agribank-vietnam-airlines

Bước tiến mới trong hoàn thiện thể chế, thúc đẩy số hóa hoạt động ngân hàng

Ngọc Khanh
Ngọc Khanh  - 
Chia sẻ với Thời báo Ngân hàng, ông Dương Quốc Anh, nguyên Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội, Phó Viện trưởng Viện Chiến lược phát triển kinh tế số (IDS) nhận định, dự thảo Luật Các TCTD (sửa đổi) đã kịp thời bổ sung một số nội dung cần thiết hỗ trợ cho việc chuyển đổi số trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng. Tuy nhiên để thúc đẩy quá trình này diễn ra nhanh, toàn diện, hiệu quả, việc hoàn thiện khung khổ pháp lý không chỉ thuộc trách nhiệm của riêng ngành Ngân hàng.
aa

Ông đánh giá như thế nào về quá trình hoàn thiện các quy định pháp luật có liên quan tới chuyển đổi số trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng tại Việt Nam hiện nay?

Bước tiến mới trong hoàn thiện thể chế, thúc đẩy số hóa hoạt động ngân hàng

Có thể nói sự phát triển mạnh mẽ của tài chính kỹ thuật số (gọi chung là công nghệ tài chính hoặc fintech) trên quy mô toàn cầu đang đặt ra yêu cầu phải có phản ứng pháp lý phù hợp. Tuy nhiên cho tới nay vẫn chưa có một quốc gia nào tuyên bố đã ban hành đầy đủ hành lang pháp lý cho hoạt động này. Tại Việt Nam, Đảng, Quốc hội, Chính phủ có rất nhiều chiến lược, nghị quyết thể hiện quyết tâm chuyển đổi số. Bản thân NHNN, Bộ Tài chính và các bộ, ngành liên quan đều đã có những kế hoạch hành động hiện thực hoá chủ trương này. Nhưng vấn đề pháp lý, thể chế vẫn đang là thách thức lớn.

Trên thị trường tài chính - ngân hàng hiện có ba luật chính điều chỉnh hoạt động của các tổ chức tham gia thị trường này, đó là Luật Các TCTD, Luật Kinh doanh Bảo hiểm và Luật Chứng khoán. Trong đó Luật Kinh doanh Bảo hiểm và Luật Chứng khoán đã được Quốc hội thông qua tại nhiệm kỳ khóa XIV, việc sửa đổi tiếp hai luật này hiện chưa thấy trong chương trình xây dựng pháp luật trong thời gian tới. Vì vậy, việc bổ sung những nội dung liên quan đến chuyển đổi số trong lĩnh vực tài chính ngân hàng tại Luật Các TCTD là rất quan trọng.

Dự thảo Luật Các TCTC (sửa đổi) có những quy định gì để góp phần hoàn thiện thể chế, thúc đẩy chuyển đổi số trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng, thưa ông?

Trong Dự thảo sửa đổi Luật lần này, Ban soạn thảo đã kịp thời bổ sung một số nội dung cần thiết. Thứ nhất, bổ sung nguyên tắc TCTD được thực hiện hoạt động kinh doanh bằng phương tiện điện tử theo quy định của NHNN về các hoạt động ngân hàng, hoạt động kinh doanh khác của TCTD và quy định của pháp luật về giao dịch điện tử. Thứ hai, bổ sung quy định điều chỉnh hoạt động cấp tín dụng bằng phương tiện điện tử tại các quy định về quy định nội bộ, quy định về xét duyệt cấp tín dụng, quy định về lưu trữ hồ sơ tín dụng. Thứ ba, bổ sung quy định giao Chính phủ quy định về cơ chế thử nghiệm có kiểm soát hoạt động công nghệ tài chính trong lĩnh vực ngân hàng. Thứ tư, bổ sung hoạt động dịch vụ ngân quỹ, “giao đại lý” trong lĩnh vực thanh toán.

Đây là những quy định mới, rất cần thiết và hợp lý. Tôi cho rằng, trên cơ sở những nội dung quy định mang tính nguyên tắc này, Chính phủ và NHNN sẽ tiếp tục ban hành những văn bản pháp lý dưới luật. Đó chính là hành lang pháp lý cần thiết cho các NHTM, các TCTD triển khai các hoạt động chuyển đổi số trong hoạt động của mình.

Theo quan điểm của ông thì vấn đề pháp lý, thể chế vẫn là thách thức lớn cho công tác chuyển đổi số trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng, mặc dù NHNN đã bổ sung, sửa đổi nhiều vấn đề quan trọng tại dự thảo luật lần này?

Có thể nói rằng, ngành Ngân hàng với sự chủ động của NHNN đang đi đầu trong việc thực hiện chuyển đổi số. Tuy nhiên khung khổ pháp lý đối với hoạt động chuyển đổi số lĩnh vực tài chính - ngân hàng không hoàn toàn thuộc thẩm quyền của một bộ, ngành nào, mà nằm rải rác trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật của nhiều cơ quan, đơn vị khác nhau. Tôi lấy ví dụ, trong khi số hóa các quy trình thì vẫn có quy định về thủ tục yêu cầu giao dịch trực tiếp, do quy định về xác thực danh tính khách hàng thông qua nền tảng số chưa cụ thể; chưa có nguồn thông tin đảm bảo thông qua kho dữ liệu dân cư để xác định danh tính người tiêu dùng; các quy định về hợp đồng điện tử, chữ ký số, tài sản số chưa bắt kịp quá trình chuyển đổi số; hay các quy định về tố tụng, sở hữu trí tuệ, hình sự chưa rõ ràng…

Bước tiến mới trong hoàn thiện thể chế, thúc đẩy số hóa hoạt động ngân hàng
Ngành Ngân hàng với sự chủ động của NHNN đang đi đầu trong việc thực hiện chuyển đổi số

Có thể nói rằng tiềm năng của các công ty fintech của Việt Nam là rất lớn, tuy nhiên do môi trường pháp lý chưa rõ ràng, đầy đủ; niềm tin của người tiêu dùng và của thị trường còn ở mức độ khiêm tốn, vì vậy hoạt động của fintech hiện nay còn hạn chế so với tiềm năng. So với các nước trong khu vực, các sản phẩm như cho vay ngang hàng, gọi vốn cộng đồng, tư vấn tài chính, tư vấn quản lý tài sản, quản trị dữ liệu, công nghệ bảo hiểm… vẫn chưa phổ biến ở Việt Nam. Bên cạnh đó, hiện nay cũng chưa có quy định đầy đủ, chính thức nào liên quan đến việc thành lập, tổ chức và hoạt động của ngân hàng số. Theo xu hướng phát triển của cuộc Cách mạng công nghiệp và công nghệ số, ngân hàng số ngày càng phát triển mạnh mẽ, vì loại hình ngân hàng này mang đến những lợi ích rất lớn cho người dùng, như giao dịch tiện lợi, tiết kiệm thời gian và công sức, tiết kiệm chi phí và bảo mật dữ liệu an toàn. Ngân hàng số không thay thế cho các ngân hàng truyền thống mà hỗ trợ tích cực cho chiến lược tài chính toàn diện và xóa đói giảm nghèo của các quốc gia. Có thể trong một tương lai không xa tại thị trường tài chính - ngân hàng Việt Nam sẽ xuất hiện yêu cầu về sự có mặt của ngân hàng số.

Như ông đã nói, việc hoàn thiện khung khổ pháp lý đối với hoạt động chuyển đổi số tài chính - ngân hàng là khó khăn không chỉ ở Việt Nam mà cả trên quy mô toàn cầu. Xin ông phân tích cụ thể hơn về những khó khăn đó?

Về nguyên tắc, khi ban hành một quy định pháp lý điều chỉnh hoạt động cho một tổ chức trên thị trường tài chính - ngân hàng phải đảm bảo ba yếu tố. Thứ nhất, đảm bảo tính chắc chắn về pháp lý, tức là phải định nghĩa rõ ràng sản phẩm gì được đưa ra thị trường và quy định rõ ràng về điều kiện để thực hiện cung cấp sản phẩm đó. Thứ hai, đảm bảo nguyên tắc bình đẳng giữa các bên tham gia thị trường. Thứ ba, đảm bảo tính tương xứng giữa những yêu cầu về quy định pháp lý với mức độ rủi ro.

Tuy nhiên, đối với lĩnh vực chuyển đổi số thì tốc độ phát triển và sự biến động, linh hoạt, sự thay đổi từ không trọng yếu trở thành trọng yếu là rất nhanh; sự phức tạp và yêu cầu chuyên môn rất cao cả về lĩnh vực tài chính ngân hàng và công nghệ thông tin, công nghệ số, các thuật toán cũng như khả năng xác định đầy đủ ngay về mức độ rủi ro là vô cùng khó. Đây chính là trở ngại chính cho việc ban hành các quy định pháp lý cho hoạt động chuyển đổi số nói chung và hoạt động của các fintech nói riêng trên thị trường tài chính - ngân hàng. Đây cũng là khó khăn cho cả các nước phát triển. Ở những nước này, để phục vụ cho việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, cơ quan chủ trì phải tổ chức các cuộc đối thoại cởi mở với sự tham gia tích cực của tất cả các bên liên quan từ các cơ quan quản lý, đại diện các công ty fintech và cả các chuyên gia và giới học thuật. Trong khi chưa có quy định cụ thể, chưa thể xác định rõ mức độ rủi ro, các cơ quan quản lý các nước này tiến hành Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát (Sandbox).

Xin trân trọng cảm ơn ông!

Ngọc Khanh

Tin liên quan

Tin khác

Bảo hiểm Agribank quyết tâm chuyển đổi số, hướng đến số hóa dịch vụ bảo hiểm

Bảo hiểm Agribank quyết tâm chuyển đổi số, hướng đến số hóa dịch vụ bảo hiểm

Thực hiện Nghị quyết 57-NQ/TW của Bộ Chính trị và triển khai Nghị quyết của Đảng ủy Agribank, Đảng ủy Bảo hiểm Agribank, HĐQT Bảo hiểm Agribank, Ban Chỉ đạo Chuyển đổi số tại Bảo hiểm Agribank chính thức được thành lập do đồng chí Nguyễn Tiến Hải - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐQT làm Trưởng ban. Ban chỉ đạo có nhiệm vụ đề ra Chiến lược và lộ trình đầu tư, phát triển Công nghệ thông tin giai đoạn 2025-2030, tầm nhìn đến 2035, đáp ứng yêu cầu đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và phát triển khoa học công nghệ trong tình hình mới.
Sacombank hợp tác thúc đẩy chuyển đổi số, nâng cao nhận thức tài chính số cho thế hệ trẻ

Sacombank hợp tác thúc đẩy chuyển đổi số, nâng cao nhận thức tài chính số cho thế hệ trẻ

Sacombank vừa ký kết hợp tác với Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam và Hội Sinh viên Việt Nam, phát động chiến dịch "Thanh niên xanh - Hành động nhanh" từ 2025 - 2028. Chiến dịch gồm nhiều hoạt động đào tạo và thực hành kiến thức, các cuộc thi khuyến khích tinh thần khởi nghiệp và sự kiện đồng hành cùng cộng đồng nhằm thúc đẩy chuyển đổi số, nâng cao nhận thức tài chính số, lan tỏa lối sống “Xanh – Khỏe – Đẹp” cho thế hệ trẻ Việt Nam.
Tiên phong đổi mới sáng tạo, ứng dụng công nghệ và chuyển đổi số

Tiên phong đổi mới sáng tạo, ứng dụng công nghệ và chuyển đổi số

Tiên phong đổi mới sáng tạo, ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số trong nghiên cứu, phát triển sản phẩm và quản trị điều hành, đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, Agribank đã và đang có những bước tiến dài trong hành trình 37 năm xây dựng, lớn mạnh và phát triển bền vững. Bước vào kỷ nguyên mới, Agribank tiếp tục nỗ lực, khẳng định sứ mệnh tiên phong của doanh nghiệp đóng vai trò chủ lực của nền kinh tế.
Chatbot - “Trợ thủ đắc lực” trong cuộc đua nâng tầm trải nghiệm khách hàng ngân hàng

Chatbot - “Trợ thủ đắc lực” trong cuộc đua nâng tầm trải nghiệm khách hàng ngân hàng

Trong làn sóng chuyển đổi số mạnh mẽ của ngành ngân hàng, Chatbot đang dần trở thành một công cụ chiến lược, giúp các ngân hàng thương mại nâng cao chất lượng dịch vụ, tối ưu quy trình vận hành và tạo dấu ấn cá nhân hóa trong chăm sóc khách hàng. Tuy nhiên, để khai thác trọn vẹn tiềm năng, vẫn còn nhiều thách thức đặt ra trong hành trình ứng dụng công nghệ này.
Agribank tiên phong chuyển đổi số, sẵn sàng cho những bứt phá

Agribank tiên phong chuyển đổi số, sẵn sàng cho những bứt phá

Trong thời gian qua, toàn ngành Ngân hàng đã triển khai quyết liệt thực hiện chỉ đạo của Bộ Chính trị tại Nghị quyết 57-NQ/TW về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số. Trong đó, Agribank là một trong số rất ít các đơn vị đầu tiên trong hệ thống tổ chức tín dụng (TCTD) tổ chức riêng một hội nghị quán triệt và thực hiện khẳng định sự chủ động sớm nhập cuộc, sẵn sàng bứt phá, cùng ngành Ngân hàng và đất nước bước vào kỷ nguyên mới...
Cách nào VPBank xây dựng ngân hàng số, không chi nhánh, phục vụ hàng triệu khách hàng

Cách nào VPBank xây dựng ngân hàng số, không chi nhánh, phục vụ hàng triệu khách hàng

Theo lãnh đạo VPBank, để hiện thực hóa "giấc mơ" xây dựng AI toàn diện, một tổ chức đơn lẻ là không đủ, thay vào đó việc xây dựng một hệ sinh thái số liền mạch và mạnh mẽ, đầu tư bài bản từ ban đầu sẽ là giải pháp phù hợp, một xu hướng không thể đảo ngược.
Techcombank nâng cao hiệu suất của lập trình viên hơn 30% nhờ AWS

Techcombank nâng cao hiệu suất của lập trình viên hơn 30% nhờ AWS

Nhờ triển khai dịch vụ Amazon Q Developer, Techcombank đã tối ưu hóa hiệu quả làm việc cho hơn 600 lập trình viên, thúc đẩy khả năng sáng tạo và cải thiện trải nghiệm khách hàng.
Sacombank và Microsoft Việt Nam ký kết hợp tác chiến lược về AI và dữ liệu, định hình tương lai ngân hàng số

Sacombank và Microsoft Việt Nam ký kết hợp tác chiến lược về AI và dữ liệu, định hình tương lai ngân hàng số

Vừa qua, Sacombank và Microsoft Việt Nam chính thức ký kết thỏa thuận hợp tác chiến lược nhằm thúc đẩy ứng dụng Trí tuệ nhân tạo (AI) và Dữ liệu trong ngành tài chính – ngân hàng, đánh dấu một bước tiến quan trọng trong chiến lược chuyển đổi số của Sacombank.
Ứng dụng AI nâng cao hiệu quả sáng tạo nội dung số

Ứng dụng AI nâng cao hiệu quả sáng tạo nội dung số

Chiều 11/3, tại Hà Nội, Thời báo Ngân hàng tổ chức khoá đào tạo chuyên đề: “Ứng dụng AI trong sáng tạo nội dung số”. Khoá đào tạo không chỉ tập trung vào các kỹ năng tác nghiệp báo chí hiện đại mà còn mở ra những góc nhìn mới về việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để tối ưu hóa quy trình sản xuất, sáng tạo nội dung của các cơ quan báo chí, truyền thông.
Phụ nữ Ngân hàng hội nhập cùng quá trình chuyển đổi số

Phụ nữ Ngân hàng hội nhập cùng quá trình chuyển đổi số

Ngày 07/03/2025, tại Hà Nội, Ban Vì sự tiến bộ phụ nữ ngành Ngân hàng phối hợp với Công đoàn Ngân hàng Việt Nam và Ngân hàng Standard Chartered tổ chức Hội thảo “Phụ nữ Ngân hàng hội nhập cùng quá trình chuyển đổi số”.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data