Cẩn trọng thực phẩm chức năng “làm lành phổi”
Tràn lan nhiều loại thuốc bổ phổi
Sau thời gian bị nhiễm Covid-19, chị Nguyễn Lan Hương (quận Cầu Giấy, TP. Hà Nội) cho biết, có kết quả âm tính đã 2 tuần nhưng chị vẫn bị những cơn ho dai dẳng, cổ họng sưng đau dẫn đến mất ngủ, suy nhược cơ thể. Chính vì thế, một vài người bạn đã giới thiệu cho chị tìm hiểu các loại thực phẩm chức năng hỗ trợ phổi, chữa ho, giảm đau họng. Tuy nhiên, sau vài lần trao đổi chị nhận thấy nhân viên tư vấn không có kiến thức về y dược mà chỉ tập trung tư vấn để bán trọn bộ 5 loại thực phẩm chức năng có công dụng “làm lành phổi”.
Theo tìm hiểu của phóng viên, người dân có nhu cầu dễ dàng tìm thấy thông tin các loại thực phẩm chức năng này trên “chợ mạng”. Chỉ cần gõ các từ khóa như “vitamin bổ phổi”, “thuốc chữa phổi”… thì có thể tìm được hàng chục nghìn kết quả là các loại thực phẩm chức năng được giới thiệu có nguồn gốc “xách tay” từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Đức... Cùng với xuất xứ nước ngoài, người bán hàng còn giới thiệu, đây là các sản phẩm giúp sức khỏe ổn định “tức thì”, điều trị dứt điểm các triệu chứng liên quan đến phổi “hậu Covid-19”.
![]() |
Người dân cần thận trọng với các thực phẩm chức năng điều trị di chứng hậu Covid đang được rao bán tràn lan trên mạng |
Tuy nhiên, một số khách hàng từng dùng các loại sản phẩm này phản ánh, dù đã uống đủ liều thuốc mua gồm 2 loại vitamin và 3 thực phẩm chức năng trong gói thuốc “chữa lành phổi” nhưng các triệu chứng sau Covid-19 không những không thuyên giảm mà còn có phần nặng hơn. Anh Lê Quốc Trung (quận Hoàng Mai, TP. Hà Nội) cho biết, bộ sản phẩm hỗ trợ chức năng phổi “hậu Covid-19” anh mua trên mạng với giá 4.600.000 đồng, anh đã dùng hai tuần nay nhưng vẫn liên tục ho và khó thở. Không những vậy, anh còn thấy khàn giọng hơn, có khi hụt hơi, mất tiếng.
Cẩn trọng với “con dao hai lưỡi”
Tuy nhiên, một chuyên gia khuyến cáo, thực tế, không có thuốc nào là “bổ phổi hậu Covid-19”, do virus SARS-CoV-2 xâm nhập vào phổi, ảnh hưởng trực tiếp đến các phế nang, là nơi trao đổi khí. Sau một thời gian nhiễm virus, nếu hệ miễn dịch của bệnh nhân tốt thì phổi sẽ hồi phục dần. Ngược lại, người bệnh sẽ chuyển sang giai đoạn phổi tổn thương hơn và tiếp tục lan rộng nếu hệ miễn dịch yếu. Bên cạnh đó, các trường hợp dễ bị xơ phổi lâu dài sau Covid-19 là các bệnh nhân bị viêm phổi nặng ở đợt bệnh Covid-19 cấp, đặc biệt là bệnh nhân ARDS; bệnh nhân thở máy áp lực dương, cần điều trị ECMO, thời gian nằm viện lâu dài; bệnh nhân nặng, nồng độ các cytokine tiền viêm trong máu cao; bệnh nhân có tổn thương phổi sẵn có, lớn tuổi, hút thuốc lá...
Bên cạnh đó, bác sĩ tại bệnh viện đa khoa Xanh Pôn cũng cho biết, một nghiên cứu đã chỉ ra rằng, bệnh nhân viêm phổi do Covid-19 thì tình trạng xơ phổi không chỉ xảy ra trong thời kì mắc bệnh, mà còn tiếp tục tiến triển cho đến 3 tháng sau khi xuất viện. Tình trạng xơ phổi hậu Covid cũng tương tự như các tình trạng viêm phổi do các virus khác gây nên, thông thường 80% bệnh nhân sẽ hồi phục trong khoảng 6 tháng đến 1 năm. Vì vậy, bệnh nhân cần chủ động tham gia các bài tập hít thở và chế độ dinh dưỡng hợp lý thay vì nghe theo lời đồn thổi tự điều trị, có khi dẫn đến hậu quả khó lường.
Về chế độ tập luyện để khắc phục các biến chứng “hậu Covid-19”, các chuyên gia khuyến cáo, bệnh nhân cần quản lý sức khoẻ ngay từ giai đoạn đầu để khắc phục xơ phổi trong một thời gian dài. Cụ thể, bệnh nhân cần kết hợp các bài tập thể dục thường xuyên; thực hành kĩ thuật thở, bổ sung dinh dưỡng và các loại vitamin cần thiết; tuân thủ chế độ ăn uống lành mạnh; tránh hút thuốc, hút thuốc thụ động và môi trường có không khí ô nhiễm; khi sử dụng thêm các loại thuốc cần theo lời khuyên của bác sĩ.
Hơn nữa, một vị chuyên gia cảnh báo, thực phẩm chức năng giống như "con dao hai lưỡi", nếu bổ sung quá nhiều và không đúng cách có thể gây hại cho cơ thể. Vì vậy, người dân nên cẩn trọng, tránh tiền mất tật mang, khi cần thiết bệnh nhân nên đến các cơ sở khám, chữa bệnh có uy tín để thăm khám.
Ngoài ra, các loại thực phẩm chức năng được nhập khẩu chính hãng đều có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, niêm yết tem phụ, ghi rõ thông tin xác nhận về tác dụng phụ và thông tin xác nhận có lợi cho cấu trúc/chức năng để điều trị. Tuy nhiên, các sản phẩm này thường có giá thành cao nên nhiều đối tượng đã lợi dụng nhu cầu lớn của người dân nhằm làm giả để trục lợi bất chính. Theo Cục An toàn thực phẩm, việc sử dụng những loại sản phẩm giả mạo này có thể gây ảnh hưởng rất xấu, khó lường cho sức khỏe.
Tin liên quan
Tin khác

Sáng 14/4: Giá vàng thế giới tiếp đà tăng

Giá vàng thế giới tuần tới: Căng thẳng địa chính trị tiếp tục là động lực chính

Sáng 11/4: Giá vàng thế giới tiếp tục được hỗ trợ bởi các yếu tố cơ bản vững chắc

Hà Nội mở bán một dự án nhà ở xã hội, giá bán chỉ từ 13,7 triệu đồng/m2
![[Infographic] Giá xăng dầu giảm mạnh, xăng RON 95 thấp nhất kể từ 2021](https://tbnhnew.mastercms.vn/stores/news_dataimages/2025/042025/10/15/10-420250410155228.jpg?rt=20250410155230?250410035943)
[Infographic] Giá xăng dầu giảm mạnh, xăng RON 95 thấp nhất kể từ 2021

Sáng 10/4: Giá vàng thế giới tăng hơn 3% sau quyết định hoãn áp thuế của Mỹ

Sáng 9/4: Giá vàng thế giới bị kìm hãm bởi lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ

Sáng 8/4: Giá vàng thế giới chịu áp lực trước sự phục hồi của USD
![[Infographic] Tiêu dùng nội địa khởi sắc, giá cả ổn định](https://tbnhnew.mastercms.vn/stores/news_dataimages/2025/042025/06/23/hoang-long20250406235705.jpg?rt=20250406235708?250407061122)
[Infographic] Tiêu dùng nội địa khởi sắc, giá cả ổn định
