Chia sẻ khó khăn với người lao động hậu COVID-19
Theo Bộ Công Thương, do dịch bệnh, xung đột vũ trang tại Ukraine, nhiều hàng hóa thiết yếu phục vụ sản xuất, kinh doanh và đời sống đã bị ảnh hưởng trực tiếp. Bộ Công Thương yêu cầu các cơ quan quản lý thị trường phải định kỳ báo cáo 2 lần/tuần để Bộ cập nhật tình hình.
Khó khăn tứ phía
Số liệu từ Tổng cục Thống kê cho thấy, trong tháng 2/2022, giá xăng dầu tăng thêm 5,8%; giá thực phẩm, lương thực tăng thêm 0,35% so với tháng 1. Đây là những nhân tố chính khiến chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng 1%, và có thể còn tăng cao hơn nữa trong những tháng sắp tới.
![]() |
Nhiều doanh nghiệp lao đao hậu COVID-19 khiến đời sống công nhân ngày càng khó khăn |
Tình hình dịch bệnh diễn biến khó lường, phức tạp với những chủng mới, các triệu chứng hậu Covid-19 kéo dài và số ca mắc tăng mạnh trong thời gian gần đây... cũng gây thêm khó khăn cho người dân. Thêm nữa, lạm phát toàn cầu tăng cao, một số đồng tiền chủ chốt của kinh tế thế giới như đô la Mỹ, Euro đang mất giá có thể khiến đà hồi phục của các doanh nghiệp cũng như nền kinh tế chậm lại.
Nông dân lao đao
Anh Nông Văn Cánh (buôn Kơnia, xã Iatrok, huyện Iapa, Gia Lai) là nông dân tham gia trồng thuốc lá đã gần 10 năm. Suốt thời gian ấy, anh cho biết diễn biến giá cả và sản lượng thu mua thuốc lá ít biến động đã mang lại thu nhập ổn định và đủ sống cho gia đình 4 nhân khẩu của anh.
![]() |
Anh Nông Văn Cánh hy vọng “được mùa, được giá" trên cánh đồng lá của gia đình |
Năm 2020, dịch Covid-19 xuất hiện làm gián đoạn nhiều kế hoạch trồng trọt. Anh không thể thuê nhân công hoặc nếu có giá cũng rất cao, từ đó làm chẳng còn có lời. Giãn cách xã hội lại khiến anh không thể ra đồng ruộng để chăm sóc và tưới nước. Kết quả là sản lượng sụt giảm, gia đình anh chỉ hòa vốn, cuộc sống khó khăn hơn. “Năm nay tôi mong các công ty hồi phục, hỗ trợ thu mua lá thuốc như thời kì trước dịch cho bà con nông dân được nhờ”, anh Cánh chia sẻ.
Ở vùng kế bên, chị Siu H Iêm (Buôn Jứ, xã Iabroai, huyện Iapa, Gia Lai) là một trong những hộ nông dân trồng thuốc lá lâu năm của vùng. Với 1,8 ha, mỗi năm gia đình chị thu được khoảng 120 triệu đồng, trang trải cho 4 miệng ăn... Từ năm ngoái, khi dịch Covid-19 bùng phát, gia đình chị tuy đã nỗ lực về công lao động nhưng vật tư bị gián đoạn. Vài mảnh ruộng bị sâu hại tàn phá và chị đành bất lực không thể xử lý. “Chúng tôi không mong ước gì hơn là hết dịch bệnh, trở lại cuộc sống bình thường thì có điều kiện chăm sóc cây trồng tốt hơn để phục hồi sản lượng và thu nhập”, chị Siu H Iêm bộc bạch.
Tuy nhiên, giá dầu chạy máy tưới, phân bón, công lao động tăng khiến mong đợi này của chị và nhiều nông dân khó thành sự thật. Cùng đó, các đơn vị thu mua cũng đang đứng trước nỗi lo tăng thêm chi phí nếu đề xuất tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với thuốc lá được khởi động và thông qua.
![]() |
Thuế tiêu thụ đặc biệt có thể ảnh hưởng đến công việc và thu nhập của gia đình chị Siu H Iêm |
Theo các chuyên gia, để cân đối chi phí đầu ra - đầu vào, các doanh nghiệp có thể phải giảm sản lượng và buộc phải hạ giá thu mua nguyên liệu. “Như thế, người nông dân sẽ khó có động lực để duy trì vùng trồng lá”, một chuyên gia phân tích.
Vùng trồng bị đe dọa
Huyện Ia Pa là một trong những địa phương có diện tích cây thuốc lá lớn nhất của tỉnh Gia Lai. Vụ 2020-2021, trên địa bàn huyện có khoảng 700 hộ nông dân trồng thuốc lá với diện tích 1.119 ha. Đây là diện tích đất trồng được chuyển đổi từ đất trồng cây lâu năm và đất lúa kém hiệu quả, trong đó tập trung chủ yếu là đất trồng cây ngô, đậu đỗ, sắn.
Trong điều kiện thuận lợi, không gặp sâu bệnh, năng suất bình quân của thuốc lá có thể đạt trên 3 tấn/ha, sản lượng 3.360 tấn/ha. Năng suất sản lượng này sẽ được các công ty bao tiêu theo hợp đồng đã ký ở mức giá bình quân 55.000 đồng/kg đối với thuốc lá đạt chất lượng và 55.000-60.000 đồng/kg với những hộ nông dân thu hoạch đúng chất, chất lượng sản phẩm tốt.
![]() |
Thu nhập từ vùng trồng lá của người dân đang bị đe dọa |
Như vậy sau khi trừ chi phí, mỗi hộ trồng thuốc lá có thể lãi 60-80 triệu đồng/ha. Nếu tính thêm công lao động thì tổng thu nhập có thể là 80-120 triệu đồng/ha. Mức giá này được các đơn vị đầu tư và người nông dân tính toán và duy trì ổn định qua nhiều năm. Đây cũng là động lực giúp bà con nông dân chủ động chuyển đổi cây trồng, đem lại giá trị cao và góp phần phát triển vùng nông thôn tại Việt nam.
Tuy nhiên, dịch bệnh Covid-19 xuất hiện đã khiến nhiều vùng bị phong tỏa, giá phân bón, xăng dầu, vật tư đồng loạt tăng cao nên người nông dân gặp nhiều khó khăn. Thời tiết diễn biến thất thường những năm gần đây cũng gây ra bất lợi cho mùa vụ.
Trong bối cảnh đó, các đề xuất tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với thuốc lá có thể phá vỡ thế ổn định. Chính vì vậy, đã có một số kiến nghị Chính phủ chưa nên bàn đến việc tăng thuế thuốc lá vào thời điểm này, vì các địa phương, đặc biệt vùng sâu vùng xa đang trong kế hoạch xóa đói giảm nghèo của Nhà nước sẽ bị ảnh hưởng không nhỏ. Trong trường hợp Nhà nước thấy cần phải tiến hành tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với một số hàng hóa, theo các chuyên gia, một lộ trình tăng thuế hợp lý và thời điểm thực hiện cũng vô cùng quan trọng để các bên có thời gian phục hồi sau đại dịch.
Tin liên quan
Tin khác

Đặc sắc chương trình áo dài nghệ thuật “Hương sắc Việt Nam”

Tổng Giám đốc NHCSXH được Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng tặng Bằng khen

Bộ Xây dựng dự thảo Quy hoạch tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh

Dự thảo Nghị định về giao dịch điện tử trong lĩnh vực BHXH và CSDLQG về bảo hiểm

Làm sao để chuyển đổi xanh trong du lịch hiệu quả?

Dầu gội trị chấy Aladin của Sao Thái Dương bị đình chỉ, thu hồi khẩn cấp do không đạt chất lượng

Hội chợ du lịch quốc tế quy mô nhất Việt Nam sẽ diễn ra tại TP. Hồ Chí Minh

Hanoi Metro phục vụ gần 5 triệu lượt hành khách trong quý I

Hơn 600 tổ chức, doanh nghiệp tham gia xúc tiến, quảng bá du lịch tại VITM Hà Nội 2025
