agribank-vietnam-airlines

Chắp cánh giấc mơ những mảnh đời khuyết tật

Thu Hà
Thu Hà  - 
Nhìn những khuôn mặt sáng sủa, những cái tên đẹp đẽ như Cẩm Tú, Hương Giang… đang miệt mài may, khâu, vẽ tạo nên những búp bê xinh xắn đi khắp thế giới, không ai nghĩ các em vốn dĩ là những người khuyết tật đã từng sống bi quan. 
aa

Cái làng nhỏ thanh bình phía bên kia cầu Thăng Long dường như tách biệt hẳn với phố phường Hà Nội. Yên ả bên những rặng tre ngà, bên những cây quả trĩu mọng, trù phú của đất đai, có một ngôi nhà ươm cánh giấc mơ cho những mảnh đời không may mắn.

Chắp cánh giấc mơ những mảnh đời khuyết tật
Họa sĩ Khánh Ngọc và cháu

Ở đó, họ từng ngày từng giờ chăm chút cho những sản phẩm thủ công mỹ nghệ là những con búp bê nhỏ xinh tượng trưng cho 54 dân tộc Việt Nam. Cái xưởng nhỏ đơn sơ với những con người chăm chỉ ấy, đã góp phần quảng bá văn hóa Việt Nam đi khắp thế giới, nhưng không phải ai cũng biết đến họ. Chỉ biết rằng, ở trong mấy chục mét vuông đầy vật dụng ấy, họ đã được sống cùng cái đẹp, sự bình an cùng những tiếng cười để quên đi những tháng ngày đớn đau trong cuộc đời.

Và đứng phía sau họ, có một người phụ nữ, một họa sĩ cũng đã phải nếm trải không ít những đổ vỡ trong cuộc đời, đã chắp cánh những giấc mơ dang dở của đời mình và của cả những mảnh đời không may mắn ấy, họa sĩ Nguyễn Khánh Ngọc, chủ nhân của Trung tâm Búp bê Sao Mai, trung tâm cưu mang những mảnh đời không may mắn tại phố Thạch Cầu (Chương Dương, Hà Nội)...

Tốt nghiệp Đại học Mỹ thuật công nghiệp, họa sĩ Khánh Ngọc đã có một thời gian làm việc trong bộ phận thiết kế thời trang của Viện Dệt May Việt Nam. Niềm đam mê của một họa sĩ thời trang của bà không chỉ thể hiện trong những mẫu thiết kế hàng ngày, mà còn là sự ấp ủ mong muốn đưa thời trang của trang phục truyền thống 54 dân tộc Việt Nam giới thiệu với bạn bè quốc tế.

Về hưu sớm sau một tai nạn, có thời gian bà bắt đầu thiết kế trang phục cho những con búp bê dân tộc xinh xắn rồi thử làm một số mẫu mang tới các cửa hàng bán đồ lưu niệm cho khách du lịch nước ngoài nhờ bán hộ. Không ngờ những mẫu búp bê dân tộc của bà rất được khách du lịch yêu thích mua làm kỷ niệm khi đến Việt Nam. Các chủ cửa hàng tìm đến đặt hàng cho bà nhiều hơn.

Năm 2005 doanh nghiệp Búp bê Sao Mai do bà thành lập ra đời và sử dụng toàn bộ lao động là người khuyết tật. Không ai tin với đội ngũ lao động ấy sẽ làm ra những con búp bê tinh xảo, tuyệt đẹp kia.

Thời gian đầu mới thành lập, cơ sở sản xuất Búp bê Sao Mai của bà có 20 nhân công đều là phụ nữ khuyết tật. Ý tưởng rất nhân văn nhưng khi bắt tay vào thực tế, bà mới thấy muôn vàn khó khăn xuất hiện. Bởi có nhiều bạn khuyết tật tới nhưng sau một thời gian làm việc đã nản chí vì thấy công việc quá khó đối với mình. Bà động viên khích lệ để các em nhận thấy bản thân mình có thể làm việc, lao động để kiếm tiền nuôi sống bản thân như bao người khác.

Việc hướng dẫn những người khuyết tật làm được những sản phẩm tinh xảo này không hề đơn giản. Bà phải phân ra từng công đoạn để phù hợp với từng người này. Ví dụ những em bị câm điếc nhưng chân tay bình thường thì may rất tốt nên bà đã dạy cho các em may trang phục búp bê. Những em bị liệt ngồi một chỗ thì có thể tạo cột búp bê, có những em chỉ chuyên vẽ mặt búp bê… Sự tận tình của bà đã giúp các em tự tin làm việc, tạo nên những sản phẩm đẹp được khách hàng yêu thích.

Năm 2006, Hãng Búp bê truyền thống của Đan Mạch đã mến mộ công nghệ thủ công tinh xảo từ những sản phẩm Búp bê Sao Mai của bà đã tìm đến hợp tác đặt hàng gia công 13 vạn con búp bê Đan Mạch với tổng trị giá lên tới 6 tỷ đồng. Nhờ đó, sản phẩm và cơ sở sản xuất búp bê của người khuyết tật được nhiều người biết đến, đặc biệt là bạn bè quốc tế. Số lượng búp bê dân tộc của bà được xuất khẩu ra nhiều nước như: Mỹ, Pháp, Phần Lan, Đan Mạch…

Bà được mời tham dự các triển lãm ở nước ngoài nhiều hơn và có thêm cơ hội quảng bá về sản phẩm của mình. Tiếng lành đồn xa, sản phẩm búp bê dân tộc của bà đã được kênh CNN của Mỹ tìm đến ghi hình, phát sóng. Nhờ đó mà các đơn hàng từ nước ngoài đặt hàng ngày càng nhiều lên.

Với mục tiêu ban đầu là giúp đỡ, dạy nghề cho những người khuyết tật, giúp họ có thể lao động để kiếm sống và tự lập. Nhưng hơn 10 năm qua, với những người khuyết tật đã và đang làm việc tại cơ sở sản xuất Búp bê Sao Mai, họa sĩ Khánh Ngọc không chỉ là một bà chủ doanh nghiệp tạo công ăn việc làm cho họ, mà còn giống như người mẹ thứ hai.

Bà bảo dù bị khuyết tật nhưng các em cũng có tuổi trẻ, có ước mơ, khát khao về tình cảm nam nữ. Có những chị thật thà nói lên nguyện vọng với bà rằng không mơ ước tới việc có được hạnh phúc hôn nhân như người bình thường, nên chỉ mong muốn có một đứa con để làm nguồn vui trong cuộc sống vốn dĩ đã bị thiệt thòi này. Gia đình của các em ở xa, không thể kiểm soát và hiểu hết nỗi niềm của con cái hàng ngày nên hầu như cậy nhờ bà là chính.

Bà tính lương theo đầu sản phẩm làm ra của mỗi người nên kích thích được niềm hăng say lao động của các em. Có em khéo léo chăm chỉ cộng thêm làm lâu năm có kinh nghiệm, mỗi tháng thu nhập từ 6-7 triệu đồng. Em nào mới vào nghề thì dao động từ 1,5-3 triệu đồng/tháng. Việc làm này không chỉ tạo thu nhập mà còn đem lại giá trị tinh thần rất lớn cho những người khuyết tật và người thân của họ.

Đến nay, có khoảng 150 công nhân khuyết tật được đào tạo và có thể làm thành thạo nhiều công đoạn khác nhau của sản phẩm búp bê. Hiện nay ngoài cơ sở 1 ở Hà Nội, bà còn mở thêm cơ sở 2 ở Thái Bình. Ngoài sản phẩm búp bê dân tộc (54 dân tộc), bà Ngọc còn sáng tạo thêm các búp bê hát ả đào, búp bê mặc trang phục cưới…

Là một người mẹ của hai cậu con trai và một cô con gái, bà Ngọc tự hào vì đã nuôi dạy các con trưởng thành, sống có ích cho xã hội. Và nay ở cái tuổi xưa nay hiếm, bằng tấm lòng người mẹ, bà vẫn miệt mài, đồng hành cùng các mảnh đời kém may mắn, giúp họ thắp sáng lại những mơ ước trong cuộc sống.

Nhìn những khuôn mặt sáng sủa, những cái tên đẹp đẽ như Cẩm Tú, Hương Giang… đang miệt mài may, khâu, vẽ tạo nên những búp bê xinh xắn đi khắp thế giới, không ai nghĩ các em vốn dĩ là những người khuyết tật đã từng sống bi quan. Tết này, họ lại có nhân đôi niềm vui đón xuân mới cho bản thân và gia đình, khi trở về cùng với thành quả lao động từ sự nỗ lực vượt khó của bản thân.

Thu Hà

Tin liên quan

Tin khác

Đặc sắc chương trình áo dài nghệ thuật “Hương sắc Việt Nam”

Đặc sắc chương trình áo dài nghệ thuật “Hương sắc Việt Nam”

Tối 13/4, tại Hà Nội, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tổ chức chương trình áo dài nghệ thuật “Hương sắc Việt Nam”.
Tổng Giám đốc NHCSXH được Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng tặng Bằng khen

Tổng Giám đốc NHCSXH được Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng tặng Bằng khen

Chiều 11/4/2025, trong khuôn khổ hội nghị biểu dương lao động giỏi, lao động sáng tạo giai đoạn 2020–2025 do Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) chi nhánh TP. Đà Nẵng tổ chức, UBND TP. Đà Nẵng đã trao tặng Bằng khen của Chủ tịch UBND thành phố cho ông Dương Quyết Thắng, Ủy viên Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc NHCSXH vì đã có thành tích xuất sắc trong hoạt động tín dụng chính sách, góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Bộ Xây dựng dự thảo Quy hoạch tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh

Bộ Xây dựng dự thảo Quy hoạch tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh

Bộ Xây dựng đang tiến hành lấy ý kiến rộng rãi đối với dự thảo Quy hoạch tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, với tổng chiều dài dự kiến hơn 461km. Thông tin này vừa được công bố, thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận về một dự án giao thông trọng điểm quốc gia.
Dự thảo Nghị định về giao dịch điện tử trong lĩnh vực BHXH và CSDLQG về bảo hiểm

Dự thảo Nghị định về giao dịch điện tử trong lĩnh vực BHXH và CSDLQG về bảo hiểm

Bộ Nội vụ đang lấy ý kiến về dự thảo Nghị định quy định về giao dịch điện tử trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội (BHXH) và Cơ sở dữ liệu quốc gia (CSDLQG) về bảo hiểm.
Làm sao để chuyển đổi xanh trong du lịch hiệu quả?

Làm sao để chuyển đổi xanh trong du lịch hiệu quả?

Ngày 11/4, trong khuôn khổ Hội chợ Du lịch Quốc tế Hà Nội - VITM 2025, Hiệp hội Du lịch Việt Nam tổ chức Diễn đàn "Phát triển điểm đến xanh - Nâng tầm du lịch Việt Nam".
Dầu gội trị chấy Aladin của Sao Thái Dương bị đình chỉ, thu hồi khẩn cấp do không đạt chất lượng

Dầu gội trị chấy Aladin của Sao Thái Dương bị đình chỉ, thu hồi khẩn cấp do không đạt chất lượng

Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) thông báo đình chỉ lưu hành, thu hồi và tiêu hủy lô dầu gội dược liệu sạch chấy Aladin - Hộp 1 tuýp 30g do không đạt chất lượng.
Hội chợ du lịch quốc tế quy mô nhất Việt Nam sẽ diễn ra tại TP. Hồ Chí Minh

Hội chợ du lịch quốc tế quy mô nhất Việt Nam sẽ diễn ra tại TP. Hồ Chí Minh

Hội chợ ITE HCMC 2025 - hội chợ du lịch quốc tế quy mô nhất Việt Nam và khu vực hạ nguồn sông Mê kông lần thứ 19 sẽ diễn ra từ ngày 4-6/9/2025, tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn (SECC), Quận 7, TP. Hồ Chí Minh.
Hanoi Metro phục vụ gần 5 triệu lượt hành khách trong quý I

Hanoi Metro phục vụ gần 5 triệu lượt hành khách trong quý I

Công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội (Hanoi Metro) cho biết, trong quý I/2025, Công ty đã tổ chức vận hành tuyệt đối an toàn 39.070 lượt tàu, phục vụ 4,78 triệu lượt hành khách, tăng 13,3% so với quý I/2024.
Hơn 600 tổ chức, doanh nghiệp tham gia xúc tiến, quảng bá du lịch tại VITM Hà Nội 2025

Hơn 600 tổ chức, doanh nghiệp tham gia xúc tiến, quảng bá du lịch tại VITM Hà Nội 2025

Ngày10/4/2025, Hội chợ Du lịch quốc tế Việt Nam - VITM Hà Nội 2025 với chủ đề “Phát triển điểm đến xanh, nâng tầm du lịch Việt Nam” đã khai mạc tại Trung tâm Triển lãm quốc tế ICE Hà Nội, Cung Văn hóa Hữu Nghị (Hà Nội).
NHNN Khu vực 2 sửa chữa và bàn giao nhà cho người dân Cần Giờ

NHNN Khu vực 2 sửa chữa và bàn giao nhà cho người dân Cần Giờ

Ngày 10/4, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Khu vực 2 bàn giao căn nhà sửa chữa tại khu phố Hưng Thạnh, thị trấn Cần Thạnh, huyện Cần Giờ, TP. Hồ Chí Minh. Đây là hoạt động nằm trong chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát cho người có hoàn cảnh khó khăn của ngành Ngân hàng thành phố.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data