agribank-vietnam-airlines

Chỉ thị 40: Vì hạnh phúc của Nhân dân (Kỳ 3)

Quỳnh Trang
Quỳnh Trang  - 
Trao đổi với phóng viên Thời báo Ngân hàng, đồng chí Phạm Đức Toàn, Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Trưởng ban đại diện HĐQT NHCSXH tỉnh Điện Biên cho biết, suốt 10 năm qua kể từ khi có Chỉ thị 40-CT/TW, mối quan hệ thân tình giữa NHCSXH và bà con đồng bào dân tộc thiểu số ngày càng bền chặt. Trong thời gian tới đây trong quyết tâm của Đảng, Chính phủ về phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, tin tưởng rằng tín dụng chính sách sẽ tiếp tục là chỗ dựa vững chắc cho ước mong xoá đói, giảm nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng của người dân.
aa

Kỳ 3: Tiếp tục là “chỗ dựa” của đồng bào dân tộc thiểu số

Thưa ông, sau khi có Chỉ thị 40-CT/TW, ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (Khóa XI) tăng cường sự lãnh đạo của Đảng về tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn, cấp uỷ, chính quyền tỉnh Điện Biên đã vào cuộc như thế nào trong việc triển khai các chương trình tín dụng chính sách tại địa phương?

Ngày 22/11/2014, Ban Bí thư Trung ương Đảng Khóa XI đã ban hành Chỉ thị số 40-CT/TW về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội”, thể hiện quan điểm nhất quán của Đảng và Nhà nước ta trong việc đề ra các chính sách chiến lược trong từng bước, từng giai đoạn và trong cả quá trình xây dựng và phát triển đất nước. Chỉ thị khẳng định tín dụng chính sách xã hội giữ vai trò quan trọng, là chính sách ưu việt, phù hợp với thể chế chính trị của nước ta, nhằm tập trung nguồn lực để thực hiện mục tiêu xây dựng và phát triển đất nước dân chủ, hòa bình, phồn vinh và hạnh phúc.

Ngay sau khi Chỉ thị 40 được ban hành, các cấp ủy Đảng, MTTQVN tỉnh, chính quyền, các tổ chức chính trị xã hội, các ngành, các cấp và Ban đại diện Hội đồng quản trị NHCSXH cấp tỉnh, huyện đã cụ thể hóa bằng những kế hoạch, nhiệm vụ phù hợp với tình hình thực tế và chức năng nhiệm vụ của các ngành, các tổ chức. Tăng cường chỉ đạo sát sao, thường xuyên và quyết liệt đối với hoạt động tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn; bố trí một phần nguồn vốn ngân sách địa phương uỷ thác cho vay đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác; hỗ trợ về cơ sở vật chất, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của NHCSXH.

Có thể thấy, 10 năm qua, các địa phương, đơn vị đã tổ chức sử dụng hiệu quả các nguồn lực thực hiện tín dụng chính sách xã hội; triển khai kịp thời các chính sách tín dụng ưu đãi theo các Nghị định, Quyết định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, phù hợp với tình hình thực tế của tỉnh Điện Biên. Nguồn vốn tín dụng chính sách đã cơ bản đáp ứng được nhu cầu vốn của các hộ vay tại các thời điểm. 10 năm qua, đã triển khai thêm 11 chính sách tín dụng ưu đãi, nâng tổng số chính sách lên 24 chương trình. Đến nay, với dư nợ tín dụng đạt gần 5.000 tỷ đồng trên 79 ngàn hộ dư nợ, đồng thời với hình thức chuyển tải vốn xuống tận các xã, bản một cách công khai, dân chủ, thông qua hệ thống Điểm giao dịch xã và quản lý thông qua các Tổ Tiết kiệm và vay vốn dưới sự giám sát của nhân dân. Vốn tín dụng chính sách xã hội đã góp phần tích cực vào công cuộc giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế, ổn định chính trị và đảm bảo quốc phòng an ninh trên địa bàn tỉnh, tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 32,57% năm 2014 xuống còn 25,68% theo tiêu chí mới giai đoạn 2021-2025 vào cuối năm 2023.

Qua 10 năm triển khai thực hiện Chỉ thị 40, ông đánh giá tín dụng chính sách đã phát huy hiệu quả như thế nào đối với việc phát triển kinh tế, xã hội tại tỉnh Điện Biên, nhất là đối với việc hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số vươn lên xoá đói, giảm nghèo?

Có thể nói, tín dụng chính sách đã góp phần đáng kể cải thiện đời sống của người nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn tỉnh, giúp họ có điều kiện về vốn để sản xuất vươn lên làm giàu chính đáng, hỗ trợ các nhu cầu thiết yếu về đời sống, sinh hoạt, nâng cao tri thức cho nguồn nhân lực của địa phương. Đồng thời tạo điều kiện cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác được tiếp cận các sản phẩm, dịch vụ do NHCSXH cung cấp, thay đổi nhận thức của một bộ phận người dân trông chờ, ỷ lại vào Nhà nước, góp phần ổn định chính trị, phát triển kinh tế- xã hội, xây dựng nông thôn mới tại địa phương.

Vốn tín dụng chính sách xã hội đã giúp cho gần 226 ngàn lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác có vốn đầu tư vào sản xuất, kinh doanh, làm kinh tế hộ, xây dựng nhà ở ổn định; hỗ trợ tạo việc làm ổn định cho gần 21 ngàn lao động; có 299 lao động được hỗ trợ vay vốn đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài; 561 học sinh sinh viên vay vốn để học chuyên nghiệp; trên 41 ngàn công trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn hợp vệ sinh được xây dựng; có 4.120 hộ được vay vốn hỗ trợ làm nhà ở theo Quyết định số 33/QĐ-TTg; 553 người được vay vốn hỗ trợ làm nhà ở xã hội theo Nghị định số 100/2015/NĐ-CP, 33 người chấp hành xong án phạt tù được vay vốn để phát triển kinh tế, tái hòa nhập cộng đồng…

Đặc biệt, thực hiện Nghị quyết số 88/2019/QH14 của Quốc hội về Phê duyệt Đề án tổng thể phát triển Kinh tế -Xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 và Nghị định số 28/2022/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách tín dụng ưu đãi thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn 1: 2021-2025, tỉnh Điện Biên đã triển khai giải ngân được 4 chính sách tín dụng ưu đãi riêng đối với đồng bào dân tộc thiểu số, doanh số cho vay đạt 114.928 triệu đồng với 2.861 hộ được thu hưởng chính sách tín dụng có mức lãi suất rất thấp (chương trình vay vốn làm nhà ở lãi suất 3%/năm, vay vốn chuyển đổi nghề mức lãi suất 3,3%/năm…).

Thông qua các chính sách này, chỉ trong thời gian rất ngắn, đã hỗ trợ kịp thời trên 2.800 hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo xây dựng được nhà ở ổn định, giúp người dân ổn canh, ổn cư, góp phần tích cực thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025, đảm bảo an ninh quốc phòng trên địa bàn tỉnh.

Việc triển khai Chỉ thị số 40 trên địa bàn có gặp khó khăn, vướng mắc gì không, thưa ông?

Tại một số địa phương cơ sở, công tác tuyên truyền phổ biến về tín dụng chính sách xã hội chưa được thực hiện thường xuyên do nguồn nhân lực còn hạn chế, giao thông khó khăn. Việc tổ chức thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW ở một số địa phương, đơn vị chưa đạt hiệu quả cao. Điện Biên là tỉnh nghèo, thu ngân sách hàng năm thấp, chỉ đạt trên 10% nhiệm vụ chi, do đó, việc huy động nguồn lực từ ngân sách địa phương để ủy thác sang NHCSXH bổ sung nguồn vốn cho vay còn hạn chế.

Xin ông hãy cho biết, để tiếp tục duy trì và nâng cao hiệu quả tín dụng chính sách, đặc biệt là thực hiện tốt Chỉ thị số 40, tỉnh Điện Biên sẽ có những giải pháp cụ thể như thế nào? Nhất là đối với tín dụng chính sách cho đồng bào dân tộc thiểu số?

Để để tiếp tục duy trì và nâng cao hiệu quả tín dụng chính sách, đặc biệt là thực hiện tốt Chỉ thị số 40, tỉnh Điện Biên có những giải pháp cụ thể như sau:

Một là, tiếp tục nâng cao vai trò, trách nhiệm của các cấp uỷ đảng, chính quyền, Mặt trận tổ quốc và các tổ chức chính trị xã hội trong việc triển khai thực hiện tốt các chương trình tín dụng chính sách xã hội.

Hai là, phát huy vai trò, trách nhiệm, nâng cao chất lượng hoạt động của Ban đại diện Hội đồng quản trị các cấp. Tăng cường vai trò, trách nhiệm của Chủ tịch UBND cấp xã, sự tham gia giám sát của Trưởng thôn, bản trong việc quản lý tín dụng chính sách xã hội.

Ba là, tập trung huy động, đa dạng hoá các nguồn lực thực hiện tín dụng chính sách xã hội; cân đối, ưu tiên bố trí nguồn vốn ngân sách địa phương uỷ thác sang NHCSXH nhằm bổ sung nguồn vốn cho vay.

Bốn là, nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của NHCSXH trên địa bàn, đặc biệt là chú trọng đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao năng lực chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp; xây dựng đội ngũ cán bộ có uy tín, phong cách làm việc tiên tiến, hiện đại, tận tâm, tận tuỵ.

Năm là, nâng cao chất lượng hiệu lực hiệu quả hoạt động kiểm tra, giám sát đối với hoạt động tín dụng chính sách xã hội.

Xin cảm ơn ông!

Quỳnh Trang

Tin liên quan

Tin khác

Tín dụng chính sách đưa đường cho "Đảng viên đi trước"

Tín dụng chính sách đưa đường cho "Đảng viên đi trước"

Những ngày này khi hoa đào, hoa mơ nở rắng núi rừng Tây Bắc, cũng là “Tết ấm no, Xuân hạnh phúc” đang tràn ngập khắp các bản làng, thôn quê của cả nước, trong đó có cả những thành viên HTX dịch vụ nông nghiệp tổng hợp thanh niên ở Bản Ké, thị trấn Yên Minh, huyện Yên Minh (Hà Giang). Bởi ở đó, có những đảng viên đi trước, vươn lên thoát nghèo, làm giàu, đã và đang góp phần thay đổi bộ mặt quê hương từ đồng vốn chính sách của Đảng.

Tổng kết và trao giải Cuộc thi viết “Tín dụng Chính sách Xã hội – Ý Đảng Lòng Dân”

Ngày 26/12, tại trụ sở NHNN, Thời báo Ngân hàng đã phối hợp cùng Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tổ chức Lễ tổng kết Cuộc thi viết “Tín dụng Chính sách Xã hội – Ý Đảng Lòng Dân”.

Tín dụng chính sách xã hội đáp ứng nguyện vọng của nhân dân

Hiệu quả của tín dụng chính sách đem đến không chỉ là giá trị kinh tế mà hơn cả là những vấn đề xã hội được giải quyết, cuộc sống của một bộ phận không nhỏ người nghèo, người yếu thế đã từng bước được cải thiện, nâng cao. Qua đó góp phần củng cố thêm niềm tin của nhân dân đối với đảng, nhà nước trên cơ sở hòa hợp ý đảng, lòng dân.

Tín dụng chính sách xã hội - Ý Đảng, lòng dân – kết nối sức mạnh - phát triển bền vững

“Đảng lãnh đạo, cầm quyền, nhưng dân là gốc, là chủ” Theo Hồ Chí Minh, giải phóng dân tộc theo con đường cách mạng vô sản thì nhất định phải có Đảng cộng sản theo lý luận đảng kiểu mới của Lênin lãnh đạo. Không có Đảng lãnh đạo, cách mạng không thể thắng lợi. Đảng có vững cách mạng mới thành công, cũng như người cầm lái có vững thì thuyền mới chạy. Đảng muốn vững cần phải có nhiều nhân tố, trong đó đặc biệt là mối quan hệ Đảng với Dân. Nói đến dân là nói đến tài dân, sức dân, của dân, lòng dân, quyền dân, toát ra từ đó quyết tâm, đồng tâm, tín tâm, sự hăng hái, khôn khéo, sáng tạo, anh hùng. Ở Việt Nam chủ nghĩa dân tộc, tinh thần yêu nước và phong trào yêu nước luôn hiện hữu mọi lúc, mọi nơi, mọi thời đại của dân tộc.

Tín dụng chính sách: Khơi dậy ý chí thoát nghèo ở Tuần Giáo

Thời gian qua, hoạt động tín dụng chính sách trên địa bàn huyện Tuần Giáo được triển khai hiệu quả đã tạo điều kiện cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác từng bước nâng cao đời sống, góp phần quan trọng vào việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững, đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn.

Tín dụng chính sách: Sức bật kinh tế cho người dân tộc thiểu số tại huyện Bình Liêu

Bình Liêu – vùng đất miền núi yên bình, nằm bên biên giới Đông Bắc của tỉnh Quảng Ninh, nơi hơn 96% dân số là người dân tộc thiểu số, đã trở thành điểm sáng trong nỗ lực giảm nghèo, phát triển kinh tế và xây dựng nông thôn mới. Kết quả này không thể đạt được nếu thiếu sự hỗ trợ của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) cùng các cấp chính quyền địa phương, với tín dụng chính sách đóng vai trò chủ lực, giúp người dân phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập và ổn định cuộc sống.

Tổ tiết kiệm và vay vốn Ngân hàng chính sách xã hội phát huy hiệu quả nguồn vốn vay

Tín dụng chính sách xã hội tiếp sức cho công cuộc giảm nghèo bền vững và hoàn thiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Phát huy vai trò của Ngân hàng chính sách xã hội trong việc nhận nguồn vốn ủy thác để cho vay Hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác, chuyển tải nguồn vốn tín dụng chính sách đến đúng đối tượng thụ hưởng hoạt động tín dụng chính sách xã hội góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế xóa đói giảm nghèo ở địa phương.

Tiểu Cần: Hiệu quả tín dụng chính sách từ khi thực hiện Chỉ thị 40-CT/TW

Tín dụng chính sách xã hội là một trong những chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước nhằm mục tiêu xóa đói, giảm nghèo, hỗ trợ vốn cho các hộ gia đỉnh có thu nhập thấp, nhiều hộ khó khăn tự vươn lên, góp phần đảm bảo an sinh xã hội và xây dựng nông thôn mới. Chính sách xã hội ở nước ta thể hiện tính ưu việt và bản chất tốt đẹp của chế độ xã hội chủ nghĩa.

Tín dụng chính sách là “điểm sáng” trong giảm nghèo

Trong năm qua, hoạt động tín dụng chính sách xã hội được Ủy ban về các vấn đề xã hội đánh giá là đã “tiếp tục khẳng định hiệu quả thiết thực và là điểm nhấn trong công tác giảm nghèo, nguồn vốn tín dụng cho hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ mới thoát nghèo được tăng cường từ nhiều nguồn đa dạng…”.

Chính sách mang ý Đảng, lòng dân

Thành tựu 30 năm đổi mới đã ảnh hưởng ngày càng sâu rộng tới mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội của đất nước, đưa nước ta thoát khỏi khủng hoảng và bước vào một giai đoạn phát triển mới, đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế tiến tới công nghiệp hóa - hiện đại hóa. Tuy vậy Việt Nam vẫn được xếp vào nhóm các nước có thu nhập trung bình thấp của thế giới, Theo quy luật khoảng cách giầu nghèo sẽ càng nới rộng hơn trong nền kinh tế thị trường
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data