agribank-vietnam-airlines

Cơ cấu nguồn thu rục rịch thay đổi

THIÊN MINH
THIÊN MINH  - 
Dịch vụ kinh doanh ngoại hối đang mang lại nguồn thu quan trọng cho những NHTM có thế mạnh ngoại tệ và các ngân hàng nước ngoài.
aa
Cơ hội cho xuất khẩu
Kinh doanh ngoại hối: Chiến lược của sự chủ động
Kinh doanh ngoại hối: Khó tăng đột biến trong ngắn hạn

Lãi lớn từ ngoại hối

Theo báo cáo tài chính kiểm toán năm 2016, HSBC Việt Nam ghi nhận lợi nhuận sau thuế đạt hơn 1.440 tỷ đồng, mức cao nhất trong 5 năm gần nhất. Thu nhập lãi thuần trong năm ngoái của HSBC Việt Nam đạt hơn 2.300 tỷ đồng, tăng 2% so với năm 2015. Lãi từ dịch vụ đạt xấp xỉ cùng kỳ với khoảng 628 tỷ đồng. Đáng chú ý là lãi từ kinh doanh ngoại hối đạt hơn 754 tỷ đồng, tăng 66%.

Cơ cấu nguồn thu rục rịch thay đổi
Dịch vụ kinh doanh ngoại tệ hầu hết nằm ở các NHTM lớn do có lợi thế khách hàng

Lợi nhuận sau thuế của ANZ Việt Nam năm 2016 đạt hơn 452 tỷ đồng, tăng trưởng 51,1%. Trong đó, sự tăng trưởng đáng kể của hoạt động kinh doanh ngoại hối đã đóng góp lớn vào mức lợi nhuận này. Theo đó, hoạt động kinh doanh ngoại hối đạt 252 tỷ đồng, tăng 211% so với mức 81 tỷ đồng của năm 2015, bao gồm 142 tỷ đồng từ kinh doanh ngoại hối theo tỷ giá giao ngay và 110 tỷ đồng từ các hợp đồng phái sinh.

Trong khi 2 mảng kinh doanh là cho vay và dịch vụ tài chính đóng góp lớn vào lợi nhuận của NH này sau nhiều năm qua đã tăng trưởng âm. Cụ thể, thu nhập lãi ròng giảm 8,45% về 1.840 tỷ đồng khiến thu nhập lãi thuần cũng giảm gần 100 tỷ đồng, đạt 1.230,4 tỷ đồng. Lãi thuần từ hoạt động dịch vụ giảm 4 tỷ đồng, đạt 325,6 tỷ đồng.

Không chỉ có những NH ngoại, nhiều NH trong nước năm 2016 cũng lãi lớn từ dịch vụ kinh doanh ngoại hối. Những NH có thế mạnh trong hoạt động này như Vietcombank lãi thuần từ ngoại hối năm 2016 là 1.850 tỷ đồng, tăng 17,2% so với năm 2015; VietinBank 685 tỷ đồng, tăng mạnh so với mức 19,7 tỷ đồng của năm 2015; khoản lãi này của BIDV tăng gần gấp đôi năm 2015 đạt 534,4 tỷ đồng. ACB cũng có mức lãi thuần từ kinh doanh ngoại hối 230 tỷ đồng trong khi năm trước đó chỉ đạt 120,6 tỷ đồng. Những NH vốn không có thế mạnh trong hoạt động này cũng có mức tăng khá, SHB lãi 102 tỷ đồng, tăng mạnh so với mức 26,5 tỷ đồng của năm 2015. HDBank đạt 209,2 tỷ đồng lãi kinh doanh ngoại hối trong khi năm 2015 chỉ đạt 25,7 tỷ đồng…

Theo một chuyên gia tài chính, vài năm gần đây, kinh doanh ngoại hối của các ngân hàng chủ yếu tập trung vào kinh doanh ngoại tệ giao ngay và các công cụ tài chính phái sinh tiền tệ. Trong đó, giao dịch phái sinh ngoại tệ đóng góp chủ yếu vào lợi nhuận kinh doanh ngoại hối bởi hiện nay, nhiều doanh nghiệp nhập khẩu lo USD tăng giá nên ký các hợp đồng mua ngoại tệ trong khoảng 3-6 tháng với các NHTM.

Để duy trì trạng thái ngoại tệ, các NHTM mua lại ngoại tệ thông qua các hợp đồng kỳ hạn bù đắp lượng ngoại tệ bán ra, qua đó hưởng mức chênh lệch tỷ giá khi mua bán các sản phẩm phái sinh. Tuy nhiên, năm 2016 cũng có khá nhiều NH lỗ trong mảng kinh doanh này. Thực tế cho thấy, trong cơ chế tỷ giá hiện nay, cơ hội của các NH vẫn nhiều nhưng có nắm bắt được cơ hội để tăng lợi nhuận hay không còn tùy thuộc vào khả năng của đội ngũ kinh doanh của NH.

Nguồn thu dịch vụ đang thay đổi

Thêm một điểm sáng trong hoạt động kinh doanh trong năm qua của các ngân hàng là nguồn thu từ mảng dịch vụ đã gia tăng đáng kể, đóng góp không nhỏ vào tổng lợi nhuận của ngân hàng. Cụ thể, lãi thuần từ hoạt động dịch vụ của Vietcombank đạt 2.106 tỷ đồng, tại VietinBank là 1.698 tỷ đồng, BIDV đạt 2.509 tỷ đồng, VPBank đạt 853 tỷ đồng, Sacombank thu dịch vụ 595 tỷ đồng. Tại ACB, lãi thuần từ hoạt động dịch vụ đạt 944,3 tỷ đồng trong khi năm 2015 lãi 745,2 tỷ đồng. Lãi thuần từ hoạt động dịch vụ của SHB đạt 338 tỷ đồng trong khi năm trước đó chỉ đạt 97,4 tỷ đồng.

Năm nay, các NH vẫn tiếp tục đặt mục tiêu sẽ tăng trưởng lợi nhuận cũng đi theo hướng tăng tỷ trọng thu dịch vụ. Theo ông Hồ Hùng Anh, Chủ tịch Hội đồng quản trị Techcombank, phát triển theo hướng tăng đóng góp từ thu phí dịch vụ trong tổng doanh thu sẽ giúp ngân hàng giảm thiểu rủi ro tín dụng cũng như giảm sự phụ thuộc vào dư nợ tín dụng.

Phó Tổng giám đốc một NHTMCP chia sẻ, trước đây NHTM tìm kiếm lợi nhuận nhờ chênh lệch huy động và cho vay nhưng hiện nay chênh lệch huy động đã co hẹp khá nhiều do đó phải đẩy mạnh mảng dịch vụ để tăng nguồn thu. Hiện nay, khoảng 70 – 80% lợi nhuận của các NH còn phụ thuộc vào tín dụng, trong khi đó, theo chuẩn mực của các NH lành mạnh thì hoạt động này chỉ ở mức 50 – 55%, phần còn lại là từ dịch vụ như chuyển tiền, phát hành thẻ, du học, mua bán ngoại tệ, mở chứng thư tín dụng (L/C)…

TS. Bùi Quang Tín (Đại học Ngân hàng TP.HCM) cho biết, hiện nay, trên 70% doanh thu đóng góp vào lợi nhuận các NHTM trong nước vẫn đến từ tín dụng, thậm chí mức này còn lên đến 85%-90% ở một số NHTM. Trong khi đó, cơ cấu lợi nhuận cũng như doanh thu của các ngân hàng nước ngoài đến từ dịch vụ khi nguồn thu từ dịch vụ chiếm trên 70%. Khi ngân hàng ngoại kiếm tiền bằng dịch vụ, nguồn thu đương nhiên bền vững hơn vì khoản tiền thu được chỉ phải trừ chi phí hoạt động dịch vụ chứ không phải lo nợ xấu, trích lập dự phòng như các ngân hàng trong nước nên mức lợi nhuận ghi nhận rất cao.

Tuy nhiên, không phải NHTM nào cũng có khả năng kinh doanh ngoại tệ, nhất là các nghiệp vụ ngoại hối liên quan đến các dịch vụ thanh toán xuất nhập khẩu nhiều ngân hàng đến nay còn chưa có để hoạt động.

THIÊN MINH

Tin liên quan

Tin khác

TP. Hồ Chí Minh triển khai thanh toán không tiền mặt Open loop

TP. Hồ Chí Minh triển khai thanh toán không tiền mặt Open loop

Ngày 11/4, Sở Giao thông Công chánh TP. Hồ Chí Minh, Công ty TNHH MTV Đường sắt đô thị số 1 (HURC1), Trung tâm Quản lý Giao thông Công cộng TP. Hồ Chí Minh, Mastercard và Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) chính thức công bố triển khai thanh toán không tiền mặt theo công nghệ Open loop trên xe buýt.
HDBank thông báo Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025

HDBank thông báo Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025

HDBank thông báo Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025

HDBank thông báo Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025

HDBank thông báo Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025

HDBank thông báo Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025

BVBank: Thông báo thay đổi địa chỉ BVBank Hà Nội

BVBank: Thông báo thay đổi địa chỉ BVBank Hà Nội

Eximbank đồng hành cùng doanh nghiệp “vượt sóng” kinh tế toàn cầu

Eximbank đồng hành cùng doanh nghiệp “vượt sóng” kinh tế toàn cầu

Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu không ngừng biến động, các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là những doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu, đang phải đối mặt với hàng loạt thách thức. Sự biến động tỷ giá, lãi suất, chi phí gia tăng - mỗi yếu tố đều có thể tạo ra những rào cản lớn đối với hoạt động kinh doanh.
Sacombank dành hơn 2,2 tỷ đồng hoàn đến 50% nạp tiền điện thoại

Sacombank dành hơn 2,2 tỷ đồng hoàn đến 50% nạp tiền điện thoại

Từ nay đến hết 30/9/2025, Sacombank triển khai chương trình khuyến mại “Kết nối mỗi ngày - Mở lối sống xanh” với tổng giá trị ưu đãi hơn 2,2 tỷ đồng.
BVBank: Thông báo thay đổi địa chỉ BVBank chi nhánh Nghệ An và PGD Diễn Châu

BVBank: Thông báo thay đổi địa chỉ BVBank chi nhánh Nghệ An và PGD Diễn Châu

Khai trương chi nhánh HDBank Tân An, điểm giao dịch thứ 377 của HDBank

Khai trương chi nhánh HDBank Tân An, điểm giao dịch thứ 377 của HDBank

HDBank vừa chính thức khai trương chi nhánh HDBank Tân An tại số 206-208 Hùng Vương, phường 6, TP. Tân An, tỉnh Long An. Đây là điểm giao dịch thứ 377 của HDBank trên cả nước, nằm trong kế hoạch phát triển mạng lưới của HDBank, trong chiến lược tài chính toàn diện và gắn kết phát triển kinh tế địa phương.
VietinBank 5 năm liên tiếp là ngân hàng SME tốt nhất Việt Nam

VietinBank 5 năm liên tiếp là ngân hàng SME tốt nhất Việt Nam

VietinBank tự hào được vinh danh “Ngân hàng SME tốt nhất Việt Nam” trong 5 năm liên tiếp, khẳng định vị thế tiên phong trong việc hỗ trợ và đồng hành cùng doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) tại Việt Nam. VietinBank không ngừng đổi mới và cung cấp các giải pháp tài chính tối ưu, đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng doanh nghiệp.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data