Buôn bán động vật hoang dã diễn biến ngày càng phức tạp
Ngày 16/11, Hiệp hội bảo tồn động vật hoang dã (WCS) Việt Nam đã tổ chức Hội thảo tham vấn cho Báo cáo “Tình hình vi phạm và thực thi pháp luật về ĐVHD tại Việt Nam, giai đoạn 2013-2017” với sự tham gia của hơn 40 đại biểu đến từ các cơ quan thực thi pháp luật.
Báo cáo đã được soạn thảo, dựa trên dữ liệu thu thập được từ các Viện kiểm sát nhân dân địa phương trên toàn quốc, các ngành (Công an, Hải quan, Kiểm lâm, Bộ đội biên phòng…), và dựa trên 60 chỉ số đề xuất bởi Liên minh phòng chống tội phạm về các loài động thực vật hoang dã toàn cầu (ICCWC).
![]() |
Ảnh minh họa |
Các con số thống kê trong báo cáo cho thấy từ tháng 1/2013 đến tháng 12/2017, có 1.504 vi phạm về bảo vệ ĐVHD; 41,328 kg cá thể và sản phẩm ĐVHD; 1.461 đối tượng có hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ ĐVHD; 432 bị cáo bị xét xử trong các vi phạm hình sự về ĐVHD; 16 tỷ tiền phạt đối với các vi phạm pháp luật về bảo vệ ĐVHD. Qua đó, có thể thấy được mức độ nghiêm trọng của loại hình tội phạm này diễn biến qua các năm.
Phát biểu tại Hội thảo, bà Hoàng Bích Thủy, Giám đốc Tổ chức WCS Việt Nam cho biết, với lợi nhuận được đánh giá xếp sau hoặc gần như ngang bằng với buôn lậu vũ khí, ma túy và buôn bán người, tình trạng buôn bán trái pháp luật ĐVHD đang diễn biến ngày càng phức tạp.
“Việt Nam không chỉ bị coi là một quốc gia tiêu thụ ĐVHD mà còn là một mắt xích quan trọng trong mạng lưới trung chuyển, buôn bán trái pháp luật ĐVHD xuyên quốc gia và xuyên lục địa”, bà Thủy cho biết.
Theo ông Nguyễn Xuân Thắng, Trưởng phòng Điều tra, xử lý vi phạm về Lâm nghiệp (Cục Kiểm lâm), công tác thống kê của Việt Nam hiện nay hiện chưa về một mối, đặc biệt là về ĐVHD. Mỗi bên lại có đặc thù riêng, có chế độ quản lý và xử lý khác nhau, cần một mẫu biểu thông tin mang tính chất toàn diện và phần mềm hỗ trợ công tác thu thập, tổng hợp số liệu giúp cơ quan có thẩm quyền phân tích, để đưa ra giải pháp tốt hơn.
Tại Hội thảo, các đại biểu đã thảo luận về các đề xuất và khuyến nghị cho các bước tiếp theo bao gồm tăng cường thực thi pháp luật dựa trên kết quả thống kê, phân tích để xác định phương thức thủ đoạn, quy luật hoạt động (điểm nóng, tuyến đường) của các đối tượng, đường dây, ổ nhóm để xây dựng kế hoạch hành động thực thi pháp luật một cách hiệu quả, toàn diện.
Bên cạnh đó, các chuyên gia cũng cho rằng, một cơ quan đầu mối và hệ thống cơ sở dữ liệu chung về vi phạm liên quan đến ĐVHD cần được thiết lập để hỗ trợ các lực lượng, cơ quan chức năng truy xuất thông tin vi phạm về ĐVHD dễ dàng.
Tin liên quan
Tin khác

Đặc sắc chương trình áo dài nghệ thuật “Hương sắc Việt Nam”

Tổng Giám đốc NHCSXH được Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng tặng Bằng khen

Bộ Xây dựng dự thảo Quy hoạch tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh

Dự thảo Nghị định về giao dịch điện tử trong lĩnh vực BHXH và CSDLQG về bảo hiểm

Làm sao để chuyển đổi xanh trong du lịch hiệu quả?

Dầu gội trị chấy Aladin của Sao Thái Dương bị đình chỉ, thu hồi khẩn cấp do không đạt chất lượng

Hội chợ du lịch quốc tế quy mô nhất Việt Nam sẽ diễn ra tại TP. Hồ Chí Minh

Hanoi Metro phục vụ gần 5 triệu lượt hành khách trong quý I

Hơn 600 tổ chức, doanh nghiệp tham gia xúc tiến, quảng bá du lịch tại VITM Hà Nội 2025
