agribank-vietnam-airlines

Chuyển đổi hệ thống ngân hàng lõi là xu thế tất yếu

Phạm Quang Minh
Phạm Quang Minh  - 
Chuyển đổi hệ thống ngân hàng lõi ứng dụng công nghệ hiện đại là xu thế tất yếu, mang lại nhiều lợi ích cho cả ngân hàng và người tiêu dùng.
aa
Những thay đổi trong công tác kế toán, tài chính của NHNN khi ứng dụng hệ thống ngân hàng lõi KienlongBank chuyển đổi thành công hệ thống Ngân hàng lõi – Core Banking

Hơn 2 năm trước, ngân hàng số Cake đã thay thế hệ thống lõi thành công chỉ trong 74 ngày, với sự hỗ trợ của nền tảng ngân hàng đám mây Mambu. Nhưng kỳ tích hơn là chỉ sau vài tháng, hệ thống đã đáp ứng số lượng tăng trưởng nhanh chóng lên đến con số trên 2 triệu và đến nay đã vượt mốc 3 triệu khách hàng. Điều đó chỉ ra lợi ích rõ ràng của việc thay đổi hệ thống lõi (Core Banking Systems - CBS).

Ông Phạm Quang Minh – Tổng Giám đốc Mambu Việt Nam
Ông Phạm Quang Minh – Tổng Giám đốc Mambu Việt Nam

Mambu và các đối tác hiện cũng đang triển khai xây dựng hệ sinh thái hỗ trợ tín dụng số cho doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) dựa trên kết nối trực tiếp với các nền tảng có sẵn thông tin khách hàng.

Qua đó, ngân hàng có thể phê duyệt các khoản vay cho SME nhanh chóng, phát triển được khối khách hàng SME tiềm năng. Nhưng điều này đòi hỏi ngân hàng phải tiếp cận hệ thống lõi công nghệ số để có thể nhanh chóng và dễ dàng tích hợp được ứng dụng của bên thứ ba, và hỗ trợ phát triển các sản phẩm, dịch vụ số mới của ngân hàng.

Thay mới hay vận hành song song?

Bình thường, việc thay đổi được ngân hàng coi là một dự án, kéo dài nhiều năm, kéo theo chi phí cao, gia tăng rủi ro và tốn thời gian. Đồng thời, còn phải đối mặt với ba thách thức lớn cần giải quyết như Nghiệp vụ (bộ công cụ đa năng với API mở và tích hợp đơn giản với các ứng dụng khác bằng cấu hình các tham số); Khả năng mở rộng (khả năng mở rộng trên nhiều sản phẩm và khu vực địa lý); Và Tích hợp (tính linh hoạt để tích hợp vào các hệ thống và nền tảng công nghệ hiện có).

Trong khi, bất kỳ quá trình chuyển đổi ngân hàng lõi nào cũng cần giải quyết vấn đề tốc độ - thời gian đưa sản phẩm ra thị trường và thiết lập kiến trúc ứng dụng nhanh hơn, giảm thiểu chi phí và rủi ro của việc thất bại.

Theo IDC Financial Insights, các ngân hàng ở Đông Nam Á đang xem xét triển khai lõi ngân hàng công nghệ số bên cạnh lõi truyền thống. Một kế hoạch đang được đưa ra để thực hiện theo cách tiếp cận lâu dài hơn, thận trọng hơn bằng việc áp dụng các chiến lược giúp kéo dài tuổi thọ, và giá trị của lõi công nghệ truyền thống.

Một câu hỏi đang được đặt ra, liệu có nên thay thế lõi công nghệ cũ, hay phát triển lõi công nghệ số mới bên cạnh lõi cũ, hay phát triển một thương hiệu ngân hàng kỹ thuật số độc lập trong ngân hàng hiện tại.

Sơ đồ mô tả các cách tiếp cận phù hợp để đáp ứng các chiến lược kinh doanh khác nhau.
Sơ đồ mô tả các cách tiếp cận phù hợp để đáp ứng các chiến lược kinh doanh khác nhau

Chuyển đổi theo lộ trình và tuân thủ các nguyên tắc

Để chuẩn bị và xác định chiến lược cho việc thay lõi, điều quan trọng là phải áp dụng cách tiếp cận giải quyết những thách thức kinh doanh cấp bách nhất. Thông thường, có ba lộ trình mà các công ty có thể thực hiện: chiến lược lõi kép với quá trình dần dịch chuyển khách hàng; cách tiếp cận tiên tiến tới một lớp trải nghiệm khách hàng mới; và tiến hành sự cải tổ ngoạn mục mà theo đó toàn bộ hệ thống cũ được nâng cấp hoặc thay thế.

Ngoài ra việc thực hiện thay lõi cần tuân thủ theo 6 nguyên tắc chính gồm: Tỷ suất hoàn vốn (ROI): nên xác định KPI sao cho có thể thúc đẩy phạm vi thay đổi, và nên được phân chia theo từng giai đoạn để tối đa hóa lợi ích;

Số liệu và mốc thời gian: cần đưa ra ví dụ kinh doanh rõ ràng với khung thời gian ước tính;

Sản phẩm và dữ liệu: cần lên kế hoạch chi tiết và nêu chính xác độ phức tạp của sản phẩm, dữ liệu;

Rủi ro: cần lập kế hoạch cho các sản phẩm và phân khúc khách hàng phù hợp với khẩu vị rủi ro và mục tiêu thương mại;

Tuân thủ: đảm bảo rằng mọi thay đổi về kế hoạch cơ sở hạ tầng hay mục tiêu đều tuân thủ các tiêu chuẩn quy định;

Tính linh hoạt: để quá trình thay đổi thành công, cần phải duy trì tính linh hoạt để ứng phó với các thay đổi và phản hồi.

Theo nền tảng ngân hàng đám mây Mambu, ngân hàng nên từng bước chuyển mình thành ngân hàng kỹ thuật số theo phương pháp tiếp cận đa lõi, dần dần thay thế lõi ngân hàng cũ khi công nghệ này không còn cần thiết.

Mambu gọi cách tiếp cận này là “chuyển đổi gia tăng”. Ngân hàng cần xác định cơ hội số (bao gồm cả kinh tế và công nghệ) để bắt đầu, sau đó ứng dụng các sáng kiến chuyển đổi kỹ thuật số theo tần suất tăng dần, áp dụng mô hình đa lõi, cho đến khi toàn bộ lõi kế thừa được thay thế.

Điều này cho phép các ngân hàng số hóa trong khi chuyển đổi lõi kế thừa với tốc độ phù hợp với mục tiêu, chiến lược, năng lực và khẩu vị rủi ro của mình.

Phạm Quang Minh

Tin liên quan

Tin khác

Bảo hiểm Agribank quyết tâm chuyển đổi số, hướng đến số hóa dịch vụ bảo hiểm

Bảo hiểm Agribank quyết tâm chuyển đổi số, hướng đến số hóa dịch vụ bảo hiểm

Thực hiện Nghị quyết 57-NQ/TW của Bộ Chính trị và triển khai Nghị quyết của Đảng ủy Agribank, Đảng ủy Bảo hiểm Agribank, HĐQT Bảo hiểm Agribank, Ban Chỉ đạo Chuyển đổi số tại Bảo hiểm Agribank chính thức được thành lập do đồng chí Nguyễn Tiến Hải - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐQT làm Trưởng ban. Ban chỉ đạo có nhiệm vụ đề ra Chiến lược và lộ trình đầu tư, phát triển Công nghệ thông tin giai đoạn 2025-2030, tầm nhìn đến 2035, đáp ứng yêu cầu đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và phát triển khoa học công nghệ trong tình hình mới.
Sacombank hợp tác thúc đẩy chuyển đổi số, nâng cao nhận thức tài chính số cho thế hệ trẻ

Sacombank hợp tác thúc đẩy chuyển đổi số, nâng cao nhận thức tài chính số cho thế hệ trẻ

Sacombank vừa ký kết hợp tác với Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam và Hội Sinh viên Việt Nam, phát động chiến dịch "Thanh niên xanh - Hành động nhanh" từ 2025 - 2028. Chiến dịch gồm nhiều hoạt động đào tạo và thực hành kiến thức, các cuộc thi khuyến khích tinh thần khởi nghiệp và sự kiện đồng hành cùng cộng đồng nhằm thúc đẩy chuyển đổi số, nâng cao nhận thức tài chính số, lan tỏa lối sống “Xanh – Khỏe – Đẹp” cho thế hệ trẻ Việt Nam.
Tiên phong đổi mới sáng tạo, ứng dụng công nghệ và chuyển đổi số

Tiên phong đổi mới sáng tạo, ứng dụng công nghệ và chuyển đổi số

Tiên phong đổi mới sáng tạo, ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số trong nghiên cứu, phát triển sản phẩm và quản trị điều hành, đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, Agribank đã và đang có những bước tiến dài trong hành trình 37 năm xây dựng, lớn mạnh và phát triển bền vững. Bước vào kỷ nguyên mới, Agribank tiếp tục nỗ lực, khẳng định sứ mệnh tiên phong của doanh nghiệp đóng vai trò chủ lực của nền kinh tế.
Chatbot - “Trợ thủ đắc lực” trong cuộc đua nâng tầm trải nghiệm khách hàng ngân hàng

Chatbot - “Trợ thủ đắc lực” trong cuộc đua nâng tầm trải nghiệm khách hàng ngân hàng

Trong làn sóng chuyển đổi số mạnh mẽ của ngành ngân hàng, Chatbot đang dần trở thành một công cụ chiến lược, giúp các ngân hàng thương mại nâng cao chất lượng dịch vụ, tối ưu quy trình vận hành và tạo dấu ấn cá nhân hóa trong chăm sóc khách hàng. Tuy nhiên, để khai thác trọn vẹn tiềm năng, vẫn còn nhiều thách thức đặt ra trong hành trình ứng dụng công nghệ này.
Agribank tiên phong chuyển đổi số, sẵn sàng cho những bứt phá

Agribank tiên phong chuyển đổi số, sẵn sàng cho những bứt phá

Trong thời gian qua, toàn ngành Ngân hàng đã triển khai quyết liệt thực hiện chỉ đạo của Bộ Chính trị tại Nghị quyết 57-NQ/TW về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số. Trong đó, Agribank là một trong số rất ít các đơn vị đầu tiên trong hệ thống tổ chức tín dụng (TCTD) tổ chức riêng một hội nghị quán triệt và thực hiện khẳng định sự chủ động sớm nhập cuộc, sẵn sàng bứt phá, cùng ngành Ngân hàng và đất nước bước vào kỷ nguyên mới...
Cách nào VPBank xây dựng ngân hàng số, không chi nhánh, phục vụ hàng triệu khách hàng

Cách nào VPBank xây dựng ngân hàng số, không chi nhánh, phục vụ hàng triệu khách hàng

Theo lãnh đạo VPBank, để hiện thực hóa "giấc mơ" xây dựng AI toàn diện, một tổ chức đơn lẻ là không đủ, thay vào đó việc xây dựng một hệ sinh thái số liền mạch và mạnh mẽ, đầu tư bài bản từ ban đầu sẽ là giải pháp phù hợp, một xu hướng không thể đảo ngược.
Techcombank nâng cao hiệu suất của lập trình viên hơn 30% nhờ AWS

Techcombank nâng cao hiệu suất của lập trình viên hơn 30% nhờ AWS

Nhờ triển khai dịch vụ Amazon Q Developer, Techcombank đã tối ưu hóa hiệu quả làm việc cho hơn 600 lập trình viên, thúc đẩy khả năng sáng tạo và cải thiện trải nghiệm khách hàng.
Sacombank và Microsoft Việt Nam ký kết hợp tác chiến lược về AI và dữ liệu, định hình tương lai ngân hàng số

Sacombank và Microsoft Việt Nam ký kết hợp tác chiến lược về AI và dữ liệu, định hình tương lai ngân hàng số

Vừa qua, Sacombank và Microsoft Việt Nam chính thức ký kết thỏa thuận hợp tác chiến lược nhằm thúc đẩy ứng dụng Trí tuệ nhân tạo (AI) và Dữ liệu trong ngành tài chính – ngân hàng, đánh dấu một bước tiến quan trọng trong chiến lược chuyển đổi số của Sacombank.
Ứng dụng AI nâng cao hiệu quả sáng tạo nội dung số

Ứng dụng AI nâng cao hiệu quả sáng tạo nội dung số

Chiều 11/3, tại Hà Nội, Thời báo Ngân hàng tổ chức khoá đào tạo chuyên đề: “Ứng dụng AI trong sáng tạo nội dung số”. Khoá đào tạo không chỉ tập trung vào các kỹ năng tác nghiệp báo chí hiện đại mà còn mở ra những góc nhìn mới về việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để tối ưu hóa quy trình sản xuất, sáng tạo nội dung của các cơ quan báo chí, truyền thông.
Phụ nữ Ngân hàng hội nhập cùng quá trình chuyển đổi số

Phụ nữ Ngân hàng hội nhập cùng quá trình chuyển đổi số

Ngày 07/03/2025, tại Hà Nội, Ban Vì sự tiến bộ phụ nữ ngành Ngân hàng phối hợp với Công đoàn Ngân hàng Việt Nam và Ngân hàng Standard Chartered tổ chức Hội thảo “Phụ nữ Ngân hàng hội nhập cùng quá trình chuyển đổi số”.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data