Cần vốn mồi cho tín dụng tam nông
![]() | Ngân hàng luôn ưu tiên tín dụng cho tam nông |
![]() | Cơ hội mở rộng tín dụng tam nông |
![]() |
Ảnh minh họa |
Ông Cường cho rằng, trong năm 2019 vừa qua, nhờ việc NHNN triển khai đồng bộ nhiều công cụ chính sách tiền tệ, đồng thời hệ thống các NHTM nghiêm túc thực hiện các chỉ đạo ổn định lãi suất, tỷ giá và đẩy mạnh cho vay các lĩnh vực ưu tiên, nên dòng vốn tín dụng đã được tập trung khá nhiều cho khu vực sản xuất - chế biến - xuất khẩu các mặt hàng nông, lâm, thủy sản.
Cụ thể, tính đến hết năm 2019, hệ thống các TCTD đã dành hơn 2 triệu tỷ đồng (chiếm 25% trong tổng số 8,2 triệu tỷ đồng cho vay toàn nền kinh tế) để cho vay lĩnh vực nông nghiệp – nông thôn, cho thấy lĩnh vực này đang được các ngân hàng ưu ái rất lớn. Nguồn vốn của các NHTM không chỉ tập trung cho 13.000 DN trực tiếp và 49.000 DN gián tiếp tham gia sản xuất kinh doanh lĩnh vực nông nghiệp – nông thôn mà còn tập trung cho 15.800 hợp tác xã, 39.000 trang trại và 8,6 triệu hộ nông dân ở khắp mọi miền đất nước.
Bên cạnh đó, việc ổn định tỷ giá và giảm một phần lãi suất cho vay trong năm vừa qua cũng hỗ trợ rất tích cực cho cộng đồng DN và người nông dân. Từ việc sử dụng hiệu quả nguồn vốn vay, các DN khối ngành nông nghiệp – nông thôn đã đạt kim ngạch xuất nhập khẩu cao kỷ lục là 71 tỷ USD. Hàng trăm DN lớn ghi nhận lợi nhuận tăng trưởng ở mức hai con số.
Đặc biệt, trong năm 2019 vừa qua, ngành Ngân hàng cũng luôn đồng hành với các DN và người nông dân trong hoạt động ứng phó, xử lý hậu quả của thiên tai, dịch bệnh. Bất cứ khi nào có thiên tai, dịch bệnh nào phát sinh, NHNN đều có văn bản chỉ đạo các TCTD xử lý rủi ro tín dụng cho khu vực nông nghiệp. Điều này thể hiện trách nhiệm lớn của ngành Ngân hàng và tạo được niềm tin mạnh mẽ đối với người nông dân ở các địa phương.
Với những đánh giá tích cực đối với đóng góp của NHNN và hệ thống TCTD vào việc phát triển ngành kinh tế nông nghiệp trong năm vừa qua, ông Nguyễn Xuân Cường cho rằng, trong năm mới 2020 và các năm tiếp theo, nếu ngành Ngân hàng tiếp tục đồng hành, hỗ trợ thì cơ hội để bứt phá của nền kinh tế nông nghiệp sẽ rất lớn. Bởi hiện nay, với sự chuyển dịch của hoạt động tái cấu trúc, số lượng DN tham gia đầu tư lớn vào lĩnh vực này ngày càng nhiều, kim ngạch xuất nhập khẩu các năm tới có thể sẽ tăng mạnh hơn mức 7,1 tỷ USD của hiện tại và cơ hội đóng góp nhiều hơn 15% GDP của ngành Nông nghiệp là hoàn toàn có triển vọng.
Tuy nhiên, để hệ thống TCTD có thể tăng cường hỗ trợ nhiều hơn cho cộng đồng DN và các tổ chức kinh tế hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp – nông thôn, nhiều ý kiến cho rằng, nút thắt “vốn mồi” từ ngân sách cần nhanh chóng được tháo gỡ và các chính sách hỗ trợ tài chính cần kịp thời được cụ thể hóa.
Theo đó, mặc dù Nghị định số 57/2018/NĐ-CP (thay thế Nghị định 210/2013/NĐ-CP về cơ chế, chính sách khuyến khích DN đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn) đã chính thức có hiệu lực từ gần 2 năm qua; Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng đã trình Chính phủ chủ trương hỗ trợ 1.200 tỷ đồng cho các địa phương để thực hiện Nghị định từ nguồn dự phòng ngân sách Trung ương năm 2019, nhưng đến hiện nay việc phân bổ nguồn vốn này vẫn khá chậm; việc ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện hỗ trợ tài chính cũng đang có nhiều lúng túng.
Tính đến hết năm 2019 mới chỉ có 20 tỉnh, thành ban hành xong chính sách đặc thù của địa phương về hỗ trợ DN; 5 tỉnh thành ban hành xong danh mục sản phẩm nông nghiệp chủ lực cấp tỉnh; 4 tỉnh thành hoàn tất định mức hỗ trợ chi tiết và chưa có địa phương nào ban hành cơ chế thúc đẩy tập trung đất đai.
Do sự chậm chạp này, những cơ chế chính sách hỗ trợ tài chính cụ thể như: hỗ trợ xây dựng hạ tầng, hỗ trợ phí bảo hiểm nông nghiệp, cấp bù chênh lệch lãi suất vay NHTM… sẽ khó có thể triển khai kịp thời trên thực tế. Điều này sẽ khiến cộng đồng DN lĩnh vực nông nghiệp – nông thôn mất đi cơ hội tận dụng nguồn vốn mồi ưu đãi từ ngân sách, đồng thời các TCTD cũng giảm đi cơ hội hợp tác, hỗ trợ DN lĩnh vực nông nghiệp nông thôn và dè dặt hơn trong hoạt động cấp vốn đối với các dự án nông nghiệp do lo ngại rủi ro và chưa yên tâm với những “lá chắn” cơ chế, chính sách vốn được “bảo lãnh” từ Chính phủ.
Tin liên quan
Tin khác

Tăng cho vay tín chấp đối với nông hộ và các mô hình sản xuất theo chuỗi

Co-opBank đồng hành cùng hệ thống QTDND

Cần Thơ: Rà soát nhu cầu vay vốn tín dụng chính sách đến từng nhóm khách hàng

Đồng vốn Agribank - động lực cho khởi nghiệp thành công

Dòng chảy tín dụng chính sách giữa đại ngàn Tây Nguyên

Lạng Sơn: Nâng cao hơn nữa hiệu quả tín dụng chính sách xã hội

Khánh Hòa nâng cao hiệu quả tín dụng chính sách xã hội

Agribank đồng hành xây dựng nền nông nghiệp Việt Nam hiện đại

Quảng Nam nâng cao hiệu quả tín dụng chính sách trong giai đoạn mới
