Chợ Sinh viên, điểm “xả” hàng kém chất lượng
Chợ Sinh viên, cái tên gợi cho người ta nghĩ rằng - đó là nơi để sinh viên giao lưu buôn bán các sản phẩm do chính mình làm ra, hoặc do sinh viên tự tìm tòi nguồn hàng ở các nơi, mang về để bán, để họ có thêm một khoản thu nhập để trang trải cuộc sống, phụ giúp được cha mẹ, là nơi để các bạn gặp gỡ giao lưu trong một môi trường thực tế của cuộc sống rất sinh động.
Mọi người càng có ấn tượng ấy, bởi lẽ, ngay trước cổng chợ Sinh viên tại ngã tư Xuân Thủy - Phạm Hùng, Cầu Giấy, Hà Nội có hẳn một dòng slogan với kiểu chữ lớn, thu hút người đọc: “Chợ Sinh viên - Nét đẹp văn hóa Việt - tâm hồn Việt”.
![]() |
Chợ đêm Sinh viên Dịch Vọng |
Với những gì chúng ta hiểu ban đầu thì quả đúng là “nét đẹp văn hóa” rồi. Thế nhưng, thực tế là chúng ta đang nhầm tưởng và bị đánh lừa về một “môi trường văn hóa” nhưng không mấy đẹp đẽ.
Cái tên “Chợ Sinh viên” dường như đang bị lợi dụng, bởi hiện tại đứng chủ của những ki-ốt, gian hàng trong chợ hầu hết là các tiểu thương “chuyên nghiệp”. Họ nhập hàng chủ yếu từ Trung Quốc, bởi nó sẽ đáp ứng được các tiêu chí và nhu cầu của sinh viên là đẹp và rẻ.
Sinh viên là đối tượng có túi tiền hạn hẹp, chưa có kinh nghiệm và hiểu biết về sản phẩm hàng hóa, nhưng lại có xu hướng thời thượng và thích cái mới, mà hàng hóa Trung Quốc lại rất biết “chiều chuộng” mọi tầng lớp khách hàng. Như vậy, vô hình trung chợ sinh viên đã trở thành một địa điểm hàng hóa không rõ nguồn gốc và kém chất lượng.
Vào chợ, điều chúng ta dễ dàng thấy nhất đó là các mặt hàng đa dạng về mẫu mã, phong phú về chủng loại được bày bán la liệt như: giày dép, quần áo, thắt lưng, phụ kiện thời trang, mỹ phẩm, tranh ảnh, hàng tiêu dùng... Tất cả trông rất bắt mắt và mời gọi bởi kèm theo đó là bảng ghi "Đại hạ giá", “Xả hàng giá rẻ” “Thanh lý đại hạ giá” “Không đâu rẻ rằng đây” “100 nghìn 3 chiếc áo/quần”...
Quả thực, giá các mặt hàng ở đây rất rẻ. Chẳng hạn, áo phông từ 25.000 đến 40.000 đồng/chiếc, quần Jean chỉ từ 100.000 đến 120.000 đồng/chiếc, khẩu trang 10 nghìn 3 chiếc, có cửa hàng tung ra chiêu "mua 1 tặng 1"...
Trong khi đó, tại các khu chợ hay các gian hàng khác ngoài chợ Sinh viên thì giá của những chiếc quần Jean hay áo sơ mi dao động từ 400.000 – 1.000.000 đồng/chiếc và còn hơn thế nữa tùy từng mặt hàng.
Vì giá rẻ, mẫu mã đẹp, nên mặc dù cách bán hàng trong chợ của không ít chủ cửa hàng rất mất lịch sự, thậm chí thô lỗ, khiến sinh viên nhiều khi “sợ” nhưng họ vẫn coi những chủ hàng này là “ân nhân” của mình trên phương diện đáp ứng nhu cầu thời thượng!
Mới đây, tôi cùng một người em hiện là sinh viên đi chợ Sinh viên Dịch Vọng mua quần áo. Quả thực, khi bước ra khỏi chợ, tôi thì trong trạng thái bực dọc và lo lắng, còn em vẫn có thể tươi cười tíu tít với túi hàng vừa mua được của mình.
Chuyện là, khi tôi và em vào một gian hàng quần áo trong chợ, chủ cửa hàng đon đả chào mời và giới thiệu sản phẩm của mình rất nhiệt tình, thân thiện. Em ngó nghiêng rồi mặc thử, nhưng cuối cùng, vì vài lý do, em không ưng nên gửi lại đồ. Vừa quay đi thì bà chủ gian hàng gọi giật lại một cách rất thô lỗ “Con kia, quay lại. Mày ám bà à. Mẹ chứ, bố mày vừa mở hàng, mày mua được bao nhiêu mày trả một lời xem nào”.
Tôi nghe mà có chút run run trong người, định quay lại bảo em lấy đi cho xong việc. Nhưng với kinh nghiệm của mình, em cúi đầu kéo tay tôi đi tiếp. Em thì thầm “Kệ bà ta, đi anh” rồi chúng tôi tiếp tục chen lấn vào dòng người đi chợ cùng những tiếng ồn đặc sệt, bức bối. Nhìn cảnh đấy sẽ thật dễ hiểu vì sao chợ Sinh viên từng là điểm nóng của nạn móc túi ở Hà Nội.
Với những gì đang diễn ra ở chợ Sinh viên như hiện nay, thì nơi này liệu đã đúng và xứng đáng là nơi thể hiện “Nét đẹp văn hóa Việt - tâm hồn Việt” như tấm biển đã ghi ở cổng chợ? Hay cũng lại chỉ là “treo đầu dê bán thịt chó” mà thôi.
Tin liên quan
Tin khác

Đặc sắc chương trình áo dài nghệ thuật “Hương sắc Việt Nam”

Tổng Giám đốc NHCSXH được Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng tặng Bằng khen

Bộ Xây dựng dự thảo Quy hoạch tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh

Dự thảo Nghị định về giao dịch điện tử trong lĩnh vực BHXH và CSDLQG về bảo hiểm

Làm sao để chuyển đổi xanh trong du lịch hiệu quả?

Dầu gội trị chấy Aladin của Sao Thái Dương bị đình chỉ, thu hồi khẩn cấp do không đạt chất lượng

Hội chợ du lịch quốc tế quy mô nhất Việt Nam sẽ diễn ra tại TP. Hồ Chí Minh

Hanoi Metro phục vụ gần 5 triệu lượt hành khách trong quý I

Hơn 600 tổ chức, doanh nghiệp tham gia xúc tiến, quảng bá du lịch tại VITM Hà Nội 2025
