Cần thay đổi cách ứng xử với môi trường
![]() | Con người hòa hợp với thiên nhiên |
![]() | Cho Thủ đô thêm xanh |
Chỉ nhìn quanh Hà Nội không khó để bắt gặp những “dòng sông” đen ngòm với đầy rác, nilon. Những làng nghề quanh Hà Nội cũng đang oằn mình với ô nhiễm. Có thể kể qua hàng loạt những con sông đen ngòm ấy như sông Nhuệ, sông Tô Lịch, Kim Ngưu... Các hồ như Hồ Tây, Bẩy Mẫu, Ba Mẫu và ngay cả hồ Gươm cũng chịu “thảm cảnh” ô nhiễm.
![]() |
Con người cần phải biết sống hài hòa với thiên nhiên |
Có thể thấy, đây là những ổ bệnh khổng lồ, bất cứ lúc nào đủ thời cơ là “phản công” chính những người gây ra ô nhiễm. Hà Nội vốn là một thành phố xanh, là đô thị sông nước, nhưng chỉ vài mươi năm trở lại đây, với sự bùng nổ dân số và tốc độ đô thị hóa, những lá phổi như nhiều ao hồ đã phải nhường chỗ cho các khu đô thị mới, nhiều kênh mương đã phải “cống hóa” và cây xanh không lớn kịp theo tốc độ phát triển đô thị.
Trong khi đó, ô nhiễm ở khắp nơi. Ô nhiễm không khí, ô nhiễm tiếng ồn, ô nhiễm mặt nước và ô nhiễm ngay ở văn hóa ứng xử nơi công cộng với những hành vi vứt rác bừa bãi, tiểu bậy nơi các bờ tường gốc cây, gây mất vệ sinh chung của một bộ phận không nhỏ người dân thiếu ý thức.
Trái đất nóng lên, khí hậu thay đổi là điều mà ai cũng được nghe thông qua tuyên truyền từ các phương tiện thông tin truyền thông. Nhưng kỳ lạ, dường như với nhiều người, đó là những vấn đề “ngoại thân”, không liên quan đến bát cơm manh áo hàng ngày của họ. Phần lớn tâm lý cư dân còn bất cập, họ chỉ lo cuộc sống trước mắt mà không có cái nhìn dài về tương lai. Cho nên, vứt rác bừa bãi, dùng điện không tiết kiệm, khai thác gỗ, khai thác cát, khai thác khoáng sản, thủy hải sản vô tội vạ cốt mưu sinh hàng ngày.
Trong công tác quản lý, quy hoạch cũng bộc lộ sự nôn nóng, thiếu bền vững. Tại các đô thị lớn như Hà Nội, các cao ốc, cầu đường mọc lên như nấm trong khi diện tích ao hồ bị thu hẹp, sông ngòi bị ô nhiễm…
Ngay mới đây thôi, giữa những ngày nóng đỉnh điểm vượt ngưỡng kỷ lục trong vòng 46 năm qua, không khí càng thêm bức bối, ngột ngạt khi khắp trên các báo đài là đề xuất chặt hạ hơn 1.000 cây xanh để mở rộng đường Phạm Văn Đồng; và ngoại thành Hà Nội mờ mịt bởi khói đốt rơm rạ sau ngày mùa. Đó có lẽ là câu chuyện phản ánh rõ nhất cách mà chúng ta vẫn đang thường xuyên ứng xử với môi trường. Chặt hạ cây xanh để mở đường, đốt rơm rạ chuẩn bị cho mùa mưu sinh sau, tất cả đều là phục vụ cho nhu cầu trước mắt.
So với việc đốt rơm rạ vừa gây ô nhiễm khói bụi vừa khiến đất mất chất dinh dưỡng, hoàn toàn có thể thay bằng phương pháp ủ chế thành phân hữu cơ, bón ngược lại cho đồng ruộng. Tương tự với việc mở rộng đường, cũng có thể chọn cách mở rộng để hàng cây xanh rợp bóng bao năm nay trở thành “dải phân cách” cứng. Dẫu rằng phương án này tốn kém nhiều hơn, song lại có thể đáp ứng hài hòa hơn các nhu cầu về bảo vệ và phát triển bền vững.
Bởi cây xanh không chỉ là môi trường, mà còn là cảnh quan, là ký ức, là văn hóa. Nếu hàng cây chặt đi để con đường được mở ra, hiện đại hơn, dài rộng hơn đáp ứng nhu cầu của đô thị hiện đại, loại bỏ nguy cơ tắc nghẽn giao thông, song hàng cây xanh dẫu được trồng thay thế thì cũng phải chờ rất nhiều năm mới tạo ra một vòm bóng mát như hiện có.
Trong khi đó, chương trình trồng mới 1 triệu cây xanh của thành phố thì mới bắt đầu triển khai cho giai đoạn 2016-2020. Chờ hàng cây xanh này thực sự trở thành những lá phổi xanh của thành phố hẳn còn phải mất quãng thời gian 10 - 20 năm sau, nhưng nó đã thực sự trở thành niềm tin về sự đầu tư đích đáng cho tương lai của các cấp quản lý.
Nghị định 155/2016/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường chính thức có hiệu lực, với mức phạt tiền tăng hơn gấp 10 lần so với trước nhằm tạo kỷ cương, qua đó nâng cao ý thức của người dân. Đã có trường hợp bị phạt hai triệu đồng vì tiểu tiện ở vỉa hè, và phạt 6 triệu đồng do vứt rác trái quy định. Đây được ví là biện pháp đặc hiệu để chữa căn bệnh mãn tính "tiểu đường" và vứt rác bậy. Tuy nhiên, còn nhiều ý kiến cho rằng, không nên chỉ phạt hành chính mà còn áp dụng lao động công ích nơi vi phạm 1 tuần mới mang tính giáo dục và răn đe mạnh hơn.
Con người cần phải biết sống hài hòa với thiên nhiên. Ngày Môi trường thế giới năm nay lấy thông điệp "Sống hài hòa với thiên nhiên" nhằm kêu gọi, khuyến khích cộng đồng gắn bó hữu cơ với thiên nhiên, hiểu sâu sắc giá trị của thiên nhiên trong hành trình sống của mỗi người. Bắt đầu bằng hành vi cụ thể, thái độ ứng xử thiện chí với môi trường sống quanh ta.
Tin liên quan
Tin khác

Đặc sắc chương trình áo dài nghệ thuật “Hương sắc Việt Nam”

Tổng Giám đốc NHCSXH được Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng tặng Bằng khen

Bộ Xây dựng dự thảo Quy hoạch tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh

Dự thảo Nghị định về giao dịch điện tử trong lĩnh vực BHXH và CSDLQG về bảo hiểm

Làm sao để chuyển đổi xanh trong du lịch hiệu quả?

Dầu gội trị chấy Aladin của Sao Thái Dương bị đình chỉ, thu hồi khẩn cấp do không đạt chất lượng

Hội chợ du lịch quốc tế quy mô nhất Việt Nam sẽ diễn ra tại TP. Hồ Chí Minh

Hanoi Metro phục vụ gần 5 triệu lượt hành khách trong quý I

Hơn 600 tổ chức, doanh nghiệp tham gia xúc tiến, quảng bá du lịch tại VITM Hà Nội 2025
