Chậm di chuyển các trường ra khỏi nội đô
![]() | Đã có đề thi minh họa kỳ thi THPT quốc gia 2017 |
![]() | Hà Nội sẽ di dời các cơ sở công nghiệp gây ô nhiễm ra khỏi nội đô |
Theo quy hoạch nói trên, việc phát triển mạng lưới các trường đại học, cao đẳng phải phù hợp với chiến lược phát triển và điều kiện kinh tế - xã hội; hình thành một số trung tâm đào tạo nguồn nhân lực tập trung theo vùng, một số khu đại học, đáp ứng yêu cầu di dời của các trường trong khu vực nội thành Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và nhu cầu đầu tư mới của địa phương.
![]() |
Di dời các trường để tạo cơ sở vật chất khang trang, điều kiện học tập tốt hơn cho sinh viên |
Một số yêu cầu đặt ra có tính tầm nhìn xa, thay đổi cơ bản điều kiện giảng dạy và học tập của các trường như: diện tích tối thiểu cho các trường đại học có quy mô 5.000 sinh viên là 10ha; trường có khoảng 15.000-25.000 sinh viên thì diện tích tối thiểu phải từ 30-40ha. Cùng với đó là mật độ sinh viên trong nội đô phải giảm xuống, với Hà Nội là từ gần 500.000 sinh viên năm 2011 giảm xuống còn khoảng 150.000 sinh viên vào năm 2030…
Nếu thực hiện đúng các yêu cầu trên, theo tính toán của Bộ Giáo dục và Đào tạo thì Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh sẽ có ít nhất 40 trường phải di dời trong giai đoạn 2011-2015. Tại Hà Nội, Bộ Xây dựng đã đề xuất 23 cơ sở giáo dục cần cải tạo và di dời, bố trí tại 7 khu đô thị vệ tinh như Gia Lâm (khoảng 250ha), Sóc Sơn (khoảng 600ha), Sơn Tây (khoảng 300ha), Hòa Lạc (khoảng 1.200ha), Phú Xuyên (khoảng 100ha)…
Bác Nguyễn Văn Chiến (Thanh Xuân, Hà Nội) chia sẻ: Việc di dời các trường đại học ra khỏi nội đô là một chủ trương hết sức đúng đắn của nhà nước. Lẽ ra trường đại học phải khang trang, tọa lạc nơi yên tĩnh để sinh viên có không gian tư duy, suy nghĩ. Trong khi đó, hầu hết khu vực quanh các trường đại học, cao đẳng hiện nay là quán nhậu. Sinh viên bước khỏi cổng trường toàn nghe mùi bia rượu, nên tôi tán đồng việc di dời này.
Chủ trương trên cũng được nhiều sinh viên, đặc biệt là người tỉnh ngoài ủng hộ. Sinh viên Nguyễn Quốc Tiến (Hà Tĩnh) chia sẻ: “Chúng em cần một không gian thoáng đãng, yên tĩnh để có thể chuyên tâm vào học tập, rèn luyện thân thể. Môi trường lý tưởng nhất là được sinh hoạt tại các vùng ven Hà Nội, em thấy ở đó không gian thoáng đãng, rộng rãi chứ cứ như hiện nay, nhiều trường nằm sát trục đường chính khá ồn ào, đông đúc lại thường xuyên gây tình trạng ùn tắc mỗi khi tan lớp. Đấy là chưa kể thiếu không gian cho ký túc xá nên nhiều sinh viên phải đi thuê nhà ở tại trung tâm với giá khá cao, rồi sinh hoạt ở thành phố cũng đắt đỏ hơn tạo áp lực không nhỏ về đời sống cho mỗi sinh viên chúng em”.
Tuy nhiên đến thời điểm hiện tại hầu như các trường vẫn “án binh bất động”, kể cả 12 trường tại Hà Nội đã có tên trong danh sách di dời. Một trong những khó khăn đầu tiên phải kể đến trong việc di dời các trường đại học ra khỏi nội đô là nguồn kinh phí.
Theo tính toán của Bộ Giáo dục và Đào tạo, để di dời các trường đại học, cao đẳng tại Hà Nội cần khoảng 44.800 tỷ đồng; tại TP. Hồ Chí Minh cần khoảng 47.000 tỷ đồng; trường hợp phải đền bù giải phóng mặt bằng thì con số này sẽ tăng gấp đôi. “Hầu hết các trường đại học hiện nay đều khó khăn về nguồn thu, nếu đầu tư trường lớp quá đẹp, quá tiện nghi thì không biết trường lấy đâu ra tiền để trang trải?”, một giảng viên chia sẻ.
Khó khăn tiếp theo là nhiều trường đại học ngoài đào tạo chính quy còn mở thêm các lớp sau đại học, các lớp tại chức, liên kết… để đào tạo cho số lượng lớn cán bộ, công chức học ngoài giờ hành chính. Vì vậy, nếu di chuyển hết các trường thì việc đào tạo cho các loại hình này gặp khó khăn. Trong bối cảnh nhiều trường phải trông vào các hoạt động này để có thêm nguồn thu thì việc di dời chậm lại càng có thêm động lực để “chây ì”.
Một lý do khác là bản thân các giảng viên cũng không muốn chuyển ra ngoại thành sinh sống cho gần các trường, do việc di chuyển trong nội đô hiện nay rất vất vả. Nhiều giảng viên cho rằng để di dời các trường thành công thì công tác quy hoạch khu vực vùng ven thật tốt, với đầy đủ cơ sở vật chất, hệ thống giao thông kết nối với khu vực trung tâm, đảm bảo các dịch vụ phục vụ cho đời sống người dân như trường học, bệnh viện, trung tâm thương mại… thì các thầy cô cũng sẽ sẵn sàng ra ngoại thành sinh sống, làm việc.
Khẳng định chủ trương trên là đúng, nhiều chuyên gia cho rằng vấn đề chỉ là cần tập trung tìm giải pháp xử lý.
“Di dời các trường vừa giảm áp lực cho giao thông nội đô, giảm áp lực cho sinh viên ngoại tỉnh lại tạo cơ sở vật chất khang trang, điều kiện học tập tốt hơn cho các em vậy mà tại sao chúng ta lại chậm trễ? Nhà nước, chính quyền thành phố cần quyết liệt hơn nữa trong việc di dời các trường đại học, cao đẳng. Nếu khó khăn thì tập trung lại 2-3 năm chuyển cho xong hẳn một trường, chứ cứ dàn trải, kế hoạch thì đến bao giờ?”, một cán bộ ngành giáo dục chia sẻ.
Tin liên quan
Tin khác

Đặc sắc chương trình áo dài nghệ thuật “Hương sắc Việt Nam”

Tổng Giám đốc NHCSXH được Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng tặng Bằng khen

Bộ Xây dựng dự thảo Quy hoạch tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh

Dự thảo Nghị định về giao dịch điện tử trong lĩnh vực BHXH và CSDLQG về bảo hiểm

Làm sao để chuyển đổi xanh trong du lịch hiệu quả?

Dầu gội trị chấy Aladin của Sao Thái Dương bị đình chỉ, thu hồi khẩn cấp do không đạt chất lượng

Hội chợ du lịch quốc tế quy mô nhất Việt Nam sẽ diễn ra tại TP. Hồ Chí Minh

Hanoi Metro phục vụ gần 5 triệu lượt hành khách trong quý I

Hơn 600 tổ chức, doanh nghiệp tham gia xúc tiến, quảng bá du lịch tại VITM Hà Nội 2025
