agribank-vietnam-airlines

Chủ tịch nước Tô Lâm: Các gia đình chính sách phải luôn được hưởng đầy đủ thành quả của sự nghiệp đổi mới

 - 
Nhân kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2024), chiều 22/7, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Tô Lâm gặp mặt thân mật Đoàn đại biểu người có công với cách mạng tiêu biểu toàn quốc năm 2024.
aa
Chủ tịch nước Tô Lâm: Các gia đình chính sách phải luôn được hưởng đầy đủ thành quả của sự nghiệp đổi mới- Ảnh 1.
Chủ tịch nước Tô Lâm với các đại biểu - Ảnh: TTXVN
Tham dự cuộc gặp có các đồng chí Uỷ viên Trung ương Đảng: Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước Lê Khánh Hải; Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung; Thượng tướng Trần Quốc Tỏ, Thứ trưởng Bộ Công an; Thượng tướng Võ Minh Lương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng; Tổng Biên tập báo Nhân Dân Lê Quốc Minh; đại diện lãnh đạo một số ban, bộ, ngành Trung ương và Hà Nội.

Cùng dự còn có sự hiện diện của 91 đại biểu là các Mẹ Việt Nam Anh hùng, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng lao động, các đồng chí thương binh, bệnh binh, thân nhân gia đình liệt sĩ tiêu biểu toàn quốc năm 2024.

Trước khi bắt đầu cuộc gặp mặt, Chủ tịch nước Tô Lâm và các đại biểu đã dành một phút tưởng niệm Tổng Bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng.

Cả nước đã xác nhận được 9,2 triệu người có công và thân nhân người có công

Báo cáo của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội cho biết, 77 năm qua, thực hiện lời dạy của Bác Hồ kính yêu, Đảng, Nhà nước và nhân dân ta luôn quan tâm, chăm lo, thực hiện tốt công tác đền ơn đáp nghĩa đối với người có công với cách mạng và thân nhân. Đến nay, cả nước đã xác nhận được 9,2 triệu người có công và thân nhân người có công, chế độ ưu đãi ngày một nâng cao gắn liền với sự bảo đảm công bằng và sự đồng thuận của toàn xã hội.

Các hoạt động đền ơn đáp nghĩa, phong trào "Toàn dân chăm sóc các gia đình thương binh, liệt sĩ và người có công với cách mạng", ngày càng phát triển sâu rộng, được xã hội đồng tình hưởng ứng, cùng chăm lo, trở thành nét đẹp truyền thống của dân tộc. Từ năm 2013 đến nay, cả nước đã vận động gần 7.900 tỷ đồng để hỗ trợ hộ gia đình người có công; xây dựng mới 67.700 căn nhà và sửa chữa gần 45.900 căn nhà tình nghĩa với tổng kinh phí hỗ trợ trên 12.700 tỷ đồng; tặng hơn 110.000 sổ tiết kiệm cho gia đình chính sách với trên 403 tỷ đồng và hỗ trợ một số trường hợp đặc biệt khó khăn, 2.412 Bà Mẹ Việt Nam Anh hùng còn sống được các tổ chức nhận chăm sóc, phụng dưỡng suốt đời.

Công tác xem xét, giải quyết hồ sơ tồn đọng là một trong những kết quả nổi bật trong việc thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng thời gian qua, với việc đã xem xét, giải quyết dứt điểm hơn 7.000 hồ sơ tồn đọng, trình Thủ tướng Chính phủ công nhận và cấp bằng Tổ quốc ghi công đối với hơn 2.400 liệt sĩ, hơn 2.700 thương binh, người hưởng chính sách như thương binh.

Thời gian qua, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã triển khai Đề án xác định hài cốt liệt sĩ còn thiếu thông tin (Đề án 150), được thực hiện chủ yếu với phương pháp giám định ADN và thực chứng. Phương pháp giám định ADN đã triển khai gần 10.000 mẫu hài cốt liệt sĩ và hơn 3.000 mẫu sinh phẩm thân nhân liệt sĩ. Kết quả, đã so sánh đối khớp được hơn 1.000 danh tính liệt sĩ để báo tin về cho thân nhân.

Bày tỏ vui mừng, xúc động được gặp mặt các đại biểu người có công tiêu biểu toàn quốc, thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, thành kính tưởng nhớ các anh hùng liệt sĩ đã hy sinh vì Tổ quốc, Chủ tịch nước Tô Lâm đã trân trọng gửi tới các Mẹ Việt Nam Anh hùng, Anh hùng Lực lượng vũ trang, các thương binh, bệnh binh, thân nhân gia đình liệt sĩ và người có công với cách mạng lời thăm hỏi chân tình, tình cảm sâu nặng và lòng biết ơn sâu sắc nhất.

Chủ tịch nước cho biết, thấm nhuần đạo lý "Uống nước nhớ nguồn", "Đền ơn đáp nghĩa" của dân tộc Việt Nam và ý nguyện của Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong suốt 77 năm qua, nhất là trong gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách hỗ trợ thương binh, bệnh binh, thân nhân liệt sĩ, ưu đãi người có công với cách mạng. Các cấp ủy đảng, chính quyền đã luôn luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo làm tốt công tác đền ơn đáp nghĩa đối với thương binh, liệt sĩ, người có công với cách mạng để bày tỏ lòng biết ơn, tri ân sâu sắc đối với những người đã không tiếc máu xương, hy sinh cho độc lập, tự do của Tổ quốc, hạnh phúc của nhân dân.

Chủ tịch nước hoan nghênh ý chí tự lực, tự cường giúp nhiều thương binh, bệnh binh, thân nhân liệt sĩ và người có công đã vượt lên thương tật, khó khăn, hòa mình vào cuộc sống, tiếp tục cống hiến sức lực, trí tuệ, nêu gương sáng trong lao động, sản xuất, công tác, chiến đấu, học tập..., góp phần bảo vệ và xây dựng quê hương, đất nước ngày càng giàu đẹp, văn minh.

Phấn đấu bảo đảm 100% người có công phải có mức sống trên mức trung bình so với dân cư cùng địa bàn

Thay mặt lãnh đạo Đảng và Nhà nước, Chủ tịch nước đánh giá cao và biểu dương các bộ, ban, ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị, cá nhân trong và ngoài nước đã tích cực hưởng ứng và thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, tham gia tích cực, đóng góp vào công tác thương binh và người có công; triển khai nhiều chương trình có ý nghĩa, trong đó Hội hỗ trợ liệt sĩ đã tích cực tham gia các phong trào "Đền ơn đáp nghĩa", "Toàn dân chăm sóc các gia đình thương binh, liệt sĩ và người có công với cách mạng" với nhiều hoạt động cụ thể, thiết thực.

Để tiếp tục thực hiện tốt công tác đền ơn đáp nghĩa, chăm sóc người có công, gia đình thương binh liệt sĩ, Chủ tịch nước đề nghị các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể tiếp tục quan tâm thực hiện nghiêm túc các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước để người có công, thân nhân liệt sĩ, các gia đình chính sách luôn được hưởng đầy đủ thành quả của sự nghiệp đổi mới đất nước, không để ai bị bỏ lại phía sau, thực hiện tốt lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Máu đào của các liệt sĩ đã nhuộm lá cờ cách mạng càng thêm đỏ chói. Sự hy sinh của các liệt sĩ đã chuẩn bị cho đất nước ta nở hoa độc lập, kết quả tự do”, “Đối với những người con trung hiếu ấy, Chính phủ và đồng bào phải báo đáp thế nào cho xứng đáng".

Theo Chủ tịch nước, cần tiếp tục giải quyết tốt các chế độ, chính sách, nhất là công tác giải quyết hậu quả sau chiến tranh, tìm kiếm, quy tập mộ liệt sĩ, những trường hợp người có công còn tồn đọng, hoặc chưa được hưởng đầy đủ chính sách; quan tâm cải thiện đời sống, chăm sóc sức khỏe người cô đơn, không nơi nương tựa; phấn đấu bảo đảm 100% người có công phải có mức sống trên mức trung bình so với dân cư cùng địa bàn, được hưởng các chế độ, chính sách đầy đủ nhất; quan tâm ưu tiên để giải quyết khó khăn, xóa đói, giảm nghèo cho các đối tượng yếu thế, vùng sâu vùng xa, vùng đồng bào dân tộc, biên giới, hải đảo trên cả nước.

Cùng với đó, Chủ tịch nước cho rằng phải nâng cao chất lượng công tác giáo dục truyền thống, lý tưởng cách mạng, đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, “Đền ơn đáp nghĩa” cho các thế hệ trẻ mai sau, để bồi đắp niềm tin, tự hào dân tộc, phát huy tinh thần yêu nước, tự lực, tự cường, viết tiếp trang sử vẻ vang mà bao thế hệ cha ông đã đổ xương máu, hy sinh vì nền độc lập dân tộc, toàn vẹn lãnh thổ, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Chủ tịch nước cũng đề nghị Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tiếp tục thực hiện tốt vai trò cơ quan quản lý Nhà nước về thương binh, liệt sĩ và người có công. Đồng thời tiếp tục phát huy các kết quả đã đạt được, tập trung nghiên cứu, tham mưu, hoàn thiện chính sách, pháp luật về người có công với cách mạng bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ, phù hợp với yêu cầu thực tiễn, góp phần bù đắp những đau thương, mất mát, hậu quả sau chiến tranh, coi đó là bổn phận, là tình cảm để tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với những người đã cống hiến cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước và bảo vệ vững chắc Tổ quốc.

Chủ tịch nước tin tưởng rằng, với kết quả đạt được trong thời gian qua, công tác chăm sóc người có công với cách mạng luôn được các cấp, ngành, doanh nghiệp, người dân hưởng ứng, tham gia tích cực, để những người có công với cách mạng ngày càng được chăm sóc chu đáo, cả về vật chất và tinh thần./.

Theo TTXVN

Tin liên quan

Tin khác

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đến Hà Nội, bắt đầu chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đến Hà Nội, bắt đầu chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam

Trưa 14/4, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình đã tới Hà Nội, bắt đầu thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam trong hai ngày 14-15/4, theo lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm và Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Lương Cường.
Sẽ có nghị định mới về quản lý ODA, vốn vay ưu đãi

Sẽ có nghị định mới về quản lý ODA, vốn vay ưu đãi

Tại cuộc họp của Ban Chỉ đạo quốc gia về ODA và vốn vay ưu đãi chiều 13/4, Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn yêu cầu Bộ Tài chính khẩn trương hoàn thiện để trình Thủ tướng Chính phủ nghị định thay thế Nghị định 114/2021/NĐ-CP và Nghị định số 20/2023/NĐ-CP về quản lý, sử dụng ODA và vốn vay ưu đãi trước ngày 30/4/2025.
Hội nghị thượng đỉnh P4G: Cơ hội để Việt Nam khẳng định những cam kết mạnh mẽ trong thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững

Hội nghị thượng đỉnh P4G: Cơ hội để Việt Nam khẳng định những cam kết mạnh mẽ trong thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững

Nhân dịp Việt Nam đăng cai tổ chức Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Đối tác vì tăng trưởng xanh và mục tiêu toàn cầu 2030 (P4G) lần thứ 4, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã trả lời phỏng vấn báo chí về các nội dung liên quan đến Hội nghị.
Chung tay mở ra kỷ nguyên phát triển mới của quan hệ hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc

Chung tay mở ra kỷ nguyên phát triển mới của quan hệ hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc

Cổng TTĐT Chính phủ trân trọng giới thiệu bài viết "CHUNG TAY MỞ RA KỶ NGUYÊN PHÁT TRIỂN MỚI CỦA QUAN HỆ HỮU NGHỊ VIỆT NAM - TRUNG QUỐC" của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.
Thủ tướng: Tháo gỡ bằng hết những khó khăn, vướng mắc về thể chế

Thủ tướng: Tháo gỡ bằng hết những khó khăn, vướng mắc về thể chế

Ngày 13/4, kết luận phiên họp Chính phủ phiên chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 4/2025, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh yêu cầu khẩn trương thể chế hóa chủ trương của Đảng, tháo gỡ bằng hết những khó khăn, vướng mắc về thể chế, giải phóng toàn bộ sức sản xuất, huy động toàn bộ nguồn lực phát triển.
Thủ tướng: Thể chế là điểm nghẽn dễ tháo gỡ nhất để chuyển đổi trạng thái

Thủ tướng: Thể chế là điểm nghẽn dễ tháo gỡ nhất để chuyển đổi trạng thái

Sáng 13/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 4/2025 để xem xét, cho ý kiến về 4 dự án luật và 2 dự thảo nghị quyết của Quốc hội. Cùng dự có các Phó Thủ tướng Chính phủ; các thành viên Chính phủ; lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan thuộc Chính phủ.
Thành lập Đoàn đàm phán Chính phủ về các vấn đề thương mại với Hoa Kỳ

Thành lập Đoàn đàm phán Chính phủ về các vấn đề thương mại với Hoa Kỳ

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Quyết định số 753/QĐ-TTg ngày 12/4/2025 về việc thành lập Đoàn đàm phán Chính phủ về các vấn đề thương mại với Hoa Kỳ.
Phát biểu bế mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng 11 khoá XIII

Phát biểu bế mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng 11 khoá XIII

Thời báo Ngân hàng trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu bế mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng 11 khoá XIII, ngày 12/4/2025.
Chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đến Việt Nam có ý nghĩa chiến lược

Chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đến Việt Nam có ý nghĩa chiến lược

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình sẽ thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam từ 14 - 15/4. Nhân dịp này, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã trả lời phỏng vấn báo chí về ý nghĩa chuyến thăm này.
Từ bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm, nghĩ về tư duy hội nhập trong kỷ nguyên mới

Từ bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm, nghĩ về tư duy hội nhập trong kỷ nguyên mới

Hội nhập quốc tế đã trở thành một bộ phận hữu cơ của chiến lược phát triển quốc gia kể từ công cuộc Đổi mới. Tuy nhiên, trong bối cảnh tình hình thế giới có nhiều chuyển biến nhanh chóng, phức tạp và khó lường, đòi hỏi tư duy về hội nhập cũng phải được cập nhật và nâng tầm trong kỷ nguyên mới. Bài viết "Vươn mình trong hội nhập quốc tế" của Tổng Bí thư Tô Lâm là một chỉ đạo quan trọng, thể hiện cách tiếp cận mới của Đảng về hội nhập trong điều kiện đất nước bước vào giai đoạn phát triển mới.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data