agribank-vietnam-airlines

Chung sức giảm nghèo trên thảo nguyên xanh

aa
Với sự chỉ đạo quyết liệt từ các cấp ủy đảng, chính quyền, cùng sư hỗ trợ của nguồn vốn NHCSXH, tỷ lệ hộ nghèo của huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La đã giảm rõ rệt, đời sống người dân ngày được nâng cao.
chung suc giam ngheo tren thao nguyen xanh
Nguồn vốn cho vay ưu đãi của NHCSXH giúp hàng nghìn hộ dân ở huyện Mộc Châu vươn lên thoát nghèo

Niềm vui gấp bội trong lòng chúng tôi khi đến huyện Mộc Châu, được “tai nghe, mắt thấy” về vùng thảo nguyên của tỉnh Sơn La đã cùng các vùng miền trong cả nước khống chế, đẩy lùi được đại dịch Covid-19 để cuộc sống trở lại bình thường mới.

Điểm đáng mừng nữa là đến nay Mộc Châu đã giảm được tỷ lệ hộ nghèo chỉ còn 3,4% - một con số mơ ước về công tác giảm nghèo ở 1 huyện miền núi Tây Bắc, đồng thời minh chứng cho sự huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc và việc tập trung các nguồn lực, trong đó nguồn vốn tín dụng ưu đãi của Ngân hàng chính sách xã hội (NHCSXH) được xác định làm trụ cột cho chương trình giảm nghèo thực sự bền vững và hiệu quả.

Giám đốc NHCSXH huyện Mộc Châu, ông Nguyễn Thế Cần cho biết, trong suốt chặng đường 20 năm qua ngay từ thuở ban đầu NHCSXH huyện ra đời (năm 2002) đã gặp khó khăn, thiếu thốn bộn bề, đến thời gian gần đây thiên tai lũ quét, giá rét, dịch bệnh gây bao trở ngại, thử thách nhưng toàn đơn vị với quyết tâm bám sát sự chỉ đạo của ngân hàng cấp trên và lãnh đạo địa phương, dốc sức, đồng lòng thực thi nhiệm vụ tập trung huy động nguồn lực và chuyển tải kịp thời, an toàn nguồn vốn về tận làng bản, đến đúng đối tượng thụ hưởng, đáp ứng đầy đủ yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội và chương trình giảm nghèo bền vững của địa phương.

Đây không chỉ là nguyên nhân chủ yếu làm nên kết quả tăng trưởng dư nợ của NHCSXH Mộc Châu đến 30/6/2022 đạt xấp xỉ 386 tỷ đồng với 8.300 hộ đang vay vốn của 14 chương trình tín dụng ưu đãi (bình quân dư nợ tới 46,6 triệu đồng/hộ).

Từ sự quan tâm giúp đỡ của lãnh đạo các cấp, đặc biệt thông qua việc tích cực đưa Chỉ thị 40-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối tín dụng chính sách xã hội vào cuộc sống, nên các nguồn lực tài chính ở Mộc Châu được quy về một đầu mối là NHCSXH. Đơn cử hàng năm UBND huyện đều cân đối nguồn vốn ngân sách chuyển sang NHCSXH gần 9 tỷ đồng để cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn. Các quỹ hỗ trợ nông dân, phụ nữ, cựu chiến binh cũng bàn giao 730 triệu đồng ủy thác cho NHCSXH quản lý cho vay đúng đối tượng chỉ định. Nhờ vậy đã góp phần nâng tổng nguồn vốn tín dụng ưu đãi lên 391 tỷ đồng, tăng gấp 17 lần so với 20 năm trước, đạt tỷ lệ tăng trưởng trung bình mỗi năm 16%.

Cùng với đó, công tác phối hợp chặt chẽ của các ban ngành, đoàn thể địa phương, NHCSXH Mộc Châu đã kiên trì, năng động thực hiện các quy trình, thủ tục, phương thức cấp tín dụng chính sách trực tiếp thông qua mạng lưới 15 Điểm giao dịch trải rộng khắp huyện xuống tận các xã, bất kể vùng sâu, vùng cao biên giới và hệ thống 216 Tổ Tiết kiệm và vay vốn (TK&VV) tại thôn bản và gần 200 hội, đoàn thể cấp huyện, cấp xã, làng bản, thường xuyên làm tốt dịch vụ ủy thác và chuyển tải nhanh chóng nguồn vốn ưu đãi đến đúng đối tượng thụ hưởng.

chung suc giam ngheo tren thao nguyen xanh
NHCSXH Mộc Châu tiếp tục ưu tiên nguồn vốn cho các hộ nghèo và gia đình đồng bào DTTS khó khăn, các xã bản vùng sâu

Gia đình ông Lương Văn Quy, ở bản Hoa 1 xã Tân Lập là một trong nhiều trường hợp được hưởng lợi từ nguồn vốn tín dụng ưu đãi. Qua trò chuyện được biết, ông Quy đã sử dụng 50 triệu đồng vay từ chương trình tín dụng hộ nghèo để đầu tư nuôi bò sinh sản. Sau 3 năm miệt mài chăm sóc, gia đình đã vươn lên thoát nghèo và mới đây còn được vay tiếp gấp 2 lần số tiền vay lần đầu để thâm canh đồi cây ăn quả và mở rộng chuồng trại chăn nuôi đàn gia súc, gia cầm.

Còn gia đình chị Hoàng Thị Lá ở bản Phách, xã Chiềng Khừa nhờ vay vốn ưu đãi thuận lợi đã cải tạo 5000m2 đất đồi thành vườn trồng chanh leo cam lòng vàng. Đất đã chẳng phụ công người lao động siêng năng, chanh leo kết trái, cam sai trĩu cành, bán được giá, cho gia đình chị thu hoạch bình quân tới 6-7 triệu đồng mỗi tháng, bằng cả năm trồng lúa nương, khoai mỳ. “Nhờ có chính sách vay vốn ưu đãi của Nhà nước, gia đình tôi nở mày nở mặt. Cứ đà này đến cuối năm nay, nhà tôi trả hết nợ ngân hàng và thoát hẳn nghèo như đã đăng ký”, chị Lá chia sẻ.

Giám đốc Nguyễn Thế Cần khẳng định. “Thời gian tới, NHCSXH Mộc Châu tiếp tục ưu tiên đầu tư các hộ nghèo và gia đình đồng bào DTTS khó khăn, các xã bản vùng sâu, vùng biên giới, vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch Covid-19…; đảm bảo 100% hộ nghèo và các đối tượng chính sách có nhu cầu và đủ điều kiện đều được vay vốn ưu đãi và tiếp cận các dịch vụ do NHCSXH triển khai thực hiện”.

Đây không chỉ là lời hứa của người cán bộ quản lý nguồn vốn ưu đãi ở một huyện miền núi biên giới của tỉnh Sơn La mà còn là phương châm hành động của những người làm tín dụng chính sách trong hệ thống NHCSXH đang thực hiện theo phương châm “thấu hiểu lòng dân, tận tâm phục vụ”.

Minh Dư

Tin liên quan

Tin khác

Tăng cho vay tín chấp đối với nông hộ và các mô hình sản xuất theo chuỗi

Tăng cho vay tín chấp đối với nông hộ và các mô hình sản xuất theo chuỗi

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) vừa trình Chính phủ dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 55/2015/NĐ-CP về chính sách tín dụng phát triển nông nghiệp, nông thôn. Dự thảo được cập nhật nhiều quy định mới về mức cho vay không có tài sản đảm bảo đối với cá nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác, hộ kinh doanh, HTX, liên hiệp HTX và chủ trang trại.
Co-opBank đồng hành cùng hệ thống QTDND

Co-opBank đồng hành cùng hệ thống QTDND

30 năm hình thành và phát triển, Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam (Co-opBank) đã phát huy tốt vai trò Ngân hàng đầu mối, là “trụ đỡ” cho các quỹ tín dụng nhân dân (QTDND) hoạt động hiệu quả, an toàn và phát triển bền vững thông qua công tác điều hòa vốn. Đây là nền tảng để các QTDND mở rộng quy mô, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, góp phần xóa đói giảm nghèo, hạn chế tín dụng “đen”, thực hiện chính sách “Tam nông”: nông nghiệp - nông dân - nông thôn, xây dựng nông thôn mới và phát triển kinh tế - xã hội.
Cần Thơ: Rà soát nhu cầu vay vốn tín dụng chính sách đến từng nhóm khách hàng

Cần Thơ: Rà soát nhu cầu vay vốn tín dụng chính sách đến từng nhóm khách hàng

Lãnh đạo UBND TP. Cần Thơ đề nghị các sở, ngành tổ chức rà soát nhu cầu vay vốn tín dụng chính sách của tất cả các nhóm khách hàng.
Đồng vốn Agribank - động lực cho khởi nghiệp thành công

Đồng vốn Agribank - động lực cho khởi nghiệp thành công

Bắt đầu câu chuyện về hành trình hơn 30 năm làm trang trại, trồng cây ăn quả của mình, ông Lê Văn Bình, Giám đốc Hợp tác xã Nga Hải (Nghi Xuân, Hà Tĩnh), kể về những gian nan đã trải qua. Năm 1993, trong thời điểm vô cùng khó khăn, ông đã được Agribank chi nhánh Hà Tĩnh cho vay thế chấp 100 triệu đồng để làm nông nghiệp. Đây là khách hàng đầu tiên được vay nhiều đến thế trên địa bàn lúc đó. Với đồng vốn này, ông dùng để san lấp mặt bằng, đầu tư con giống như nuôi bò, dê, sau đó là vịt, ngan…
Dòng chảy tín dụng chính sách giữa đại ngàn Tây Nguyên

Dòng chảy tín dụng chính sách giữa đại ngàn Tây Nguyên

Tây Nguyên - vùng đất đại ngàn huyền thoại với bạt ngàn cà phê, sao su, hồ tiêu nằm cạnh những dòng suối róc rách len lỏi giữa núi rừng. Đây là nơi cư ngụ của nhiều hộ gia đình đồng bào dân tộc thiểu số, lưu giữ những nét văn hoá độc đáo. Song đằng sau vẻ đẹp ấy là những khó khăn, chật vật trong đời sống của một bộ phận người dân, những con người đã “vượt khó đi lên” nhờ đồng vốn tín dụng chính sách.
Lạng Sơn: Nâng cao hơn nữa hiệu quả tín dụng chính sách xã hội

Lạng Sơn: Nâng cao hơn nữa hiệu quả tín dụng chính sách xã hội

Trong những năm qua, nguồn vốn tín dụng ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đã tạo sự thay đổi, giảm tỷ lệ hộ nghèo, nâng cao đời sống người dân trên mảnh đất Xứ Lạng. Với nhiều chương trình cho vay, người dân không chỉ hưởng thụ nguồn vốn ưu đãi cho vay sản xuất, kinh doanh, mà còn có thể vay cho con em đi học, làm nhà ở.
Agribank đồng hành xây dựng nền nông nghiệp Việt Nam hiện đại

Agribank đồng hành xây dựng nền nông nghiệp Việt Nam hiện đại

Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch là một trong những lĩnh vực ưu tiên của Chính phủ, NHNN và Agribank. Chính vì thế, trong chiến lược kinh doanh, Agribank xác định cho vay nông nghiệp, nông thôn là trọng tâm. Trong đó, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch là lĩnh vực được ưu tiên và luôn được dành nhiều ưu đãi cho khách hàng vay vốn qua việc đồng bộ triển khai nhiều giải pháp để tạo nguồn vốn cho tăng trưởng tín dụng và hỗ trợ khách hàng.
Ninh Thuận nâng cao chất lượng tín dụng chính sách

Ninh Thuận nâng cao chất lượng tín dụng chính sách

Với nhiều nỗ lực, đến nay, nhu cầu vay vốn của hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác ở Ninh Thuận để đầu tư sản xuất, kinh doanh đã được đáp ứng kịp thời...
Kiến tạo sức mạnh nội sinh tiếp sức Lào Cai phát triển

Kiến tạo sức mạnh nội sinh tiếp sức Lào Cai phát triển

Trong năm 2024, vốn tín dụng chính sách xã hội đã hỗ trợ đầu tư sản xuất kinh doanh cho 23.705 lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác, trong đó cho vay hộ nghèo 5.383 hộ, 2.635 hộ cận nghèo, 1.213 hộ mới thoát nghèo, tạo việc làm cho 4.941 lao động, 36 lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài và 35 người chấp hành xong án phạt tù được tiếp cận nguồn vốn có việc làm...
Giúp người nghèo tự tin phát triển kinh tế

Giúp người nghèo tự tin phát triển kinh tế

Những ngày này, vùng núi cao Bắc Kạn đâu đâu cũng rộn ràng không khí chào đón Xuân. Những cánh rừng già xanh tốt, những ruộng lúa, đồi ngô chín vàng... là minh chứng cho cuộc sống thanh bình, khởi sắc của người dân nơi đây.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data