agribank-vietnam-airlines

Chính phủ đề nghị Hoa Kỳ tạm hoãn áp thuế để đàm phán

PV
PV  - 
Chính phủ Việt Nam đề nghị phía Hoa Kỳ tạm hoãn áp thuế đối ứng đối với hàng hóa Việt Nam từ 1-3 tháng để đàm phán, với tinh thần đảm bảo công bằng, cả hai cùng có lợi; đề nghị các doanh nghiệp xuất khẩu sang thị trường Mỹ giữ nguyên giá để chờ đàm phán; triển khai các giải pháp phù hợp, hiệu quả để "giữ thị trường".
aa
Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc thăm làm việc tại Hoa Kỳ và thăm chính thức Cộng hòa Cuba Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành có đối sách chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả trong mọi tình huống [Infographic] Thị trường trái phiếu Chính phủ tháng 3/2025

Chiều 4/4, Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc cùng lãnh đạo các bộ, ngành đã họp với các hiệp hội, doanh nghiệp, các cơ quan ngoại giao để bàn về các giải pháp xử lý vấn đề thuế quan với Hoa Kỳ.

Tại phiên họp, Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc nêu rõ, hàng hóa của Việt Nam và Hoa Kỳ không cạnh tranh nhau mà bổ trợ cho nhau. Thời gian qua, Việt Nam đã chủ động rà soát, giảm nhiều sắc thuế, cải thiện môi trường đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần doanh nghiệp hoạt động, để thúc đẩy sản xuất kinh doanh hiệu quả, bền vững.

Chính phủ đề nghị Hoa Kỳ tạm hoãn áp thuế để đàm phán
Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc nêu rõ, Việt Nam luôn luôn chủ động, cầu thị, phối hợp mạnh mẽ với phía Hoa Kỳ để đàm phán thuế một cách công bằng - Ảnh VGP/Trần Mạnh

Trước việc Hoa Kỳ áp thuế đối ứng đối với nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam, Phó Thủ tướng bày tỏ mong muốn sẽ được nghe các ý kiến tham vấn, hiến kế của các doanh nghiệp, hiệp hội, nhà ngoại giao để Việt Nam có thể đưa ra những giải pháp phù hợp, bàn thảo hiệu quả với phía Hoa Kỳ với tinh thần cả 2 cùng thắng, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh.

Tại cuộc họp, đại diện Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam; Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam, Hiệp hội Hồ tiêu và gia vị Việt Nam, Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam, Hiệp hội Giầy da, túi sách Việt Nam, Hiệp hội Thép Việt Nam, Hiệp hội Dệt May Việt Nam, Hiệp hội Nhựa Việt Nam, Samsung Việt Nam, Tập đoàn SOVICO… đều nhấn mạnh thị trường Hoa Kỳ là thị trường quan trọng, có tính dẫn dắt; bày tỏ quan ngại với việc áp thuế của Hoa Kỳ đối với hàng hóa từ Việt Nam.

Chính phủ đề nghị Hoa Kỳ tạm hoãn áp thuế để đàm phán
Ông Đinh Việt Phương, Tổng Giám đốc Vietjet (Tập đoàn SOVICO) cảm ơn Chính phủ đã dành sự quan tâm rất lớn, hỗ trợ doanh nghiệp trong quá trình hợp tác với thị trường Hoa Kỳ - Ảnh VGP/Trần Mạnh

Ông Đinh Việt Phương, Tổng Giám đốc Vietjet (Tập đoàn SOVICO) cho biết năm 2025 sẽ nhận 10 tàu bay của Boeing với trị giá 1,8 tỷ USD; tổng các hợp đồng từ Mỹ năm nay khoảng 2,2 tỷ USD… Nhấn mạnh hoạt động của Vietjet cũng như của SOVICO với phía Hoa Kỳ là chiến lược, bền chặt, đại diện Vietjet cảm ơn Chính phủ đã dành sự quan tâm rất lớn, hỗ trợ doanh nghiệp trong quá trình hợp tác với thị trường Hoa Kỳ thời gian qua, đồng thời nêu các kiến nghị để cuộc đàm phán sắp tới đạt kết quả tốt đẹp.

Các ý kiến cho rằng, ngành hàng nông, lâm, thủy sản, giầy dép mà Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ không chỉ là những sản phẩm đáp ứng được tiêu chuẩn ngày càng cao, có lợi thế so sánh, mà còn bổ trợ cho nền kinh tế, có lợi cho người tiêu dùng Hoa Kỳ. Việc xuất khẩu hàng hóa từ Việt Nam sang Hoa Kỳ là cả hai cùng có lợi; các doanh nghiệp, hiệp hội khẳng định sẵn sàng tăng cường nhập khẩu sản phẩm từ Hoa Kỳ; cung cấp chứng cứ để chứng minh xuất xứ, năng lực để phục vụ cho quá trình đàm phán và "bằng mọi cách cần phải giữ được thị trường này".

Tham vấn nhiều nội dung thiết thực cho Chính phủ Việt Nam để tiến hành đàm phán với phía Hoa Kỳ, nhất là những nội dung liên quan đến dòng hàng, ngành hàng, thời điểm áp thuế; đồng thời kiến nghị các biện pháp để giảm thâm hụt thương mại giữa hai nước…. đại diện các hiệp hội, doanh nghiệp cam kết sẽ tiếp tục hợp tác tích cực với Chính phủ Việt Nam để giải quyết các thách thức trong thời gian tới.

Chính phủ đề nghị Hoa Kỳ tạm hoãn áp thuế để đàm phán
Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc cùng lãnh đạo các bộ, ngành đã họp với các hiệp hội, doanh nghiệp, các cơ quan ngoại giao để bàn về các giải pháp xử lý vấn đề thuế quan với Hoa Kỳ - Ảnh VGP/Trần Mạnh

Tại cuộc họp, đại diện Hiệp hội Thương mại Hoa Kỳ tại Việt Nam và đại diện Hội đồng kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN đánh giá cao cách ứng xử kịp thời, hài hòa của Việt Nam trước việc Hoa Kỳ áp thuế.

Đại diện hiệp hội, hội đồng cũng đề cập đến các lợi thế của Việt Nam, đồng thời tham vấn về các công việc cần tập trung triển khai thực hiện để thúc đẩy thương mại giữa hai nước; cũng như những nội dung cần bàn thảo, đàm phán, tháo gỡ các rào cản, thách thức để có các biện pháp xử lý phù hợp, hiệu quả với các vấn đề Hoa Kỳ nêu ra để hai nền kinh tế cùng phát triển.

Đánh giá cao tinh thần đồng hành cùng doanh nghiệp của Chính phủ Việt Nam trong thời gian qua, đại diện các hiệp hội, ngành hàng đã đề xuất nhiều nội dung cụ thể, thiết thực cả trước mắt và lâu dài để Chính phủ Việt Nam tiến hành đàm phán với Chính phủ Hoa Kỳ; bày tỏ tin tưởng với những nỗ lực, thiện chí và sự vào cuộc tích cực của Chính phủ Việt Nam, việc đàm phán sẽ đem lại những kết quả tích cực, tiếp tục góp phần thúc đẩy quan hệ kinh tế, thương mại giữa hai nước thời gian tới.

Tại cuộc họp, lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Môi trường, Bộ Công Thương, Ngân hàng Nhà nước, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài chính… khẳng định phía Việt Nam tiếp tục đối thoại, rà soát để xem xét, gỡ bỏ các rào cản kỹ thuật, điều chỉnh các sắc thuế đối với các nhóm mặt hàng, ngành hàng; mong muốn được nhập khẩu các sản phẩm khoa học, công nghệ, các nhóm hàng hóa có hàm lượng công nghệ cao, Hoa Kỳ có thế mạnh để thúc đẩy quan hệ hợp tác thương mại hai nước; điều hành tỉ giá, lãi suất, tín dụng phù hợp, phục vụ các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu;…

Đại diện các bộ, ngành đề nghị Hiệp hội Thương mại Hoa Kỳ tại Việt Nam, Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN kiến nghị với chính quyền của Tổng thống Donald Trump tăng cường đối thoại; tạm hoãn việc áp mức thuế mới (khoảng 2-3 tháng) trong thời gian hai bên tiến hành đàm phán, tìm được tiếng nói chung.

Kết luận cuộc họp, Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc cảm ơn ý kiến đóng góp từ các đại biểu, đại diện các hiệp hội, doanh nghiệp, cơ quan ngoại giao; nhấn mạnh đây là những ý kiến đóng góp quý báu, Chính phủ Việt Nam trân trọng tiếp thu để đàm phán với phía Hoa Kỳ trong thời gian tới.

Phó Thủ tướng nêu rõ, Việt Nam luôn luôn chủ động, cầu thị, phối hợp mạnh mẽ với phía Hoa Kỳ để đàm phán thuế một cách công bằng; chống vấn đề trung chuyển hàng hóa, đẩy mạnh thương mại hai chiều theo hướng cả hai cùng có lợi.

Đơn cử, vừa qua, Chính phủ Việt Nam đã ban hành Nghị định số 73/2025/NĐ-CP, trong đó đã giảm nhiều dòng thuế đối với hàng hóa nhập khẩu từ Hoa Kỳ vào Việt Nam. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng đã và đang thúc đẩy các hợp đồng mua hàng hóa từ Mỹ (máy bay, khí LNG,…); tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Hoa Kỳ đầu tư, sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam. Thời gian tới, Chính phủ Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh các giải pháp tăng cường mua nguyên liệu, thiết bị từ phía Hoa Kỳ.

Khẳng định thiện chí đàm phán để sớm tìm được tiếng nói chung, Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc nêu rõ: Chính phủ Việt Nam đề nghị phía Hoa Kỳ cân nhắc tạm hoãn áp thuế từ 1-3 tháng để đàm phán, hướng tới đảm bảo công bằng về thuế. Việt Nam cũng sẽ triển khai các giải pháp để tăng cường nhập khẩu hàng hóa xuất xứ từ Hoa Kỳ; mong muốn đẩy mạnh hợp tác với Hoa Kỳ trong các lĩnh vực phát triển khoa học, công nghệ, chuyển đổi số,… Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc cũng đề nghị các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Mỹ giữ nguyên giá để chờ kết quả đàm phán; đồng thời chủ động triển khai các giải pháp phù hợp, hiệu quả để "giữ thị trường" Hoa Kỳ. Phó Thủ tướng cũng đề nghị Hiệp hội Thương mại Hoa Kỳ tại Việt Nam và Hội đồng kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN chuyển thông điệp thiện chí từ Chính phủ và cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam tới Chính quyền Tổng thống Donald Trump để việc đàm phán hiệu quả, đạt kết quả tốt đẹp, góp phần thúc đẩy quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện giữa hai nước.

PV

Tin liên quan

Tin khác

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đến Hà Nội, bắt đầu chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đến Hà Nội, bắt đầu chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam

Trưa 14/4, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình đã tới Hà Nội, bắt đầu thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam trong hai ngày 14-15/4, theo lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm và Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Lương Cường.
Sẽ có nghị định mới về quản lý ODA, vốn vay ưu đãi

Sẽ có nghị định mới về quản lý ODA, vốn vay ưu đãi

Tại cuộc họp của Ban Chỉ đạo quốc gia về ODA và vốn vay ưu đãi chiều 13/4, Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn yêu cầu Bộ Tài chính khẩn trương hoàn thiện để trình Thủ tướng Chính phủ nghị định thay thế Nghị định 114/2021/NĐ-CP và Nghị định số 20/2023/NĐ-CP về quản lý, sử dụng ODA và vốn vay ưu đãi trước ngày 30/4/2025.
Hội nghị thượng đỉnh P4G: Cơ hội để Việt Nam khẳng định những cam kết mạnh mẽ trong thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững

Hội nghị thượng đỉnh P4G: Cơ hội để Việt Nam khẳng định những cam kết mạnh mẽ trong thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững

Nhân dịp Việt Nam đăng cai tổ chức Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Đối tác vì tăng trưởng xanh và mục tiêu toàn cầu 2030 (P4G) lần thứ 4, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã trả lời phỏng vấn báo chí về các nội dung liên quan đến Hội nghị.
Chung tay mở ra kỷ nguyên phát triển mới của quan hệ hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc

Chung tay mở ra kỷ nguyên phát triển mới của quan hệ hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc

Cổng TTĐT Chính phủ trân trọng giới thiệu bài viết "CHUNG TAY MỞ RA KỶ NGUYÊN PHÁT TRIỂN MỚI CỦA QUAN HỆ HỮU NGHỊ VIỆT NAM - TRUNG QUỐC" của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.
Thủ tướng: Tháo gỡ bằng hết những khó khăn, vướng mắc về thể chế

Thủ tướng: Tháo gỡ bằng hết những khó khăn, vướng mắc về thể chế

Ngày 13/4, kết luận phiên họp Chính phủ phiên chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 4/2025, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh yêu cầu khẩn trương thể chế hóa chủ trương của Đảng, tháo gỡ bằng hết những khó khăn, vướng mắc về thể chế, giải phóng toàn bộ sức sản xuất, huy động toàn bộ nguồn lực phát triển.
Thủ tướng: Thể chế là điểm nghẽn dễ tháo gỡ nhất để chuyển đổi trạng thái

Thủ tướng: Thể chế là điểm nghẽn dễ tháo gỡ nhất để chuyển đổi trạng thái

Sáng 13/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 4/2025 để xem xét, cho ý kiến về 4 dự án luật và 2 dự thảo nghị quyết của Quốc hội. Cùng dự có các Phó Thủ tướng Chính phủ; các thành viên Chính phủ; lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan thuộc Chính phủ.
Thành lập Đoàn đàm phán Chính phủ về các vấn đề thương mại với Hoa Kỳ

Thành lập Đoàn đàm phán Chính phủ về các vấn đề thương mại với Hoa Kỳ

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Quyết định số 753/QĐ-TTg ngày 12/4/2025 về việc thành lập Đoàn đàm phán Chính phủ về các vấn đề thương mại với Hoa Kỳ.
Phát biểu bế mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng 11 khoá XIII

Phát biểu bế mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng 11 khoá XIII

Thời báo Ngân hàng trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu bế mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng 11 khoá XIII, ngày 12/4/2025.
Chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đến Việt Nam có ý nghĩa chiến lược

Chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đến Việt Nam có ý nghĩa chiến lược

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình sẽ thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam từ 14 - 15/4. Nhân dịp này, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã trả lời phỏng vấn báo chí về ý nghĩa chuyến thăm này.
Từ bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm, nghĩ về tư duy hội nhập trong kỷ nguyên mới

Từ bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm, nghĩ về tư duy hội nhập trong kỷ nguyên mới

Hội nhập quốc tế đã trở thành một bộ phận hữu cơ của chiến lược phát triển quốc gia kể từ công cuộc Đổi mới. Tuy nhiên, trong bối cảnh tình hình thế giới có nhiều chuyển biến nhanh chóng, phức tạp và khó lường, đòi hỏi tư duy về hội nhập cũng phải được cập nhật và nâng tầm trong kỷ nguyên mới. Bài viết "Vươn mình trong hội nhập quốc tế" của Tổng Bí thư Tô Lâm là một chỉ đạo quan trọng, thể hiện cách tiếp cận mới của Đảng về hội nhập trong điều kiện đất nước bước vào giai đoạn phát triển mới.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data