agribank-vietnam-airlines

Chậm cấp sổ hồng: Chủ đầu tư mất uy tín hay khách hàng chịu thiệt?

Minh Tuyết
Minh Tuyết  - 
Đến nay trên địa bàn TP.HCM vẫn còn khoảng 20.000 căn hộ nhà chung cư chưa được cấp sổ hồng, cần được cơ quan chức năng, có thẩm quyền tiếp tục khẩn trương xem xét giải quyết...
aa
cham cap so hong chu dau tu mat uy tin hay khach hang chiu thiet HoREA: Hàng trăm dự án chung cư chưa được cấp 'sổ hồng', gây bức xúc
cham cap so hong chu dau tu mat uy tin hay khach hang chiu thiet “Gam màu xám” của chiếc sổ hồng
cham cap so hong chu dau tu mat uy tin hay khach hang chiu thiet
Nhiều người dân vẫn mệt mỏi vì có nhà không có sổ hồng

Nỗi khổ không của riêng ai

Năm 2010, CTCP bất động sản Sơn Kim (Sơn Kim Land) đã được Ủy ban nhân dân TP.HCM giao gần 11.000 m2 đất để thực hiện đầu tư xây dựng Khu liên hợp cao ốc Trung tâm thương mại - văn phòng và căn hộ tại phường Thảo Điền, quận 2. Dự án đầu tư đã được Sở Xây dựng phê duyệt vào năm 2009 và điều chỉnh vào năm 2015, với tổng số 546 căn hộ (gồm 461 căn bán và 85 căn cho thuê). Căn cứ vào quy mô dự án đã được phê duyệt, đầu năm 2016 Sở Tài nguyên Môi trường đã trình UBND TP.HCM duyệt phương án giá đất đối với khu đất này và đã được phê duyệt vào tháng 2/2016. Trong đó, giá trị quyền sử dụng đất được duyệt là 120.598.800.000 đồng theo phương án tính giá đất ở theo giá thị trường và theo phương pháp thặng dư là 21.000.000 đồng/m2.

Như vậy, phần diện tích đất giao có thu tiền sử dụng đất là 5.742,8 m2. Đây là diện tích đất xây dựng các công trình để kinh doanh theo dự án đầu tư xây dựng được duyệt và Sơn Kim Land đã thực hiện hoàn tất nghĩa vụ tiền sử dụng đất vào ngay tại thời điểm được phê duyệt. Song vấn đề phát sinh ở chỗ

Công ty đã được Sở Tài nguyên Môi trường cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho một phần của dự án. Phần còn lại chưa được cấp, Sở Tài nguyên Môi trường cho rằng, dự án đầu tư xây dựng đã được Sở Xây dựng phê duyệt thể hiện công trình chung cư kết hợp thương mại, dịch vụ, văn phòng, gồm 2 phần: Phần nổi để xây dựng công trình, có diện tích chiếm đất 5.742,8 m2, còn phần ngầm là tầng hầm đậu xe, có diện tích chiếm đất 9.089,2 m2. Khách hàng mua căn hộ ngoài sở hữu riêng là diện tích căn hộ mua, còn được sở hữu chung là một phần diện tích tầng hầm đậu xe.

Tuy nhiên, theo quyết định duyệt giá của thành phố để công ty thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với toàn dự án thì diện tích đất giao có thu tiền sử dụng đất được xác định là 5.742,8 m2 - chỉ là diện tích “phần nổi”. Điều này dẫn đến việc Sở Tài nguyên Môi trường không thể cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho công ty vì ranh đất cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chính là ranh đất của phần nổi đã nộp tiền sử dụng đất và không trùng với ranh đất của phần ngầm. Chính vì vậy, điều này đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của khách hàng, khi không được xác định diện tích chung trong giấy chứng nhận.

Chính vì vướng mắc trên mà đến tận thời điểm tháng 6/2018 khi Sơn Kim Land đã thi công xây dựng hoàn thành khu căn hộ tại khối nhà A và B bàn giao căn hộ cho người mua nhà sử dụng và cư dân đã nhiều lần đề nghị chủ đầu tư làm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sổ hồng), nhưng đến nay, sau hơn 3 năm chờ đợi mỏi mòn thì sổ hồng vẫn chưa đến được tay của người mua nhà, mặc dù cư dân đã hoàn thành xong nghĩa vụ tài chính với chủ đầu tư.

Câu chuyện của Sơn Kim Land không phải ngoại lệ trong suốt nhiều năm qua đối với nhiều dự án chung cư trên địa bàn TP.HCM của những chủ đầu tư uy tín cũng có mà nhỏ lẻ cũng có như Novaland, Quốc Cường Gia Lai, Hưng Lộc Phát, CTCP Gamuda Land, Công ty Bình Dân, CTCP Địa ốc Sài Gòn... Phần lớn, những chủ đầu tư này đều bị vướng về các thủ tục pháp lý như quyết định chủ trương đầu tư, phê duyệt quyền sử dụng đất, xác định giá đất, tính tiền sử dụng đất... khiến cho chủ đầu tư khó thực hiện nghĩa vụ tài chính, đóng thuế của doanh nghiệp mình, ảnh hưởng đến quyền lợi chính đáng của người mua nhà, cũng như khiến người dân mất niềm tin vào chủ đầu tư và thị trường bất động sản phát triển thiếu bền vững. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng không loại trừ một số trường hợp chủ đầu tư làm ăn chụp giật, cố tình chây ỳ, trốn thuế, đem tiền góp vốn mua căn hộ của người dân đi đầu tư nơi khác nên không thể hoàn thành nghĩa vụ với chính khách hàng của mình.

Người mua phải được đảm bảo quyền lợi chính đáng

Theo số liệu thống kê của Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) tính đến tháng 7/2020, có khoảng 30.402 căn nhà thuộc 63 dự án nhà ở thương mại chưa được cấp Giấy chứng nhận (sổ hồng). Mặc dù ngay sau đó Sở Tài nguyên Môi trường đã nỗ lực giải quyết cấp 1.000 “sổ hồng” cho khách hàng mua nhà tại 15 dự án và đến cuối năm 2020, sở cũng cấp được 11.114 “sổ hồng”. Và riêng 2 tháng đầu năm 2021, đã cấp thêm 3.265 “sổ hồng” cho khách hàng của các dự án nhà ở thương mại.

Tuy nhiên, đến nay trên địa bàn TP.HCM vẫn còn khoảng 20.000 căn hộ nhà chung cư chưa được cấp sổ hồng, cần được cơ quan chức năng, có thẩm quyền tiếp tục khẩn trương xem xét giải quyết, để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của chủ đầu tư và người mua nhà, trong đó có cá nhân nước ngoài, không để tiềm ẩn điểm nóng về tranh chấp, khiếu kiện đông người.

Ông Lê Hoàng Châu, chủ tịch HoREA cho rằng, đối với trường hợp chủ đầu tư dự án có sai phạm về đầu tư, xây dựng, kinh doanh, về thế chấp tài sản, nhưng căn hộ mà khách hàng mua vẫn phù hợp với quy hoạch, thiết kế, thì tách riêng phần sai phạm của chủ đầu tư để xử lý theo quy định của pháp luật và đề nghị Ủy ban nhân dân thành phố xem xét, chỉ đạo ưu tiên giải quyết cấp “sổ hồng” trước cho khách hàng đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ theo hợp đồng mua nhà, vì khách hàng vô can, để đảm bảo quyền lợi của người mua nhà. Còn trường hợp chủ đầu tư dự án có thể phải thực hiện nghĩa vụ tài chính, nộp tiền sử dụng đất bổ sung, thì đây là quan hệ giữa chủ đầu tư dự án với cơ quan nhà nước, không liên quan đến trách nhiệm, nghĩa vụ của khách hàng mua nhà. Vì vậy, nên tách ra xử lý riêng để giải quyết cấp “sổ hồng” trước cho khách hàng, đồng thời yêu cầu chủ đầu tư thực hiện một trong số các biện pháp bảo đảm cần thiết.

“Đề nghị UBND TP.HCM xem xét chỉ đạo Sở Tài nguyên Môi trường phối hợp với các sở, ngành khẩn trương xem xét, kết luận các trường hợp dự án có điều chỉnh quy hoạch xây dựng, có phát sinh nghĩa vụ tài chính và sớm giải quyết các vướng mắc cụ thể của từng dự án, để kịp thời gỡ vướng cho các chủ đầu tư và đảm bảo quyền lợi của khách hàng mua nhà, giúp thị trường BĐS phát triển bền vững”, ông Châu nhấn mạnh.

Minh Tuyết

Tin liên quan

Tin khác

Phá sập đường dây mua bán tài khoản ngân hàng để lừa đảo

Phá sập đường dây mua bán tài khoản ngân hàng để lừa đảo

Công an tỉnh Bình Dương cho biết, đang tạm giữ hình sự đối với Huỳnh Thị Kim Oanh (sinh năm 1985, thường trú TP. Thuận An, tỉnh Bình Dương) và Đào Trọng Quân (sinh năm 1992, thường trú tỉnh Thái Bình) về các hành vi mua bán tài khoản ngân hàng; lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua tài khoản ngân hàng; làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; sử dụng mạng máy tính, viễn thông, phương tiện điện tử để chiếm đoạt tài sản.
Vi phạm hành chính trong kinh doanh bảo hiểm bị phạt tới 200 triệu đồng

Vi phạm hành chính trong kinh doanh bảo hiểm bị phạt tới 200 triệu đồng

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 174/2024/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm, có hiệu lực thi hành từ ngày 15/2/2025.

Dự thảo Luật Kế toán sửa đổi: Tập trung tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Tại Dự thảo Luật sửa đổi Luật Chứng khoán; Luật Kế toán; Luật Kiểm toán độc lập; Luật Ngân sách nhà nước; Luật Quản lý, sử dụng tài sản công; Luật Quản lý thuế; Luật Dự trữ quốc gia đang được Bộ Tài chính chủ trì soạn thảo. Dự thảo Luật Kế toán đã sửa đổi nhiều quy định quan trọng góp phần tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, nâng cao năng lực quản lý Nhà nước trong lĩnh vực kế toán; Nâng cao trách nhiệm người đứng đầu; đảm bảo sự nhất quán và phù hợp với các quy định khác của pháp luật. Tuy nhiên, vấn còn một số nội dung cần bổ sung phù hợp với yêu cầu thực tế.

Luật Quản lý thuế sửa đổi: Tránh tăng thêm trách nhiệm và chi phí cho doanh nghiệp và cá nhân

Một trong những nội dung nhận được nhiều sự quan tâm nhất trong Hội thảo lấy ý kiến doanh nghiệp nội dung chứng khoán, kế toán, kiểm toán độc lập và luật quản lý thuế trong dự thảo sửa đổi 7 luật của Bộ Tài chính do Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức là về quản lý thuế. Đặc biệt, các chuyên gia cho rằng nhiều quy định quản lý thuế gây khó trong thực thi, thậm chí không khả thi, tạo gánh nặng cho DN và người dân.

NHNN Phú Yên tổ chức tuyên truyền phòng, chống lừa đảo trên không gian mạng

Mới đây, NHNN chi nhánh Phú Yên phối hợp với Công an tỉnh và Sở Thông tin và truyền thông tỉnh Phú Yên tổ chức hội nghị tuyên truyền, bồi dưỡng kiến thức pháp luật, phòng chống tội phạm lừa đảo, chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng và hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt qua ngân hàng năm 2024.

Đồng Nai: Tăng cường giải pháp ngăn ngừa tín dụng đen

Tỉnh Đồng Nai chỉ đạo các sở, ngành địa phương chủ động phối hợp với hệ thống tổ chức tín dụng trên địa bàn tăng độ phủ của tín dụng vi mô nhằm hạn chế tình trạng người dân có nhu cầu vay vốn chính đáng không tiếp cận được các kênh tín dụng chính thức phải tìm đến tín dụng đen.

Dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số: Cần định hình được vị thế và chiến lược riêng của Việt Nam

Góp ý vào dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số (CNCNS) do Bộ Thông tin và Truyền thông soạn thảo, các chuyên gia chỉ ra Ban soạn thảo chưa thể hiện rõ tầm nhìn của việc tại sao lại cần ban hành Luật CNCNS, đồng thời chưa có các chính sách chiến lược và hiệu quả để thu hút đầu tư với lĩnh vực này.

Luật công nghiệp công nghệ số: Cần quy định rõ ràng, hợp lý, thúc đẩy phát triển trí tuệ nhân tạo

Tham luận Hội thảo lấy ý kiến góp ý dự án Luật Công nghiệp công nghệ số do Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường phối hợp với Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức, các chuyên gia cho rằng một số quy định còn chưa được rõ ràng, thiếu hợp lý trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo có thể dẫn đến các vấn đề và khó khăn cho các doanh nghiệp khi chuẩn bị kế hoạch tuân thủ.

Có nên đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường?

Ngày 11/7, tại hội thảo góp phần hoàn thiện Dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) đang được Bộ Tài chính chủ trì soạn thảo, các chuyên gia, nhà nghiên cứu, đại diện doanh nghiệp đều cho rằng việc bổ sung nước giải khát theo Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) có hàm lượng đường trên 5g/100ml vào đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) không đủ để giải quyết thực tế bệnh tật liên quan đến nước giải khát có đường tại Việt Nam, nhưng lại làm giảm khả năng tiếp cận sản phẩm có đường đối với một số đối tượng, giảm việc làm và thu nhập của nhiều người dân và các DN trong hệ sinh thái sản xuất.

Triệt phá chuyên án ma túy lớn nhất từ trước đến nay qua đường hàng không

Thông tin từ Đội Kiểm soát phòng, chống ma túy (Cục Hải quan Hà Nội) cho biết, đơn vị vừa phối hợp với các lực lượng chức năng triệt phá chuyên án ma túy từ Đức về Việt Nam. Chuyên án HP524 do Cục chủ trì xác lập, phối hợp với PC 04-Công an TP Hà Nội, Chi cục Hải quan Bắc Hà Nội đã thu giữ 179 kg ma túy tổng hợp MDMA, lớn nhất từ trước đến nay qua đường hàng không.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data