phẩm điện tử duy trì tăng trưởng tích cực, tăng 22,2% so với cùng kỳ năm trước, đây là động lực cho sự mở rộng của ngành công nghiệp chế tạo. Thêm vào đó, câu chuyện nhập khẩu hàng tiêu dùng đã được cải thiện trong quý III với mức tăng trưởng trung bình 3 tháng đạt 20,2% so với cùng kỳ năm trước, điều này gắn với tăng trưởng doanh thu bán lẻ ổn định ở mức 10%.
Trong khi đó, nhập khẩu hàng hoá phục vụ cho việc đầu tư sản xuất (thiết bị máy móc và thép) lại cho thấy sự tăng trưởng chậm lại trong quý III. Có điều, đây không phải là một dấu hiệu tiêu cực cho triển vọng mở rộng sản xuất, mà là một hiện tượng phổ biến trong mùa thấp điểm hàng năm. Thêm vào đó, sự tăng trưởng chậm lại của nhập khẩu đầu vào cho việc đầu tư sản xuất đã làm cho thâm hụt thương mại thu hẹp đáng kể, hỗ trợ ổn định đồng tiền trong quý III năm nay.
Nhìn chung, giới chuyên môn cho rằng, chu kỳ đầu tư của các nhà xuất khẩu có xu hướng chững lại so với nửa đầu năm, trong khi nhập khẩu các sản phẩm đầu vào trung gian duy trì ổn định sẽ hỗ trợ tăng trưởng xuất khẩu trong suốt 4 tháng còn lại của năm. Đồng thời, triển vọng tích cực của tăng trưởng xuất khẩu cũng gắn liền với sự quan tâm của khách hàng đối với sản phẩm điện thoại Note 8 của Samsung. Nhà đầu tư có quyền kỳ vọng tăng trưởng nhập khẩu sẽ tăng nhẹ trong thời gian tới do sự phục hồi của nhu cầu trong nước, cũng như nhu cầu lớn về đơn đặt hàng xuất khẩu trong giai đoạn cuối năm.
“Khi DN làm ăn được, giá trị cổ phiếu cũng sẽ tăng lên. Cơ hội sẽ đến với những ai đánh giá và lựa chọn đúng giá trị cổ phiếu để đầu tư”, một chuyên gia phân tích chứng khoán chia sẻ. Thế nhưng, vị này cũng không quên khuyên rằng, để “tiền đẻ ra tiền” thì người chơi chứng khoán nên để ý những điểm ưu và nhược ở từng ngành. Bởi trên thực tế cho tới thời điểm này, dù xuất hiện nhiều yếu tố mới mang tính tích cực, song vẫn chưa nhìn thấy động lực cho một xu hướng tăng điểm bền vững của kênh chứng khoán. Ngoài ra, cũng không có thông tin hỗ trợ nào cho các doanh nghiệp niêm yết ít nhất là trong tháng 9 này.
Tựu trung lại, thị trường chứng khoán xem ra chưa thể thoát ra khỏi xu hướng đi ngang trong một sớm một chiều. Và sẽ rất rủi ro nếu nhà đầu tư vẫn theo đuổi chiến lược vay tiền ngân hàng để đầu tư ở những cổ phiếu đầu cơ trong tháng này, nhất là trong những cơn “hưng phấn” của thị trường. Thay vào đó, dựa trên hỗ trợ của mặt bằng vĩ mô ổn định, các chuyên gia khuyến khích người chơi nắm bắt cơ hội để tích lũy các cổ phiếu cơ bản và có triển vọng trong nửa cuối năm 2017. Cú điều chỉnh mạnh của thị trường vừa qua đã mang rất nhiều cổ phiếu thuộc nhóm này về vùng giá hấp dẫn hơn cách đây 1-2 tháng. Bởi thế, lựa chọn được những cổ phiếu ở những lĩnh vực tốt ở mức P/E và P/B thấp hơn mặt bằng chung sẽ hứa hẹn mang lại mức sinh lợi cao hơn cho nhà đầu tư.
Tin liên quan
Tin khác

Cuộc "lội ngược dòng" ngoạn mục của thị trường chứng khoán

Dòng tiền phân hóa, VN-Index tăng hơn 54 điểm

Ghi nhận phiên tăng mạnh nhất lịch sử, VN-Index tăng 74 điểm

Cung vẫn lấn át cầu bắt đáy, VN-Index mất thêm 38,49 điểm

Bài 4: PAN - Từ doanh nghiệp trung bình thành gã khổng lồ nhờ quản trị tiên phong

Áp lực bán mạnh chưa dừng lại, VN-Index tiếp tục rơi gần 80 điểm

Bài 3: Quản trị công ty - chìa khóa nâng hạng thị trường chứng khoán

Bài 2: Quản trị công ty tại Việt Nam đứng trước nhiều thách thức

Bài 1: Quản trị công ty - lá chắn và bệ phóng cho doanh nghiệp Việt trong kỷ nguyên hội nhập
