Cần tạo chuẩn văn hóa ứng xử cộng đồng
![]() | Xây dựng chuẩn văn hóa ứng xử cho công chức |
![]() | “Trái ngọt” nhân văn |
Khi dư luận chưa kịp “lắng” với bản nội quy của trường THCS Lương Thế Vinh (Hà Nội), bản nội quy trường đã chỉ rõ những điều cấm kỵ khi học sinh tham gia mạng xã hội và buộc học sinh phải chấp hành vô điều kiện như: “Tuyệt đối không được nói tục, chửi bậy hoặc văng bậy, kể cả chửi bậy bằng những từ viết tắt, phải sử dụng ngôn từ trong sáng, thuần Việt.
![]() |
Khi bày tỏ quan điểm trên mạng xã hội nhiều người có xu hướng phát ngôn cẩu thả |
Tuyệt đối không dùng facebook để nói xấu bất cứ ai. Chỉ like status khi đã đọc kỹ nội dung của nó. Nếu like những status có nội dung xấu, chủ nhân tài khoản facebook sẽ bị quy trách nhiệm. Tuyệt đối, không được để bạn bè hiểu lầm khi đọc status. Viết status phải rõ ràng”…
Bản nội quy của trường cũng nêu rõ, “Facebook là mạng chia sẻ, vui buồn. Tuy nhiên, việc chia sẻ này như thế nào là đúng tùy thuộc vào sự thông minh, hiểu biết của mỗi người. Bởi thế, người sử dụng Facebook luôn phải cân nhắc để thể hiện sự thông minh và hiểu biết của mình. Facebook cũng là nơi thể hiện được sự văn hóa của mỗi cá nhân, bởi vậy nên cân nhắc kỹ trước khi lên like một comment, hoặc viết status thể hiện tâm trạng của bản thân. Cần phải biết đấu tranh, bày tỏ quan điểm trước status có nội dung xấu hoặc không lành mạnh. Facebook không phải là nhật ký, bởi thế mọi riêng tư không nên đưa lên facebook. Nếu tôi đọc được Facebook của bạn, chắc chắn tôi sẽ biết bạn là người như thế nào!”. Đọc trích đoạn trên, khiến người đọc dễ bị nhầm lẫn giữa bản nội quy và một bức “tâm thư”.
Bản nội quy của trường THCS Lương Thế Vinh chưa kịp “lắng” xuống thì Sở VH&TT cũng trình UBND TP Hà Nội dự thảo quy định về chuẩn mực văn hóa phát ngôn của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan thuộc TP Hà Nội.
Theo đó, mục đích quy định nhằm định hướng cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan thuộc TP Hà Nội chuẩn mực văn hóa phát ngôn trong giải quyết công việc, quan hệ công tác với tổ chức và cá nhân. Người vi phạm chuẩn mực văn hóa phát ngôn tùy mức độ sẽ bị nhắc nhở, phê bình, kiểm điểm trách nhiệm, xử lý kỷ luật theo quy định.
Đối tượng áp dụng gồm cán bộ, công chức, viên chức, người lao động đang làm việc trong các cơ quan Đảng, chính quyền, tổ chức chính trị - xã hội, lực lượng vũ trang và các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc TP Hà Nội.
Theo dự thảo, cán bộ, công chức không phát ngôn tùy tiện, bày tỏ quan điểm phiến diện trên mạng xã hội, trang cá nhân. Ngoài ra, những người khi phát ngôn phải có tác phong tự tin, cử chỉ đúng mực, tôn trọng các giá trị văn hóa và sự khác biệt trong quá trình phát ngôn, không ngắt lời người khác khi chưa thực sự cần thiết. Về ngôn ngữ sử dụng trong phát ngôn cần đảm bảo dễ nghe, dễ hiểu, dễ nhớ. Hạn chế nói ngọng, nói lắp, sử dụng ngôn ngữ địa phương; tuyệt đối không nói trống không, cộc lốc, nói quá to hoặc quá nhỏ…
Dự thảo cũng quy định khi người cùng giao tiếp nóng giận, bức xúc thì cán bộ, công chức Hà Nội phải bình tĩnh, nhẹ nhàng giải thích, động viên, chia sẻ. Tuyệt đối không nóng giận, xúc phạm hay dùng vũ lực đối với người khác, ngoại trừ tình huống được pháp luật cho phép.
Điểm chung của cả hai bản “nội quy” là đều hướng đến một chuẩn mực chung trong giao tiếp trên mạng xã hội. Đó đều là kiểm soát những phát ngôn trên mạng xã hội. Chị Nguyễn Hồng Hạnh (Cầu Giấy) chia sẻ, cái tệ hại nhất của mạng xã hội là nhiều khi người ta “like” mà không cần biết đúng sai. Điều này dẫn đến lầm tưởng là cái “sai” thành “đúng” ở một số người do đó, đọc kỹ trước khi “like” là điều hoàn toàn đúng và nên ủng hộ. Mỗi người phải chịu trách nhiệm trước mọi hành vi của mình. Like khi mà đã hiểu rõ nội dung, việc đó không chỉ là để giáo dục học sinh mà cũng cần thiết đối với người lớn, phụ huynh.
Chị Hạnh cũng cho rằng giới trẻ đang có xu hướng “nghiện” văng tục, chửi bậy từ ngoài đường tới mạng xã hội. Nhiều em học sinh còn nghiện facebook như nghiện game online. Bên cạnh đó, nhiều cán bộ công chức cũng coi mạng xã hội như “trò đùa” mọi thứ đều mang ra phô bày trên mạng mà không chú ý đến tác phong, lối hành xử cần phải có của cán bộ công chức. Chính vì thế, cần phải có một “chuẩn” để ứng xử trên mạng xã hội. Mà “chuẩn” này xây dựng càng sớm càng tốt vì mạng xã hội là một xu thế tất yếu và con người phải ứng xử hài hòa trong xu thế chung ấy.
Tuy nhiên, mọi sự cấm đoán đều mang tính thụ động và có tác dụng trong xử lý tình huống mà thôi. Cái “chuẩn” cần được quan tâm xây dựng bền vững chính là nhân cách và lối sống lành mạnh cho mỗi cá nhân. Khi lòng tự tôn đủ lớn, cá nhân sẽ tự ý thức và biết kiểm soát hành vi của bản thân một cách tự giác coi đó là giá trị nhân cách của chính mình!
Tin liên quan
Tin khác

Đặc sắc chương trình áo dài nghệ thuật “Hương sắc Việt Nam”

Tổng Giám đốc NHCSXH được Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng tặng Bằng khen

Bộ Xây dựng dự thảo Quy hoạch tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh

Dự thảo Nghị định về giao dịch điện tử trong lĩnh vực BHXH và CSDLQG về bảo hiểm

Làm sao để chuyển đổi xanh trong du lịch hiệu quả?

Dầu gội trị chấy Aladin của Sao Thái Dương bị đình chỉ, thu hồi khẩn cấp do không đạt chất lượng

Hội chợ du lịch quốc tế quy mô nhất Việt Nam sẽ diễn ra tại TP. Hồ Chí Minh

Hanoi Metro phục vụ gần 5 triệu lượt hành khách trong quý I

Hơn 600 tổ chức, doanh nghiệp tham gia xúc tiến, quảng bá du lịch tại VITM Hà Nội 2025
