agribank-vietnam-airlines

Chứng khoán và “bẫy” của khối ngoại

Nguyễn Sơn
Nguyễn Sơn  - 
Trái ngược với nhiều dự đoán, biểu đồ giao dịch của khối ngoại trong 1 tháng qua lại cho thấy khối ngoại đang rút vốn ra khỏi thị trường với giá trị rất lớn và liên tục.
aa
Chứng khoán tuần: Hành động lạ và khác biệt của khối ngoại
Khi khối ngoại dẫn lối BĐS
Thị trường trái phiếu: Khối ngoại mua ròng tới 1.426 tỷ đồng

Tổng giám đốc Công ty quản lý quỹ PXP Vietnam Asset Management - ông Kevin Snowball mới đây lại xuất hiện trên kênh truyền hình nổi tiếng CNBC, ca ngợi nền kinh tế Việt Nam đang cải thiện rất nhanh chuỗi giá trị sản xuất. Ông cũng liệt kê khá nhiều những DN niêm yết rất hấp dẫn và phù hợp cho các nhà đầu tư nước ngoài.

Diễn biến chỉ số VN-Index trong hơn 1 tháng qua cũng phản ánh sự tin tưởng của các nhà đầu tư trong và ngoài nước lớn đến mức độ nào khi liên tục duy trì ở mức điểm khá cao 660 - 670 điểm, thậm chí còn đang mấp mé tiến lên cột mốc mới 680 điểm và có thể là 700 điểm như dự đoán của một số chuyên gia.

Nhưng chúng ta hãy xem khối ngoại thực tế đang làm gì? Trái ngược với nhiều dự đoán, biểu đồ giao dịch của khối ngoại trong 1 tháng qua lại cho thấy khối ngoại đang rút vốn ra khỏi thị trường với giá trị rất lớn và liên tục.

Chứng khoán và “bẫy” của khối ngoại
Ảnh minh họa

Rõ ràng, trong lúc các nhà đầu tư trong nước đang hưng phấn, gọi nhau tham gia thị trường thì trái lại, các nhà đầu tư ngoại ma mãnh đang lặng lẽ thoái lui một cách quyết đoán, thậm chí có vẻ còn đi ngược lại với những lời ca ngợi của chính họ về Việt Nam!

Dĩ nhiên, chỉ số VN-Index đi lên vững chắc là một điều đáng mừng bởi nó phản ánh triển vọng của nền kinh tế đang sáng sủa trong các năm tới. Dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đăng ký vào Việt Nam trong 8 tháng đầu năm khá khả quan khi lên tới 14,4 tỷ USD, tăng 7,7% so với cùng kỳ năm trước, chứng tỏ quá trình xoay chuyển từ Trung Quốc sang Đông Nam Á của dòng vốn ngoại vẫn đang diễn ra tích cực.

Nhưng có một con số đáng lo ngại, hơn 70% giá trị xuất khẩu 8 tháng đầu năm nay của Việt Nam là từ các DN ngoại. Con số này cho thấy những người kinh doanh hiệu quả nhất tại Việt Nam hiện không phải là các DN trong nước mà rất nhiều trong số đó đang niêm yết, vì thế VN-Index có thể chưa là phong vũ biểu phản ánh bản chất thật của nền kinh tế thực như nhiều người lầm tưởng.

Khó khăn cho các DN nội vẫn còn rất lớn. Ngành dệt may là một ví dụ. 7 tháng đầu năm, tổng giá trị xuất khẩu của ngành dệt may chỉ đạt 13,2 tỷ USD, tăng trưởng khiêm tốn 5,4% so với cùng kỳ và đây được xem là năm khó khăn nhất của toàn ngành trong khoảng 3 năm trở lại đây.

Khá nhiều DN nội đang cháy đơn hàng, phải tiết giảm công suất sản xuất như Công ty May Đông Bình, May Thắng Lợi, May Bình Dương, May Thành Thành Công… thậm chí ngay cả ông lớn là Vinatext cũng phải lao đao.

Giải thích cho điều này không khó. Thị trường tiêu thụ thế giới đang chật vật. Hàng may mặc Việt Nam lại chịu áp lực cạnh tranh từ các quốc gia mới nổi như Campuchia, Lào khi các quốc gia này được hưởng thuế suất ưu đãi 0% khi xuất vào EU và Mỹ, trong khi các hiệp định FTA giữa Việt Nam với châu Âu hay TPP phải tốn ít nhất 2-3 năm nữa mới đi vào thực thi.

Đó còn là áp lực về tỷ giá. Đồng USD đang trở lại xu thế tăng sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) mới đây phát đi tín hiệu sẽ không còn chần chừ trong việc nâng lãi suất. Các nhà đầu tư ngoại vì thế cũng tỏ ra quan ngại về suất sinh lợi đầu tư của mình tại Việt Nam khi quy ra USD.

Tất nhiên, bên cạnh hoài nghi cũng có một số dấu hiệu tích cực thúc đẩy niềm tin của nhà đầu tư. Chính phủ đang bàn thảo để thoái vốn khỏi một loạt các DN lớn trong các lĩnh vực cơ bản và hấp dẫn như ngân hàng, bảo hiểm, bất động sản, nhựa, sữa và cả bia như tại Sabeco và Habeco.

Đặt cược vào ván bài thoái vốn này, giá cổ phiếu các DN lớn như Vinamilk (VNM) hay nhựa Bình Minh (BMP) đã xác lập các kỷ lục về giá, thậm chí mức vốn hóa thị trường của VNM đã lên tới 10 tỷ USD, trở thành DN Việt đầu tiên lọt vào top 50 DN hàng đầu châu Á của Tạp chí Forbes châu Á mới đây.

Vietcombank mới đây đã bán 7,7% cổ phần cho quỹ đầu tư GIC của Singapore thu về hàng trăm triệu USD, Vietnamairlines bán cổ phần cho Tập đoàn ANA Holdings. Một số ngân hàng lớn trong nước như: VietinBank, BIDV hay Techcombank đang lên kế hoạch trở lại thị trường trái phiếu quốc tế nhằm bổ sung cho vốn cấp 2. Đó tất nhiên là các dấu hiệu tích cực nhưng đối với một số nhà đầu tư ngoại trên thị trường chứng khoán, có lẽ điều này là chưa đủ.

Nguyễn Sơn

Tin liên quan

Tin khác

Cuộc "lội ngược dòng" ngoạn mục của thị trường chứng khoán

Cuộc "lội ngược dòng" ngoạn mục của thị trường chứng khoán

Tuần giao dịch vừa qua (8-12/4) có thể được xem là một trong những tuần “lịch sử” của thị trường chứng khoán Việt Nam, với những biến động mạnh mẽ chưa từng thấy trong thời gian gần đây. VN-Index chứng kiến cú rơi mạnh tới hơn 223 điểm chỉ trong 4 phiên đầu tuần, khiến nhà đầu tư chìm sâu trong tâm lý hoảng loạn. Thế nhưng, chỉ trong hai phiên cuối tuần, thị trường bất ngờ đảo chiều mạnh mẽ, tăng hơn 126 điểm, khép lại tuần tại mốc 1.222,46 điểm - một cú lội ngược dòng mang đậm dấu ấn "tàu lượn siêu tốc".
Dòng tiền phân hóa, VN-Index tăng hơn 54 điểm

Dòng tiền phân hóa, VN-Index tăng hơn 54 điểm

Bước vào phiên giao dịch sáng ngày 11/4, thị trường có chút chững lại sau phiên bật mạnh hôm qua. Sắc tím chỉ còn rải rác, nhóm cổ phiếu bluechip đóng vai trò là điểm tựa chính giúp VN-Index tiếp tục tăng điểm.
Ghi nhận phiên tăng mạnh nhất lịch sử, VN-Index tăng 74 điểm

Ghi nhận phiên tăng mạnh nhất lịch sử, VN-Index tăng 74 điểm

Ngày 10/4, VN-Index mở phiên tạo gap tăng 72 điểm sau thông tin Mỹ tạm giảm mức thuế đối ứng trong vòng 90 ngày.
Cung vẫn lấn át cầu bắt đáy, VN-Index mất thêm 38,49 điểm

Cung vẫn lấn át cầu bắt đáy, VN-Index mất thêm 38,49 điểm

Ngày 9/4, thị trường chứng khoán mở phiên với VN-Index tiếp tục tạo gap giảm 59 điểm theo quán tính. Chỉ số chung sau đó tăng mạnh lấp ngay gap giảm khi có tin tức về lịch đàm phán thuế quan với Mỹ.
Bài 4: PAN - Từ doanh nghiệp trung bình thành gã khổng lồ nhờ quản trị tiên phong

Bài 4: PAN - Từ doanh nghiệp trung bình thành gã khổng lồ nhờ quản trị tiên phong

Hơn một thập kỷ trước, khi quản trị công ty còn là khái niệm xa lạ với nhiều doanh nghiệp Việt Nam, PAN đã dũng cảm tiên phong áp dụng các chuẩn mực quốc tế. Kết quả là đã hình thành một tập đoàn nông nghiệp - thực phẩm hàng đầu với doanh thu kỷ lục 16.000 tỷ đồng trong năm 2024 và niềm tin vững chắc từ nhà đầu tư toàn cầu. Trong cuộc trao đổi với Thời báo Ngân hàng, ông Nguyễn Hồng Hiệp, Giám đốc Đối ngoại Tập đoàn PAN, đã hé lộ bí quyết đằng sau hành trình ấn tượng này.
Áp lực bán mạnh chưa dừng lại, VN-Index tiếp tục rơi gần 80 điểm

Áp lực bán mạnh chưa dừng lại, VN-Index tiếp tục rơi gần 80 điểm

Ngày 8/4, VN-Index mở phiên tiếp tục quán tính giảm mạnh 26 điểm. Lực cung nhanh chóng dâng cao khi áp lực call margin và bán giải chấp lớn xuất hiện vào khung giờ xử lý từ 10 giờ sáng. Hầu hết các cổ phiếu trên thị trường đều chìm trong sắc đỏ hoặc giảm sàn.
Bài 3: Quản trị công ty - chìa khóa nâng hạng thị trường chứng khoán

Bài 3: Quản trị công ty - chìa khóa nâng hạng thị trường chứng khoán

Thị trường chứng khoán Việt Nam đang hướng tới mục tiêu nâng hạng từ cận biên lên mới nổi, mở ra cơ hội thu hút từ 5-8 tỷ USD vốn đầu tư quốc tế trong ngắn hạn và lên tới 25 tỷ USD vào năm 2030, theo Ngân hàng Thế giới. Trong hành trình này, quản trị công ty nổi lên như chìa khóa then chốt, không chỉ giúp doanh nghiệp đáp ứng tiêu chuẩn khắt khe của nhà đầu tư toàn cầu mà còn khẳng định vị thế trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt. Làm thế nào để quản trị công ty trở thành đòn bẩy đưa Việt Nam tiến xa trên bản đồ tài chính thế giới?
Bài 2: Quản trị công ty tại Việt Nam đứng trước nhiều thách thức

Bài 2: Quản trị công ty tại Việt Nam đứng trước nhiều thách thức

Dù đã đạt được những bước tiến đáng kể, thực trạng quản trị công ty tại Việt Nam vẫn bộc lộ nhiều hạn chế, từ mức độ minh bạch thấp đến việc áp dụng công nghệ và ESG còn chậm chạp. Liệu Việt Nam có thể vượt qua thách thức này để nâng cao hiệu quả hoạt động?
Bài 1: Quản trị công ty - lá chắn và bệ phóng cho doanh nghiệp Việt trong kỷ nguyên hội nhập

Bài 1: Quản trị công ty - lá chắn và bệ phóng cho doanh nghiệp Việt trong kỷ nguyên hội nhập

Việt Nam đang đứng trước cơ hội lớn để thu hút 25 tỷ USD vốn đầu tư quốc tế vào năm 2030 và nâng hạng thị trường chứng khoán từ cận biên lên mới nổi, theo dự báo của Ngân hàng Thế giới. Tuy nhiên, các chuyên gia tài chính cho rằng, để biến tiềm năng thành hiện thực, doanh nghiệp Việt cần vượt qua thách thức về quản trị công ty – yếu tố vừa là “lá chắn sống” bảo vệ trước rủi ro, vừa là “bệ phóng” để gia tăng giá trị và khẳng định vị thế trên trường quốc tế. Chùm bài viết này sẽ khám phá vai trò then chốt của quản trị công ty, phân tích thực trạng áp dụng tại Việt Nam và làm rõ cách nó trở thành chìa khóa để nâng hạng thị trường chứng khoán trong bối cảnh toàn cầu hóa.
Đẩy mạnh công nghệ trong lĩnh vực chứng khoán - bước đi chiến lược

Đẩy mạnh công nghệ trong lĩnh vực chứng khoán - bước đi chiến lược

Thị trường chứng khoán Việt Nam đang ngày càng khẳng định vai trò quan trọng như một kênh huy động vốn trung và dài hạn hiệu quả cho nền kinh tế. Bước sang năm 2025, Bộ Tài chính thể hiện quyết tâm phát triển thị trường theo hướng ổn định, minh bạch và bền vững thông qua hàng loạt giải pháp đồng bộ. Nổi bật trong số đó là việc sớm đưa hệ thống công nghệ mới KRX vào vận hành và khuyến khích các công ty thành viên nâng cấp hạ tầng công nghệ để phục vụ nhà đầu tư tốt hơn, qua đó thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của thị trường chứng khoán trong giai đoạn mới. Những nỗ lực này không chỉ nhằm cải thiện hiệu quả hoạt động mà còn hướng tới mục tiêu nâng hạng thị trường, đưa chứng khoán Việt Nam tiến gần hơn đến các tiêu chuẩn quốc tế.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data