Chuyển đổi số và chuyển đổi xanh là động lực chính của tăng trưởng kinh tế
Chuyển đổi số mở ra nhiều cơ hội tiếp cận tài chính cho mọi người Chuyển đổi "kép" giúp doanh nghiệp nâng cao sức cạnh tranh Doanh nghiệp ngành gỗ cấp thiết chuyển đổi xanh |
![]() |
Ông Nguyễn Mạnh Hùng-Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông phát biểu tại diễn đàn. |
Chiều ngày 28/5, Diễn đàn Cấp cao Chuyển đổi số Việt Nam - Châu Á 2023 (Vietnam - Asia DX Summit 2023) chính thức được khai mạc với chủ đề: “Chuyển đổi số, Chuyển đổi xanh, Phát triển kinh tế số”. Đây là sự kiện thường niên quy mô quốc gia và quốc tế do Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) tổ chức dưới sự bảo trợ của Bộ Thông tin và Truyền thông.
Diễn đàn diễn ra trong 2 ngày 28 - 29/5/2024, với 07 phiên hội nghị chuyên đề, triển lãm nền tảng giải pháp số, và hoạt động kết nối giao thương. Diễn đàn thu hút sự tham dự của hơn 2.000 lượt đại biểu là các lãnh đạo, chuyên gia đến từ 17 nền kinh tế trong khu vực, 35 tỉnh thành phố trên cả nước.
Chuyển đổi số, chuyển đổi xanh là một cặp song sinh hỗ trợ nhau
Theo ông Nguyễn Mạnh Hùng - Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông: "Chuyển đổi số và chuyển đổi xanh sẽ là hai chuyển đổi quan trọng bậc nhất của đầu thế kỷ 21. Hai chuyển đổi này sẽ căn bản thay đổi cuộc sống của tất cả chúng ta. Chuyển đổi số và chuyển đổi xanh là một cặp song sinh, chúng đi với nhau và hỗ trợ nhau. Muốn chuyển đổi xanh thì phải dùng chuyển đổi số và muốn chuyển đổi số thì cũng phải dùng chuyển đổi xanh. Hai chuyển đổi này cũng sẽ đảm bảo cho một quốc gia phát triển nhanh và bền vững".
"Việt Nam đã xác định chuyển đổi số và chuyển đổi xanh là lựa chọn chiến lược. Chuyển đổi số và chuyển đổi xanh là động lực chính của tăng trưởng kinh tế", ông Nguyễn Mạnh Hùng chia sẻ.
Năm 2020, kinh tế xanh đã đóng góp khoảng 2% GDP của Việt Nam với tốc độ tăng trưởng trên 10%. Và cùng năm này kinh tế số của Việt Nam đã đóng góp 12% GDP. Nhưng đến năm 2023 thì kinh tế số theo tính toán của Bộ Thông tin và Truyền thông đã đóng góp 16,5% GDP và với tốc độ tăng trưởng trên 20% một năm. Hai chuyển đổi số và xanh có tốc độ tăng trưởng cao hơn tốc độ tăng trưởng GDP của đất nước từ 2 đến 4 lần.
Chuyển đổi xanh là để con người quay về với mẹ thiên nhiên. Chuyển đổi xanh là để không cạn kiệt tài nguyên. Chuyển đổi xanh là để bảo vệ chính môi trường mà con người đang sống trong đó. Muốn phát triển nhanh thì chuyển đổi số. Muốn bền vững thì chuyển đổi xanh.
Nhưng cả chuyển đổi số và chuyển đổi xanh thì đều cần đến công nghệ số. Mà công nghệ số thì cốt lõi là chip bán dẫn. Bộ Thông tin và Truyền thông đã dự thảo xong phiên bản cuối cùng của chiến lược quốc gia về phát triển chip bán dẫn, theo ông Nguyễn Mạnh Hùng.
Ông Trương Gia Bình- Chủ tịch Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA), Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FPT chia sẻ, chúng ta đang chứng kiến sự gia tăng vượt bậc về nhu cầu chuyển đổi số của các doanh nghiệp Việt Nam và thế giới. Các doanh nghiệp và tổ chức đang tìm cách tận dụng công nghệ để cải thiện hiệu suất và tạo ra giá trị mới.
Các nước trên thế giới đang thực hiện chuyển đổi số đi kèm cùng chuyển đổi xanh vô cùng mạnh mẽ như Singapore, Hàn Quốc, Mỹ và Châu Âu... Tại Việt Nam, công cuộc chuyển đổi số đang đạt được nhiều kết quả tích cực ở cả khu vực công và tư.
Chính phủ Việt Nam đã nêu ra định hướng chuyển đổi số năm 2024 là phát triển kinh tế số với 4 trụ cột công nghiệp CNTT và Truyền thông, số hóa các ngành kinh tế, quản trị số, dữ liệu số, tạo ra động lực để phát triển kinh tế nhanh và bền vững.
"Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chỉ đạo, chuyển đổi xanh cùng với chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo là yêu cầu khách quan, lựa chọn chiến lược và ưu tiên hàng đầu của Việt Nam để phát triển nhanh, bền vững, chuyển đổi nền kinh tế từ nâu sang xanh. Việt Nam tập trung và mong muốn đẩy mạnh hợp tác trong các lĩnh vực này", ông Trương Gia Bình cho hay.
Cơ hội cho các doanh nghiệp công nghệ số
Chuyển đổi số, phát triển kinh tế số là một con đường dài và ứng dụng nhiều hơn là nghiên cứu. Ứng dụng thì đặc điểm dân tộc, văn hóa, ngữ cảnh đất nước, đặc thù của từng ngành, từng lĩnh vực là yếu tố quyết định. Và đây chính là cơ hội cho các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam.
Theo ông Lê Hồng Quang - Phó Tổng Giám đốc thường trực Công ty Cổ phần MISA (MISA) khẳng định ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) nâng cao năng suất lao động vượt trội.
![]() |
Việt Nam đã xác định chuyển đổi số và chuyển đổi xanh là lựa chọn chiến lược. |
Cụ thể, AI có thể viết email nhanh hơn 36 lần, thiết kế ảnh thời trang nhanh hơn 24 lần và lập trình giao diện website nhanh hơn 10 lần so với con người. Những con số ấn tượng này cho thấy tiềm năng của AI, khẳng định đây chính là giải pháp công nghệ giúp doanh nghiệp tối ưu hóa thời gian, quy trình làm việc và gia tăng lợi thế cạnh tranh.
Theo Chỉ số Sẵn sàng AI (AI Readiness Index) của Cisco năm 2023, chỉ 27% tổ chức tại Việt Nam sẵn sàng triển khai công nghệ AI. Điều này cho thấy nhiều doanh nghiệp vẫn chưa đủ tự tin ứng dụng AI toàn diện và hoạt động sản xuất – kinh doanh. Tiên phong tích hợp AI vào nền tảng quản trị doanh nghiệp MISA AMIS để giải quyết bài toán nội tại, MISA đã chứng minh tính hiệu quả vượt trội của AI.
Trợ lý AI – MISA AVA được ứng dụng trong các phân hệ như tài chính - kế toán, nhân sự - tuyển dụng, và quản trị - điều hành. MISA AVA cung cấp dữ liệu điều hành tức thì, cho phép lãnh đạo doanh nghiệp nắm bắt thông tin tài chính, kinh doanh và nhân sự một cách nhanh chóng và chính xác.
Đặc biệt, MISA AVA hỗ trợ phân tích và dự báo, giúp doanh nghiệp đưa ra quyết định chiến lược dựa trên dữ liệu, từ đó nâng cao hiệu quả vận hành và tăng cường khả năng cạnh tranh.
Bà Đào Phương Lan - Giám đốc đầu tư thị trường Đông Nam Á của Temasek cho biết, Việt Nam là quốc gia có nền kinh tế số đạt tốc độ tăng trưởng nhanh nhất Đông Nam Á. Quy mô tổng giá trị hàng hóa, dịch vụ (GMV) của kinh tế số Việt Nam được dự báo sẽ tăng từ 30 tỷ USD năm 2023 lên 43 tỷ vào năm 2025.
Dù đang gặp khó khăn trong việc huy động vốn và thoái vốn, Temasek vẫn Temasek tin tưởng vào triển vọng lâu dài của nền kinh tế số Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam.
Theo ông Trương Gia Bình, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, vừa là động lực, là cơ hội nhưng cũng là thách thức rất lớn. Để khai thác tiềm năng chuyển đổi số - chuyển đổi xanh, tạo ra phát triển kép về cả kinh tế số và kinh tế xanh, Việt Nam cần đi tiên phong phát triển các lĩnh vực, trí tuệ nhân tạo, chip bán dẫn, xe điện thông minh trong chuyển đổi số, công nghệ xanh. Cần tập trung nhân lực, tài chính cho những lĩnh vực công nghệ trong điểm này.
Tin liên quan
Tin khác

Phấn đấu hết tháng 5/2025 không còn hồ sơ hoàn thuế tồn quá hạn

Sẽ có nghị định mới về quản lý ODA, vốn vay ưu đãi

Niềm tin vào đồng USD đang lung lay

Chuẩn hóa quy định nghề hoạch định tài chính cá nhân theo tiêu chuẩn quốc tế

GS.TS Tô Trung Thành: Phát huy nội lực để tăng trưởng kinh tế cao trong năm 2025

Ưu tiên thúc đẩy kinh tế mạnh mẽ, kiên định mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 từ 8% trở lên

Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp
Lập Ban chỉ đạo về giải quyết các vấn đề khó khăn, vướng mắc các dự án tồn đọng

Thúc đẩy cải cách, tăng tính minh bạch và củng cố niềm tin nhà đầu tư
