Cần kiểm soát chặt đầu vào thực phẩm
Đánh giá về tình hình an toàn thực phẩm tại Việt Nam, ông Nguyễn Như Tiệp, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng Nông - lâm sản và Thủy sản - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho rằng, mặc dù đã từng bước được cải thiện trong những năm gần đây, tuy nhiên do nhiều doanh nghiệp hiện quy mô sản xuất vẫn còn nhỏ, chất lượng sản phẩm không ổn định, thiếu minh bạch nên việc vi phạm an toàn thực phẩm, số lượng các vụ ngộ độc thực phẩm của nước ta vẫn còn ở mức cao so với các quốc gia phát triển.
"Nguyên nhân cốt lõi là do các chính sách, hành lang pháp lý chưa đầy đủ và chưa phù hợp với thực tiễn. Bên cạnh đó, hạ tầng sản xuất kinh doanh thực phẩm còn yếu, hệ thống logistics còn thiếu, lạc hậu, thiếu minh bạch, không có sự chia sẻ giữa các bên và hệ thống giám sát, thanh kiểm tra chưa hiệu quả, chặt chẽ", ông Tiệp cho biết.
![]() |
An toàn thực phẩm là đòi hỏi tất yếu |
Để khắc phục tình trạng này, cần tổ chức liên kết sản xuất với tiêu thụ, xây dựng và phát triển chuỗi giá trị sản phẩm từ nuôi trồng, chế biến, phân phối, tiêu thụ; trong đó, xác định khâu trọng yếu của chuỗi là các trang trại, hợp tác xã đến các chợ đầu mối và nhà bán lẻ lớn; đồng thời, cần phải chuẩn hóa những khâu này và minh bạch chia sẻ thông tin giữa các bên để cùng nhau giám sát đường đi của thực phẩm.
Liên quan đến vấn đề minh bạch trong đảm bảo an toàn thực phẩm tại Việt Nam, bà Nguyễn Thị Hồng Minh, Chủ tịch Hiệp hội Thực phẩm minh bạch (AFT) lo ngại, thời gian gần đây, đã xuất hiện hành vi gian dối, nhiều thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ đã “đội lốt” nhãn mác VietGAP để vào siêu thị, đánh lừa người tiêu dùng. Nhằm kiểm soát nguồn gốc thực phẩm lưu thông trên thị trường, nhất là trong các siêu thị, AFT đề nghị các cơ quan chức năng kiểm soát chặt đầu vào của các đơn vị phân phối thương mại thực phẩm. Việc sản xuất nông sản hiện nay vẫn chưa bắt buộc phải thực hiện quy trình thực hành nông nghiệp tốt, chưa bắt buộc ghi nhãn hàng hóa đối với nông sản tươi sống và truy xuất nguồn gốc. Do đó, để kiểm soát an toàn thực phẩm, cần phải có quy định bắt buộc và có lộ trình thực hiện cụ thể, cũng như có sự hỗ trợ thiết thực cho nông hộ trong quá trình chuyển đổi.
Nói về vấn đề này, luật gia Phan Thị Việt Thu, Chủ tịch Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng TP.HCM cho rằng, nhà bán lẻ, chủ siêu thị bán sản phẩm không đúng nguồn gốc xuất xứ, chất lượng, nhãn hiệu… thì cũng phải chịu trách nhiệm, chứ không thể đổ hết cho nhà cung cấp. Đơn vị bán hàng ký hợp đồng với nhà cung cấp thì phải có trách nhiệm nắm rõ nguồn gốc, chất lượng sản phẩm mình nhập vào và phải chịu trách nhiệm về sản phẩm mình bán ra.
Khẳng định quan điểm an toàn thực phẩm là đòi hỏi tất yếu, ông Võ Văn Hoan, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM nhấn mạnh, hiện nay nhận thức về an toàn thực phẩm ngày càng được nâng cao. Đó là vấn đề và sự quan tâm của toàn xã hội. An toàn thực phẩm phải được thực hiện ở tất cả các khâu, từ sản xuất đến chế biến, phân phối và tiêu dùng. UBND TP.HCM chỉ đạo các ban, ngành liên quan giám sát các hoạt động đảm bảo an toàn thực phẩm; trong đó, vừa phát triển chuỗi thực phẩm an toàn vừa chống thực phẩm bẩn để bảo vệ sức khỏe của người dân trên địa bàn.
Vừa qua, kiểm tra tại chợ đầu mối nông sản Bình Điền TP.HCM, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan đánh giá, đây là chợ có quy mô lớn và đề nghị chợ đầu mối Bình Điền phải quan tâm kết nối vùng nguyên liệu với địa phương. Chợ có nhiệm vụ chuyển thông tin mỗi ngày về vùng nuôi, cùng thương nhân để kiểm tra kiểm soát lộ trình từ điểm xuất phát từ nông dân, chợ đầu mối… Bộ trưởng Lê Minh Hoan khẳng định, thực tiễn đòi hỏi chúng ta phải chú trọng đến an toàn thực phẩm. An toàn thực phẩm chính là động lực của sự phát triển, là mục tiêu của sự phát triển.
“An toàn thực phẩm là vấn đề diễn ra từng ngày, từng giờ. Do đó, việc quản lý an toàn thực phẩm không phải đợi đến "Tháng hành động vì an toàn thực phẩm" mới vào cuộc mà phải thực thi liên tục. Các quy định quản lý phải được kiểm soát chặt chẽ, phải làm sao để giấy chứng nhận phải là một bảo chứng. Việc đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm và minh bạch nguồn gốc xuất xứ thực phẩm là việc của mỗi người, của cả xã hội, cộng đồng”, ông Hoan khẳng định.
Tin liên quan
Tin khác

Sáng 14/4: Giá vàng thế giới tiếp đà tăng

Giá vàng thế giới tuần tới: Căng thẳng địa chính trị tiếp tục là động lực chính

Sáng 11/4: Giá vàng thế giới tiếp tục được hỗ trợ bởi các yếu tố cơ bản vững chắc

Hà Nội mở bán một dự án nhà ở xã hội, giá bán chỉ từ 13,7 triệu đồng/m2
![[Infographic] Giá xăng dầu giảm mạnh, xăng RON 95 thấp nhất kể từ 2021](https://tbnhnew.mastercms.vn/stores/news_dataimages/2025/042025/10/15/10-420250410155228.jpg?rt=20250410155230?250410035943)
[Infographic] Giá xăng dầu giảm mạnh, xăng RON 95 thấp nhất kể từ 2021

Sáng 10/4: Giá vàng thế giới tăng hơn 3% sau quyết định hoãn áp thuế của Mỹ

Sáng 9/4: Giá vàng thế giới bị kìm hãm bởi lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ

Sáng 8/4: Giá vàng thế giới chịu áp lực trước sự phục hồi của USD
![[Infographic] Tiêu dùng nội địa khởi sắc, giá cả ổn định](https://tbnhnew.mastercms.vn/stores/news_dataimages/2025/042025/06/23/hoang-long20250406235705.jpg?rt=20250406235708?250407061122)
[Infographic] Tiêu dùng nội địa khởi sắc, giá cả ổn định
