agribank-vietnam-airlines

Chính sách tín dụng: Điểm tựa vững chắc giúp nông dân Điện Biên phát triển kinh tế

Trong những năm qua, tín dụng chính sách xã hội do NHCSXH thực hiện đã góp phần quan trọng thực hiện có hiệu quả các chủ trương, chính sách, các mục tiêu, nhiệm vụ mà Đảng và Nhà nước đã đề ra về giảm nghèo, tạo việc làm, phát triển nguồn nhân lực, bảo đảm an sinh xã hội, ổn định chính trị và phát triển kinh tế, xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
aa
Làm lại cuộc đời nhờ chính sách tín dụng nhân văn Điểm sáng trong hành trình triển khai Chỉ thị 40/CT-TW

Chỉ thị 40 - chủ trương của Đảng thấu hiểu lòng dân

Sau 10 năm thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW, ngày 22/11/2014 (Chỉ thị 40) của Ban Bí thư Trung ương Đảng (Khóa XI) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng về tín dụng chính sách xã hội có thể khẳng định đây là một trong những quyết sách lớn, là cầu nối quan trọng giữa ý Đảng và lòng dân. Chỉ thị 40 đã tạo ra sự chuyển biến rõ nét trong công tác lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội, hoạt động của NHCSXH tỉnh Điện Biên nói chung và huyện Điện Biên nói riêng đã đạt được nhiều kết quả khả quan. Sự vào cuộc của cấp uỷ và chính quyền; các tổ chức chính trị xã hội các cấp trong huyện đã mang lại những kết quả khích lệ trên mọi mặt về đời sống kinh tế, văn hóa, trật tự xã hội cho người dân nghèo tại nông thôn.

Trong thời tiết thu se se lạnh của tháng 9, tôi đặt chân đến xã Pom Lót huyện Điện Biên. Tôi không khỏi ngỡ ngàng khi được nhìn thấy diện mạo mới của một xã thuần nông trên địa bàn huyện Điện Biên; những tuyến đường bê rộng mở, trải dài đến từng thôn, xóm, những ngôi nhà mới khang trang, sạch đẹp; nhìn trẻ em được học tập, vui chơi trong những ngôi trường đạt chuẩn giáo dục, cơ sở vật chất ngày một khang trang… Tôi cảm nhận rõ sự thay da đổi thịt của vùng quê này. Gặp đồng chí Lê Ngọc Hoàn - Phó bí thư Đảng uỷ, Chủ tịch UBND xã, đồng chí cho biết: “xã Pom Lót là một trong 03 xã của huyện Điện Biên được công nhận xã Nông thôn mới nâng cao vào tháng 11 năm nay. Thực hiện chương trình xây dựng Nông thôn mới, cùng với nguồn lực của nhà nước, nhân dân trong xã đã tích cực chung tay xây dựng, cùng đóng góp công sức, tiền của để xây dựng quê hương. Để góp phần vào thực hiện tiêu chí nâng cao thu nhập cho nông dân trên địa bàn xã không thể không nhắc đến việc triển khai, thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW được xem là khâu đột phá trong chương trình giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới của xã. Chính sự chuyển biến tích cực về nhận thức, hành động của cấp ủy, chính quyền, đoàn thể, của toàn thể cán bộ, đảng viên xã Pom Lót thời gian qua giúp công tác giảm nghèo được triển khai thiết thực hơn. Trong những năm qua, nguồn vốn tín dụng chính sách đã đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống người dân. Nhờ các chương trình vay vốn cho hộ nghèo, giải quyết việc làm, hỗ trợ sinh viên, số hộ khá và giàu trong xã ngày càng tăng, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện Điện Biên”.

Có thể nói, sau 10 năm thực hiện Chỉ thị 40-CT/TW của Ban Bí thư, công tác tín dụng chính sách xã hội (CSXH) trên địa bàn huyện đã đạt nhiều thành tựu quan trọng. Trong giai đoạn 2014-2024, NHCSXH huyện đã giải ngân cho 36.552 lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác, với tổng doanh số cho vay đạt 1.681 tỷ đồng. Đến ngày 30/9/2024, tổng nguồn vốn đạt 879,036 tỷ đồng, tăng 151% và tổng dư nợ đạt 878.777 tỷ đồng, tăng 151% so với năm 2014. Ban Thường vụ Huyện ủy đã chỉ đạo huy động nguồn lực để thực hiện các chương trình tín dụng chính sách xã hội, tập trung vào nông nghiệp, nông thôn, giáo dục, dạy nghề, tạo việc làm và giảm nghèo bền vững, góp phần xây dựng huyện Điện Biên cơ bản đạt chuẩn nông thôn mới vào năm 2025, đúng theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XX đã đề ra.

Chính sách tín dụng: Điểm tựa vững chắc giúp nông dân Điện Biên phát triển kinh tế
Mô hình chăn nuôi vịt sinh sản của hộ gia đình anh Đặng Văn Phương - thôn Hoàng Yên, xã Thanh Yên từ nguồn vốn vay giải quyết việc làm

Điểm tựa vững chắc giúp nông dân phát triển kinh tế

Hội Nông dân huyện Điện Biên là một tổ chức chính trị xã hội. Trong những năm qua, Hội Nông dân huyện luôn phối hợp chặt chẽ với Phòng giao dịch NHCSXH huyện để triển khai, thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 40-CT/TW.

Để triển khai và thực hiện tốt Chỉ thị số 40, Hội Nông dân huyện Điện Biên luôn xác định và làm tốt công tác tuyên truyền, triển khai các văn bản có liên quan đến hoạt động tín dụng CSXH cho 20/20 cơ sở Hội và 105 Tổ TK&VV xem đây là nhiệm vụ trọng tâm; đồng thời tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đôn đốc thu hồi nợ, thu lãi, hướng dẫn người vay sử dụng vốn đúng mục đích, hiệu quả, luôn chủ động, tích cực chỉ đạo, sâu sát hội viên nông dân để kịp thời nắm bắt, tháo gỡ khó khăn tại tổ, hội viên; Hội Nông dân 02 cấp luôn làm tốt công tác tuyên truyền sử dụng vốn vay đúng mục đích, quản lý các nguồn vốn của NHCSXH gắn với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo, đào tạo nghề, giải quyết việc làm, đảm bảo an sinh xã hội của địa phương. Hội Nông dân xã làm tốt công tác phối hợp công tác bình xét cho hộ vay; thực hiện tốt các chỉ tiêu kế hoạch như đã ký kết với Phòng giao dịch NHCSXH huyện. Bên cạnh đó, thường xuyên phối hợp với Phòng giao dịch huyện tổ chức tập huấn về nghiệp vụ uỷ thác; tổ chức các lớp tập huấn chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật; hướng dẫn xây dựng và nhân rộng các mô hình sản xuất, kinh doanh điển hình, giúp nhau vươn lên thoát nghèo và làm giàu bền vững. Năm 2014, Hội Nông dân quản lý số dư nợ là 129,9 tỷ đồng. Hiện nay, Hội Nông dân huyện đang triển khai 12 chương trình tín dụng, thông qua 105 tổ TK&VV với 3.405 hộ vay, tổng dư nợ của Hội Nông dân huyện đang quản lý là 232,5 tỷ đồng, tăng 180% so với năm 2014, chiếm 27% tổng số dư nợ ủy thác thông qua các tổ chức đoàn thể trong huyện; tỷ lệ thu lãi, hộ vay của các tổ TK&VV đạt 98,7%.

Nhờ làm tốt công tác quản lý dư nợ uỷ thác mà nhiều hội viên, nông dân trên địa bàn huyện được tiếp cận nhiều chương trình vay vốn hơn. Từ đó, tạo điều kiện cho hội viên, nông dân có thêm vốn để phát triển sản xuất, nhiều gương nông dân điển hình vươn lên thoát nghèo và làm giàu bền vững. Điển hình như hộ anh Đặng Văn Phương, thôn Hoàng Yên, xã Thanh Yên. Năm 2016 gia đình anh là hộ cận nghèo, thông qua tổ tiết kiệm và vay vốn anh đã được bình xét cho vay 50 triệu, anh đầu tư mua 02 bò cái sinh sản để làm kinh tế, ngoài ra anh vay mượn thêm anh, em trong gia đình đào ao thả cá, nuôi vịt đẻ… nhờ sự cần cù, chịu khó, tiết kiệm, gia đình anh đã có tiền tích góp để trả lãi và gốc cho ngâng hàng theo đúng quy định. Không chỉ dừng lại ở đó, năm 2022 gia đình anh mạnh dạn đề nghị vay thêm 100 triệu từ chương trình giải quyết việc làm cùng với nguồn vốn tích góp của gia đình, anh tiếp tục mở rộng quy mô chăn nuôi, hiện nay anh có 5.000m2 ao nuôi trồng thủy sản, chuồng trại chăn nuôi gà đẻ, vịt đẻ khoảng 3.000 con, 05 con bò sinh sản mỗi năm cho thu nhập khoảng 300-400 triệu đồng/năm trừ chi phí khoảng lãi khoảng 100 - 150 triệu đồng/năm, tạo việc làm thường xuyên 2-3 lao động. Từ một hộ cận nghèo mà gia đình anh vươn lên trở thành hộ sản xuất kinh doanh giỏi cấp huyện, gia đình anh là một tấm gương sáng không chỉ trên địa bàn xã Thanh Yên mà còn lan toả cho hội viên, nông dân các xã trên địa bàn huyện đến học tập, trao đổi kinh nghiệm; Ngoài hộ gia đình anh Phương, còn có hộ gia đình ông Lò Văn Thu, sinh năm 1962 tại bản Na Vai, xã Pom Lót với mô hình nuôi Hươu Sao và trâu, bò sinh sản; hộ ông Lò Văn Thi tại Bản Lói, xã Mường Lói với mô hình chăn nuôi trâu, bò sinh sản… là những hộ nông dân điển hình, tiêu biểu trong việc sử dụng có hiệu quả nguồn vốn chính sách tín dụng trên địa bàn huyện Điện Biên.

Từ những kết quả đạt được sau 10 năm triển khai, thực hiện Chỉ thị 40. Có thể khẳng định rằng, Chỉ thị 40 là chủ trương đúng đắn, sáng tạo, có tính nhân văn sâu sắc, góp phần quan trọng thực hiện các chủ trương, chính sách, mục tiêu, nhiệm vụ của Đảng, Nhà nước về tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, là yêu cầu có tính nguyên tắc bảo đảm sự phát triển lành mạnh, bền vững của đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa; là Chỉ thị của “Ý Đảng - Lòng dân”. Trong đó, NHCSXH đóng góp vai trò quan trọng trong công tác giảm nghèo và bảo đảm an sinh xã hội tại địa phương, góp phần đưa Điện Biên trở thành huyện cơ bản đạt chuẩn nông thôn mới vào năm 2025 đúng theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện đã đề ra.

Tô Thị Thương - Hội Nông dân huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên

Tin liên quan

Bình luận

avatar-comment

Tin khác

Tín dụng chính sách đưa đường cho "Đảng viên đi trước"

Tín dụng chính sách đưa đường cho "Đảng viên đi trước"

Những ngày này khi hoa đào, hoa mơ nở rắng núi rừng Tây Bắc, cũng là “Tết ấm no, Xuân hạnh phúc” đang tràn ngập khắp các bản làng, thôn quê của cả nước, trong đó có cả những thành viên HTX dịch vụ nông nghiệp tổng hợp thanh niên ở Bản Ké, thị trấn Yên Minh, huyện Yên Minh (Hà Giang). Bởi ở đó, có những đảng viên đi trước, vươn lên thoát nghèo, làm giàu, đã và đang góp phần thay đổi bộ mặt quê hương từ đồng vốn chính sách của Đảng.

Tổng kết và trao giải Cuộc thi viết “Tín dụng Chính sách Xã hội – Ý Đảng Lòng Dân”

Ngày 26/12, tại trụ sở NHNN, Thời báo Ngân hàng đã phối hợp cùng Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tổ chức Lễ tổng kết Cuộc thi viết “Tín dụng Chính sách Xã hội – Ý Đảng Lòng Dân”.

Tín dụng chính sách xã hội đáp ứng nguyện vọng của nhân dân

Hiệu quả của tín dụng chính sách đem đến không chỉ là giá trị kinh tế mà hơn cả là những vấn đề xã hội được giải quyết, cuộc sống của một bộ phận không nhỏ người nghèo, người yếu thế đã từng bước được cải thiện, nâng cao. Qua đó góp phần củng cố thêm niềm tin của nhân dân đối với đảng, nhà nước trên cơ sở hòa hợp ý đảng, lòng dân.

Tín dụng chính sách xã hội - Ý Đảng, lòng dân – kết nối sức mạnh - phát triển bền vững

“Đảng lãnh đạo, cầm quyền, nhưng dân là gốc, là chủ” Theo Hồ Chí Minh, giải phóng dân tộc theo con đường cách mạng vô sản thì nhất định phải có Đảng cộng sản theo lý luận đảng kiểu mới của Lênin lãnh đạo. Không có Đảng lãnh đạo, cách mạng không thể thắng lợi. Đảng có vững cách mạng mới thành công, cũng như người cầm lái có vững thì thuyền mới chạy. Đảng muốn vững cần phải có nhiều nhân tố, trong đó đặc biệt là mối quan hệ Đảng với Dân. Nói đến dân là nói đến tài dân, sức dân, của dân, lòng dân, quyền dân, toát ra từ đó quyết tâm, đồng tâm, tín tâm, sự hăng hái, khôn khéo, sáng tạo, anh hùng. Ở Việt Nam chủ nghĩa dân tộc, tinh thần yêu nước và phong trào yêu nước luôn hiện hữu mọi lúc, mọi nơi, mọi thời đại của dân tộc.

Tín dụng chính sách: Khơi dậy ý chí thoát nghèo ở Tuần Giáo

Thời gian qua, hoạt động tín dụng chính sách trên địa bàn huyện Tuần Giáo được triển khai hiệu quả đã tạo điều kiện cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác từng bước nâng cao đời sống, góp phần quan trọng vào việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững, đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn.

Tín dụng chính sách: Sức bật kinh tế cho người dân tộc thiểu số tại huyện Bình Liêu

Bình Liêu – vùng đất miền núi yên bình, nằm bên biên giới Đông Bắc của tỉnh Quảng Ninh, nơi hơn 96% dân số là người dân tộc thiểu số, đã trở thành điểm sáng trong nỗ lực giảm nghèo, phát triển kinh tế và xây dựng nông thôn mới. Kết quả này không thể đạt được nếu thiếu sự hỗ trợ của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) cùng các cấp chính quyền địa phương, với tín dụng chính sách đóng vai trò chủ lực, giúp người dân phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập và ổn định cuộc sống.

Tổ tiết kiệm và vay vốn Ngân hàng chính sách xã hội phát huy hiệu quả nguồn vốn vay

Tín dụng chính sách xã hội tiếp sức cho công cuộc giảm nghèo bền vững và hoàn thiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Phát huy vai trò của Ngân hàng chính sách xã hội trong việc nhận nguồn vốn ủy thác để cho vay Hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác, chuyển tải nguồn vốn tín dụng chính sách đến đúng đối tượng thụ hưởng hoạt động tín dụng chính sách xã hội góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế xóa đói giảm nghèo ở địa phương.

Tiểu Cần: Hiệu quả tín dụng chính sách từ khi thực hiện Chỉ thị 40-CT/TW

Tín dụng chính sách xã hội là một trong những chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước nhằm mục tiêu xóa đói, giảm nghèo, hỗ trợ vốn cho các hộ gia đỉnh có thu nhập thấp, nhiều hộ khó khăn tự vươn lên, góp phần đảm bảo an sinh xã hội và xây dựng nông thôn mới. Chính sách xã hội ở nước ta thể hiện tính ưu việt và bản chất tốt đẹp của chế độ xã hội chủ nghĩa.

Tín dụng chính sách là “điểm sáng” trong giảm nghèo

Trong năm qua, hoạt động tín dụng chính sách xã hội được Ủy ban về các vấn đề xã hội đánh giá là đã “tiếp tục khẳng định hiệu quả thiết thực và là điểm nhấn trong công tác giảm nghèo, nguồn vốn tín dụng cho hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ mới thoát nghèo được tăng cường từ nhiều nguồn đa dạng…”.

Chính sách mang ý Đảng, lòng dân

Thành tựu 30 năm đổi mới đã ảnh hưởng ngày càng sâu rộng tới mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội của đất nước, đưa nước ta thoát khỏi khủng hoảng và bước vào một giai đoạn phát triển mới, đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế tiến tới công nghiệp hóa - hiện đại hóa. Tuy vậy Việt Nam vẫn được xếp vào nhóm các nước có thu nhập trung bình thấp của thế giới, Theo quy luật khoảng cách giầu nghèo sẽ càng nới rộng hơn trong nền kinh tế thị trường
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data