agribank-vietnam-airlines

Chuyện cây - chuyện người

Nguyễn Hiệp
Nguyễn Hiệp  - 
Yếu tố con người là vô cùng quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế, nhất là với chiến lược phát triển kinh tế dừa.
aa
Chuyện cây - chuyện người
Chị Nguyễn Thị Kim Thanh

Vừa rồi, nhân dịp về thăm xứ dừa Bến Tre, tôi được người bạn đãi món gà Đông Tảo quay nước dừa tuyệt ngon, lại được mời đi tham quan Lễ hội dừa được tổ chức rất hoành tráng, để rồi ấn tượng về dừa, về xứ dừa cứ trở đi trở lại trong tâm trí, thành một ám ảnh khôn nguôi...

Từ dừa đến người

Với chủ đề lễ hội: “Cây dừa Việt Nam hội nhập và phát triển”, cùng với con đường dừa được thiết kế dài trên 400 m (chia làm ba phần: “Dừa mãi đơm bông”, “Một thoáng quê dừa”, “Quê dừa ngày mới”), Bến Tre đã thật sự “đánh thức”, khơi gợi được hàng chuỗi giá trị toàn diện của dừa. Hàng trăm dòng sản phẩm dừa, liên quan đến dừa đã có mặt trong lễ hội là một minh chứng có thực về văn hóa dừa, kinh tế dừa, du lịch dừa.

Đứng giữa lễ hội độc đáo này, tôi tin và không còn thấy ngạc nhiên khi biết rằng các sản phẩm dừa Bến Tre đã được xuất sang hơn năm mươi nước trên thế giới. Theo thống kê gần đây nhất, diện tích phủ dừa của Bến Tre đã lên đến 67.000 ha, sản lượng gần 600 triệu trái, chiếm 40% tổng sản lượng dừa cả nước.

Chị Nguyễn Thị Bé, người bán dừa với bàn tay chặt dừa điệu nghệ, cho biết: “Tôi quê gốc Ba Tri, ông xã cũng quê Ba Tri. Cả nhà tôi ba đời nay đều sống gắn bó với cây dừa, trái dừa. Sống trong nhà lợp dừa, sinh hoạt trong vườn dừa quanh nhà, sáng ngủ dậy đã thấy dừa, nấu các món ăn bằng nước dừa, uống nước dừa… Dừa đã ở trong máu trong thịt trong hồn mình rồi. Dân dừa mà!”.

Quả thật, khi tiếp xúc với những người trồng dừa, sống với dừa, cả với các nghệ nhân chế tác, chế biến các sản phẩm dừa, cả với các doanh nghiệp kinh doanh dừa, cả những người tâm huyết nghiên cứu về cây dừa trong các hiệp hội, tôi đều thấy ở họ một điểm chung là họ đều rất tự hào mình là “dân dừa”. Dừa không chỉ là tình yêu mà còn là cuộc sống của họ.

Anh Lê Phương, một nông dân trồng dừa ở Giồng Trôm gặp chúng tôi khi cùng đi tham quan lễ hội, anh tâm sự, tỏ ý biết ơn những nhà khoa học đã vào cuộc cùng với nông dân, nhờ họ mà ngày nay nông dân đã biết chọn giống phù hợp, rành kỹ thuật canh tác, chăm sóc, bón phân, trừ sâu… Anh vui vẻ nói: “Giờ, năng suất dữ lắm, gấp mấy chục lần hồi xưa!”.

Trong lễ hội này, UBND tỉnh Bến Tre đã khen thưởng bốn nông dân: Nguyễn Văn Chúc (Châu Thành), Nguyễn Thanh Vũ (Mỏ Cày Nam), Nguyễn Văn Nhứt (Thạnh Phú) và Võ Văn Ron (Mỏ Cày Bắc), tất cả họ đều có diện tích canh tác từ 3.000 m2 trở lên, với mức thu nhập hơn 240 triệu đồng/năm và biết áp dụng kỹ thuật canh tác hiệu quả.

Đây là những tấm gương điển hình về “nhà đầu tiên” trong “bốn nhà”, mà theo niềm tin của tỉnh, nếu kết hợp được “bốn nhà” này một cách chặt chẽ, hợp lý thì không lo gì kinh tế dừa không “cất cánh”. Tôi tin với tâm huyết và quyết tâm của Bến Tre như vậy, trong tương lai gần, chúng ta sẽ nhìn thấy được một Bến Tre đi lên toàn diện từ “cây cầu dừa”.

Chuyện cây - chuyện người
Ấm chén dừa

Và từ người đến dừa

Trao đổi với chúng tôi, chị Nguyễn Thị Kim Thanh, Giám đốc Công ty Dừa Việt, (9, P.Bình An, Q.2, TP. HCM), hiện đang là chủ nhân của căn nhà dừa có một không hai ở huyện Củ Chi và là người liên tiếp nhận được 2 giải thưởng Sáng tạo Khoa học kỹ thuật TP.HCM, tâm sự: “Để một ý tưởng biến thành hiện thực không hề đơn giản, nhưng hãy cứ bắt đầu bằng nhiệt huyết”. Đó là chị đang nói về việc đa dạng hóa các sản phẩm về dừa, đề tài mà chị đau đáu suốt cả đời mình.

Từ một nhân viên kế toán, chỉ với lòng yêu dừa tha thiết mà chị đã dốc hết tâm sức tạo được căn nhà năm gian làm toàn bộ bằng dừa rất độc đáo. Chính ngôi nhà dừa này đã tạo ra một khơi gợi cho ngành du lịch TP.HCM, đó là sự chú trọng tôn vinh, khai thác văn hóa miệt vườn.

Ít người biết rằng để có được bộ cột nhà dừa ấy, chị Thanh đã tốn biết bao nhiêu mồ hôi, công sức, để xác định độ tuổi của dừa phải từ 60 năm trở lên là việc làm không khó, nhưng tìm được cây dừa thẳng, có tuổi ấy, lại thuyết phục được chủ nhân chịu bán là cả vấn đề khó khăn, là những chuyến xuôi ngược, là những cuộc lặn lội, ngóng ngó. Khi mua được rồi, tìm thợ khéo để chế tác cũng không hề đơn giản, vì xưa nay, ít có ai có ý định táo bạo là làm ngôi nhà tất cả đều bằng chất liệu dừa.

Thế mà cuối cùng mọi sự cố gắng của chị đã được bù đắp, ngôi nhà 120 m2 đã hoàn thành. Chưa dừng lại, chị muốn rằng tất cả các đồ dùng, nội thất bên trong cũng phải làm từ chất liệu dừa, vậy là lần lượt có mặt trong ngôi nhà của chị: “Tủ dừa, bàn ghế dừa, tranh trang trí dừa, bình tách chén bát muỗng đũa đều bằng dừa…”. “Tôi muốn bắt gáo dừa thức dậy!”.

Chị tuyên bố như thế khi nhận ra nét đẹp huyền ảo mà mộc mạc, bình dị mà sang trọng, dân dã mà hiện đại của những thớ vân, những sắc màu chuyển biến trên chiếc gáo dừa, một loại chất liệu đã sừng hóa, rất bền vững này.

Ít ai biết rằng những bức tranh dừa tuyệt đẹp của chị xuất đi nước ngoài ngày nay phải trải qua bao nhiêu thử nghiệm, có lúc gần xong phải đục bỏ, có lúc ý chủ ý thợ bất đồng phải hủy bỏ công việc, có lúc chị phải tất tả ngược xuôi tìm thợ khắp trong Nam ngoài Bắc.

Càng ít người biết đến nỗi vui mừng tột độ khi chị bán được bức tranh đầu tiên giá 100 triệu đồng, bởi nó kịp thời củng cố niềm tin và bảo vệ được niềm đam mê khát cháy của chị để chị mạnh dạn tiếp tục cho những bước đi sau này. Gần đây nhất, chị đã thành công trong việc tạo ra sản phẩm gạch ốp lát gáo dừa, đã được nhiều cá nhân, công ty trong và ngoài nước đặt hàng với số lượng lớn.

“Bao nhiêu năm tôi đơn độc thực hiện ước mơ. Nay tôi bắt đầu an tâm cho hướng phát triển kinh doanh của mình. Cái giá như vậy cũng không quá đắt", chị Thanh đúc kết về một chặng đường yêu thích, đam mê với dừa như thế, âu cũng là một cái kết có hậu cho sự nỗ lực không mệt mỏi.

Tôi muốn đơn cử về đức hy sinh, về tình yêu dừa và về quyết tâm nghĩ được làm được của chị Nguyễn Thị Kim Thanh như thế để nhấn mạnh rằng, chính yếu tố con người là vô cùng quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế, nhất là với chiến lược phát triển kinh tế dừa.

Nói về sản phẩm dừa ngày nay, có lẽ ai cũng biết đến sự đa dạng và phong phú, dừa thực phẩm, giải khát, dừa mỹ phẩm, dừa thủ công mỹ nghệ, dừa phân bón… Dừa xứ ta, theo thống kê của Hiệp hội Dừa châu Á - Thái Bình Dương đứng thứ 7 trong 15 quốc gia, quốc đảo trồng dừa.

Điều đó nói lên sự phát triển về công nghiệp chế biến và cả diện tích trồng dừa của Việt Nam đang phát triển rất mạnh. Chúng tôi rời khu vực lễ hội với niềm tin lớn lao, dừa Việt Nam sẽ phát triển và hội nhập vững vàng, đúng như chủ đề nêu ra của Lễ hội dừa năm nay.

Nguyễn Hiệp

Tin liên quan

Tin khác

Đặc sắc chương trình áo dài nghệ thuật “Hương sắc Việt Nam”

Đặc sắc chương trình áo dài nghệ thuật “Hương sắc Việt Nam”

Tối 13/4, tại Hà Nội, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tổ chức chương trình áo dài nghệ thuật “Hương sắc Việt Nam”.
Tổng Giám đốc NHCSXH được Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng tặng Bằng khen

Tổng Giám đốc NHCSXH được Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng tặng Bằng khen

Chiều 11/4/2025, trong khuôn khổ hội nghị biểu dương lao động giỏi, lao động sáng tạo giai đoạn 2020–2025 do Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) chi nhánh TP. Đà Nẵng tổ chức, UBND TP. Đà Nẵng đã trao tặng Bằng khen của Chủ tịch UBND thành phố cho ông Dương Quyết Thắng, Ủy viên Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc NHCSXH vì đã có thành tích xuất sắc trong hoạt động tín dụng chính sách, góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Bộ Xây dựng dự thảo Quy hoạch tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh

Bộ Xây dựng dự thảo Quy hoạch tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh

Bộ Xây dựng đang tiến hành lấy ý kiến rộng rãi đối với dự thảo Quy hoạch tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, với tổng chiều dài dự kiến hơn 461km. Thông tin này vừa được công bố, thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận về một dự án giao thông trọng điểm quốc gia.
Dự thảo Nghị định về giao dịch điện tử trong lĩnh vực BHXH và CSDLQG về bảo hiểm

Dự thảo Nghị định về giao dịch điện tử trong lĩnh vực BHXH và CSDLQG về bảo hiểm

Bộ Nội vụ đang lấy ý kiến về dự thảo Nghị định quy định về giao dịch điện tử trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội (BHXH) và Cơ sở dữ liệu quốc gia (CSDLQG) về bảo hiểm.
Làm sao để chuyển đổi xanh trong du lịch hiệu quả?

Làm sao để chuyển đổi xanh trong du lịch hiệu quả?

Ngày 11/4, trong khuôn khổ Hội chợ Du lịch Quốc tế Hà Nội - VITM 2025, Hiệp hội Du lịch Việt Nam tổ chức Diễn đàn "Phát triển điểm đến xanh - Nâng tầm du lịch Việt Nam".
Dầu gội trị chấy Aladin của Sao Thái Dương bị đình chỉ, thu hồi khẩn cấp do không đạt chất lượng

Dầu gội trị chấy Aladin của Sao Thái Dương bị đình chỉ, thu hồi khẩn cấp do không đạt chất lượng

Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) thông báo đình chỉ lưu hành, thu hồi và tiêu hủy lô dầu gội dược liệu sạch chấy Aladin - Hộp 1 tuýp 30g do không đạt chất lượng.
Hội chợ du lịch quốc tế quy mô nhất Việt Nam sẽ diễn ra tại TP. Hồ Chí Minh

Hội chợ du lịch quốc tế quy mô nhất Việt Nam sẽ diễn ra tại TP. Hồ Chí Minh

Hội chợ ITE HCMC 2025 - hội chợ du lịch quốc tế quy mô nhất Việt Nam và khu vực hạ nguồn sông Mê kông lần thứ 19 sẽ diễn ra từ ngày 4-6/9/2025, tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn (SECC), Quận 7, TP. Hồ Chí Minh.
Hanoi Metro phục vụ gần 5 triệu lượt hành khách trong quý I

Hanoi Metro phục vụ gần 5 triệu lượt hành khách trong quý I

Công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội (Hanoi Metro) cho biết, trong quý I/2025, Công ty đã tổ chức vận hành tuyệt đối an toàn 39.070 lượt tàu, phục vụ 4,78 triệu lượt hành khách, tăng 13,3% so với quý I/2024.
Hơn 600 tổ chức, doanh nghiệp tham gia xúc tiến, quảng bá du lịch tại VITM Hà Nội 2025

Hơn 600 tổ chức, doanh nghiệp tham gia xúc tiến, quảng bá du lịch tại VITM Hà Nội 2025

Ngày10/4/2025, Hội chợ Du lịch quốc tế Việt Nam - VITM Hà Nội 2025 với chủ đề “Phát triển điểm đến xanh, nâng tầm du lịch Việt Nam” đã khai mạc tại Trung tâm Triển lãm quốc tế ICE Hà Nội, Cung Văn hóa Hữu Nghị (Hà Nội).
NHNN Khu vực 2 sửa chữa và bàn giao nhà cho người dân Cần Giờ

NHNN Khu vực 2 sửa chữa và bàn giao nhà cho người dân Cần Giờ

Ngày 10/4, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Khu vực 2 bàn giao căn nhà sửa chữa tại khu phố Hưng Thạnh, thị trấn Cần Thạnh, huyện Cần Giờ, TP. Hồ Chí Minh. Đây là hoạt động nằm trong chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát cho người có hoàn cảnh khó khăn của ngành Ngân hàng thành phố.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data