Chuyện làm giàu trên đất “Tây”
![]() | Chắp cánh ước mơ làm giàu của người nông dân |
![]() | Vững tin làm giàu nhờ ngân hàng tiếp sức |
![]() | Ngân hàng chắp cánh cho nông dân làm giàu |
Trao chiếc “cần câu cơm”
Trong thời gian qua, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) là một trong những ngân hàng đi đầu trong việc đầu tư cho bà con nông dân phát triển sản xuất nông nghiệp tại khu vực Tây Nguyên. Ngân hàng đã trao chiếc “cần câu cơm” giúp hàng trăm ngàn hộ nông dân trong khu vực vươn lên làm giàu. Chính nhờ sự ổn định về kinh tế, đời sống của người dân nơi đây từng bước được nâng lên rõ rệt, góp phần ổn định tình hình chính trị, an ninh quốc phòng quốc gia.
![]() |
Vốn ngân hàng giúp người dân mạnh dạn đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh |
Trong chuyến đi này, tôi chọn Đăk Lăk làm điểm đến để ghi nhận những thay da đổi thịt của vùng đất Tây Nguyên. Đây cũng là nơi 35 năm qua, Agribank đã có nhiều đóng góp cho việc phát triển ngành nông nghiệp bền vững như ngày nay…
Để minh chứng cho hiệu quả đầu tư vốn của Agribank tại cơ sở, chúng tôi đến huyện Krông Păk, một trong những địa phương có nhiều mô hình cây ăn trái mang lại hiệu quả cao. Tại đây, rất bất ngờ khi gặp lại Giám đốc Agribank Krông Păk Hồ Xuân Bửu Tư, người có nhiều năm cống hiến tại Agribank Đăk Lăk. Ông đã kinh qua chức vụ giám đốc tại nhiều chi nhánh huyện, thị khác nhau như Ea Súp, Ea Kar… và bây giờ đến Krông Păk. Nơi nào gặp khó khăn là nơi đó ông có mặt.
Vừa gặp, Giám đốc Tư đã vui vẻ: “Ban đầu, tôi về tiếp nhận Agribank Krông Păk với nhiều khó khăn, nợ xấu cao, nhân lực vừa thiếu, vừa không đồng đều về chuyên môn. Tuy nhiên, sau một thời gian củng cố, đến nay
Agribank Krông Păk trở thành một trong những chi nhánh vững mạnh của Agribank Đăk Lăk. Những năm qua dư nợ cho vay tại chi nhánh tăng liên tục, hiện tổng dư nợ cho vay trên 1.535 tỷ đồng. Trong đó, gần 100% dư nợ cho vay nông nghiệp, nông thôn, với hiệu quả sử dụng vốn vay của khách hàng rất tốt…”.
Nói rồi, ông kéo chúng tôi đến Công ty TNHH Thương mại - sản xuất Hùng Phát, một đơn vị kinh doanh đa ngành nghề phát triển từ hộ sản xuất kinh doanh, là khách hàng truyền thống của Agirbank Krông Păk. Giám đốc công ty Trần Ngọc Hùng còn rất trẻ nhưng có nhiều tâm huyết trong lĩnh vực cơ khí phục vụ sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Anh cho hay, địa bàn công ty hoạt động trải dài trên nhiều huyện, hoạt động trong nhiều lĩnh vực. Những lĩnh vực chính là ngành cơ khí, kim khí phục vụ sản xuất nông nghiệp và xây dựng.
Hùng tốt nghiệp đại học tại TP. Hồ Chi Minh, sau đó anh đi làm tại một cơ quan nhà nước trên địa bàn được 2 năm. Nhưng nhìn thấy được tiềm năng của ngành cơ khí phục vụ sản xuất nông nghiệp, anh xin nghỉ việc và bắt đầu khởi nghiệp từ một hộ sản xuất nhỏ lẻ. Qua năm tháng, “cái áo” hộ sản xuất không còn vừa với quy mô hoạt động và để thực hiện đấu thầu các dự án lớn đòi hỏi phải đổi khác. Từ thực tế đó, Công ty TNHH Thương mại - Sản xuất Hùng Phát ra đời và trúng thầu nhiều dự án lớn trên địa bàn. Tiêu biểu là thi công dự án xây dựng các nhà xưởng chế biến chuối và hệ thống ròng rọc tải chuối cho đối tác là Công ty cổ phần KD Green Farm, với tổng khối lượng thầu lên đến hàng chục tỷ đồng…
Anh Hùng chia sẻ, với sự nỗ lực của doanh nghiệp, cùng với sự hỗ trợ vốn của Agribank Krông Pắk nên công ty đã vượt qua giai đoạn khó khăn vừa qua. Hiện doanh nghiệp đang giải quyết việc làm cho khoảng hơn 10 lao động thường xuyên và trên 45 lao động thời vụ, với mức lương 12 triệu đồng/người/tháng, chưa tính phụ cấp, lương thưởng…
Từ lâu, Krông Păk được mệnh danh là thủ phủ sầu riêng của Đăk Lăk và cả nước. Với thế mạnh đó, Agribank đã đầu tư vốn để đảm bảo nhu cầu vốn của hàng trăm khách hàng tại địa phương. Bà Bành Thị Thu, Thị trấn Phước An, Krông Păk là một ví dụ. Là người gốc Nghệ An, gia đình bà Thu di cư vào Đăk Lăk từ những năm 1990. Bà Thu đã liên hệ với Agribank và được vay 50 triệu đồng để khởi nghiệp. Với sự chịu thương chịu khó, dần dà dành dụm bà Thu bắt đầu mua đất phát triển sản xuất nông nghiệp, trồng và buôn bán sầu riêng.
Đến nay, gia đình bà Thu đã có cơ ngơi khang trang, con cái có việc làm ổn định, cùng với nhiều hecta đất nông nghiệp trồng sầu riêng. Hiện tại, ngoài việc trồng sầu riêng thu về 500-600 triệu đồng/năm, bà Thu còn thu mua hơn 1.000 tấn sầu riêng/năm để chế biến xuất khẩu sang Trung Quốc và bán cho thị trường nội địa. Bà chia sẻ, có được như ngày nay, tất cả đều nhờ vay vốn từ Agribank.
Dâng trào cảm xúc
Đi giữa Tây Nguyên vào những ngày tháng Tư lịch sử, trong tôi dâng trào cảm xúc về những chiến công hào hùng của các thế hệ cha anh bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ vùng đất này.
Sau ngày giải phóng, Đăk Lăk từng bước thay da đổi thịt, trong đó có sự đóng góp quan trọng của ngành Ngân hàng, nhất là Agribank Đăk Lăk.
Bên cốc cà phê đậm chất Tây Nguyên, ông Vương Hồng Lĩnh, Giám đốc Agribank Đăk Lăk chậm rãi chia sẻ, bà con nông dân làm nông nghiệp ở Đăk Lăk khác xưa nhiều lắm, người nông dân giờ biết ứng dụng khoa học kỹ thuật, ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, thu hoạch và cả trong chuyện mua bán sản phẩm… Có được thành quả đó, chính nhờ sự đầu tư vốn của ngân hàng và được bà con phát huy hiệu quả sử dụng.
Ông Lĩnh cũng bày tỏ, nhờ xác định đúng mục tiêu định hướng, hoạt động tín dụng trong lĩnh vực tam nông, nên 35 năm qua đơn vị đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Từ chỗ chỉ có vài trăm hộ nông dân được vay tín dụng thì ngày qua ngày, chi nhánh đã đạt được những tăng trưởng liên tục, mạnh mẽ cả về dư nợ, số hộ được vay và chất lượng tín dụng. Nếu tổng dư nợ năm 1988 là 18 tỷ đồng, đến thời điểm này là hơn 16.945 tỷ đồng, lớn gấp 941 lần. Trong đó, gần 90% tổng dư nợ của chi nhánh dành cho khu vực nông nghiệp.
Ngoài vốn cho sản xuất kinh doanh, hộ nông dân còn được chi nhánh cho vay khi có nhu cầu vốn để đầu tư vào các lĩnh vực phi nông nghiệp như xuất khẩu lao động; mua xe ô tô, xe máy để phục vụ đời sống, xây dựng, sửa chữa nhà; khắc phục khó khăn trong sản xuất, đời sống, do thiên tai, dịch bệnh…
Điều đáng ghi nhận là hoạt động cung ứng vốn tín dụng của Agribank Đăk Lăk đã giúp hàng trăm ngàn hộ gia đình, cá nhân từng bước xóa đói giảm nghèo, vươn lên làm giàu. Cùng với đó, kênh phân phối sản phẩm dịch vụ ngân hàng của chi nhánh cũng không ngừng được đổi mới với sự kết hợp giữa kênh phân phối truyền thống với kênh phân phối hiện đại…
Tin liên quan
Tin khác

Ngân hàng tiếp sức, doanh nghiệp cất cánh

Đưa đồng vốn ngân hàng phát triển vùng phên dậu của Tổ quốc

OCB và VinaCapital hợp tác chiến lược, gia tăng lợi ích cho khách hàng ưu tiên

Gần 1,3 triệu lượt hộ nghèo và đối tượng chính sách được vay vốn từ NHCSXH

NHNN Khu vực 4: Ổn định tổ chức, duy trì hiệu quả hoạt động với mô hình mới

Ngân hàng Nhà nước Khu vực 2 tổ chức chuỗi sự kiện hướng tới ngày Thống nhất đất nước

Thắp sáng giấc mơ an cư từ dòng vốn chính sách

Agribank hỗ trợ 1,5 tỷ đồng mua ghe Ngo cho đồng bào dân tộc Khmer tỉnh Trà Vinh

NHCSXH Quảng Ngãi: Lan tỏa phong trào “Giỏi việc ngân hàng, đảm việc nhà”
