agribank-vietnam-airlines

BoJ có thể dự báo lạm phát sẽ ở quanh mức mục tiêu và báo hiệu cơ hội tăng lãi suất

Đại Hùng
Đại Hùng  - 
Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BoJ) được dự đoán ​​sẽ đưa ra dự báo lạm phát ở quanh mức mục tiêu 2% trong ba năm tới trong báo cáo mới nhất công bố vào thứ Sáu, đồng thời báo hiệu sẵn sàng tăng lãi suất một lần nữa trong năm nay, từ mức gần bằng 0 hiện tại.
aa
Chính quyền Nhật Bản thảo luận về đồng yên yếu và gợi mở khả năng can thiệp Nhật Bản: Lạm phát chậm lại trong tháng Ba

Thống đốc Kazuo Ueda có thể sẽ nhấn mạng đường lối chính sách của BoJ là hành động thận trọng và áp dụng cách tiếp cận phụ thuộc vào dữ liệu khi đưa ra quyết định cho lần tăng lãi suất tiếp theo, trong bối cảnh có những bất định về việc liệu việc tăng lương có đẩy giá cả trong lĩnh vực dịch vụ tăng lên hay không.

Thống đốc Kazuo Ueda phát biểu tại cuộc họp chính sách của BoJ hồi tháng Ba
Thống đốc Kazuo Ueda phát biểu tại cuộc họp chính sách của BoJ hồi tháng Ba

“Chúng tôi sẽ tiếp cận vấn đề một cách thận trọng, đầu tiên là đánh giá tác động của những thay đổi chính sách gần đây đối với nền kinh tế và lạm phát, sau đó xem xét điều chỉnh thêm lãi suất nếu thấy phù hợp”, Ueda phát biểu tại một hội thảo ở Washington vào tuần trước.

Sau khi thực hiện bước đi thoát khỏi giai đoạn chính sách nới lỏng kéo dài nhiều năm vào tháng trước, BoJ hiện được nhiều người kỳ vọng sẽ giữ mục tiêu lãi suất ngắn hạn không thay đổi trong khoảng 0-0,1% sau cuộc họp kéo dài hai ngày kết thúc vào thứ Sáu.

Họ cũng được dự đoán sẽ không thay đổi kế hoạch mua trái phiếu chính phủ với tốc độ hiện tại khoảng 6 nghìn tỷ yên (38,8 tỷ USD) mỗi tháng như một biện pháp nhằm tránh lợi suất trái phiếu tăng mạnh.

Theo các nguồn thạo tin, trong dự báo hàng quý sẽ được đưa ra sau cuộc họp vào thứ Sáu, hội đồng chính sách tiền tệ gồm 9 thành viên có thể sẽ cắt giảm dự báo tăng trưởng kinh tế cho năm tài chính hiện tại bắt đầu vào tháng Tư do sản lượng công nghiệp và tiêu dùng yếu, 5 nguồn tin quen thuộc cho biết.

Tuy nhiên, họ cho rằng, hội đồng quản trị BoJ có thể tăng nhẹ dự báo lạm phát, được đo bằng chỉ số CPI không bao gồm tác động của chi phí nhiên liệu và thực phẩm tươi sống, lên khoảng 2% trong năm tài chính 2024 và 2025 do triển vọng tăng lương kéo dài.

Các nguồn tin cho biết, BoJ có thể đưa ra dự báo lạm phát sẽ ở mức khoảng 2% trong năm tài chính 2026. Theo dự báo hiện tại, BoJ dự kiến lạm phát sẽ đạt 1,9% trong cả năm tài chính 2024 và 2025. Cơ quan này sẽ công bố ước tính cho năm 2026 lần đầu tiên vào thứ Sáu.

Thị trường đang tìm kiếm manh mối về việc BoJ sẽ cần bao nhiêu thời gian để tăng lãi suất một lần nữa. Nhiều chuyên gia kinh tế dự đoán điều này sẽ xảy ra vào quý III hoặc quý IV, sau khi những bình luận gần đây của ông Ueda báo hiệu khả năng sẽ có một đợt tăng lãi suất khác vào mùa hè hoặc mùa thu năm nay.

Các chuyên gia phân tích cho biết, mặc dù việc nâng dự báo lạm phát sẽ duy trì kỳ vọng của thị trường về việc tăng lãi suất trong thời gian ngắn, nhưng thời điểm thực hiện động thái này sẽ bị ảnh hưởng nhiều hơn bởi dữ liệu về việc liệu triển vọng tăng lương có thể đẩy giá cả, đặc biệt đối với dịch vụ, lên hay không.

Sức mạnh tiêu dùng, hiện vẫn còn yếu do chi phí sinh hoạt tăng cao gây ảnh hưởng cho các hộ gia đình, cũng là “chìa khóa” để ước tính việc BoJ có thể tăng lãi suất vào thời điểm nào.

Bên cạnh đó, yên Nhật yếu đã gây thêm khó khăn cho BoJ trong việc điều hành chính sách, trong khi một số nhà đầu tư trên thị trường đặt cược rằng ngân hàng trung ương này có thể chịu áp lực phải tăng lãi suất sớm hơn mong muốn để làm chậm đà giảm của đồng tiền này.

Trong khi ông Ueda loại trừ khả năng tác động trực tiếp tới động thái của yên Nhật trong các hướng dẫn chính sách, ông cho biết đồng tiền nội tệ suy yếu có thể đẩy xu hướng lạm phát lên cao bằng cách đẩy giá nhập khẩu tăng.

“Nếu tác động trở nên quá lớn để có thể bỏ qua, nó sẽ dẫn đến những thay đổi về định hướng chính sách tiền tệ”, ông nói và báo hiệu khả năng xảy ra một đợt tăng lãi suất khác.

Nhiều chuyên gia phân tích kỳ vọng BoJ sẽ dành ít nhất vài tháng nữa để đánh giá liệu xu hướng lạm phát có giảm đều về phía mục tiêu và duy trì ở mức đó lâu dài như dự kiến hay không.

Trưởng đại diện IMF tại Nhật Bản, Nada Choueiri cho rằng mặc dù sự phục hồi tiêu dùng được mong đợi sẽ tạo cơ hội cho BoJ tăng lãi suất, nhưng họ nên thận trọng trước nhiều rủi ro khác.

“Tôi nghĩ chủ trương thực hiện từng bước thực sự quan trọng, bởi vì rủi ro đối với tăng trưởng và lạm phát là cân bằng như nhau”, bà nói tại một cuộc họp vào tuần trước.

Đại Hùng

Tin liên quan

Tin khác

Thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới đang lấy lại cân bằng

Thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới đang lấy lại cân bằng

Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), thị trường nguyên liệu công nghiệp và nông sản đã gây thu hút các nhà đầu tư trong tuần giao dịch vừa qua.
Các ngân hàng trung ương lên kịch bản ứng phó với bão thuế quan

Các ngân hàng trung ương lên kịch bản ứng phó với bão thuế quan

Tuần này, các quyết định chính sách tiền tệ đầu tiên của Nhóm G-7 kể từ khi Tổng thống Mỹ Donald Trump khơi mào cuộc chiến thương mại, gây hỗn loạn trên các thị trường toàn cầu, dự kiến sẽ phản ánh những cách tiếp cận khác biệt giữa hai bờ Đại Tây Dương.
Áp lực đè nặng lên trái phiếu Mỹ và bạc xanh

Áp lực đè nặng lên trái phiếu Mỹ và bạc xanh

Tổng thống Mỹ Donald Trump tiếp tục gây xáo trộn thương mại toàn cầu với quyết định miễn thuế cho một loạt thiết bị điện tử tiêu dùng và linh kiện công nghệ. Động thái này được kỳ vọng sẽ thúc đẩy cổ phiếu công nghệ và thị trường chứng khoán Mỹ nói chung, trong khi thị trường trái phiếu và tiền tệ có thể sẽ diễn biến theo một chiều hướng khác.
Mỹ miễn thuế đối ứng với smartphone, laptop và loạt sản phẩm công nghệ

Mỹ miễn thuế đối ứng với smartphone, laptop và loạt sản phẩm công nghệ

Mỹ vừa thông báo miễn thuế đối ứng với nhiều mặt hàng điện tử tiêu dùng quan trọng như smartphone, laptop, ổ cứng, thẻ nhớ...
Trái phiếu Kho bạc Mỹ không còn là tài sản an toàn?

Trái phiếu Kho bạc Mỹ không còn là tài sản an toàn?

Từng được xem là tài sản trú ẩn an toàn, nhưng trái phiếu Kho bạc Mỹ cũng bị bán tháo mạnh trong tuần vừa qua khi các nhà đầu tư lo ngại căng thẳng thuế quan giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới có thể đẩy kinh tế Mỹ rơi vào suy thoái và đẩy lạm phát tăng.
Đồng euro vọt lên đỉnh 3 năm so với USD, giới đầu tư đánh giá lại triển vọng tài sản Mỹ

Đồng euro vọt lên đỉnh 3 năm so với USD, giới đầu tư đánh giá lại triển vọng tài sản Mỹ

Trong bối cảnh thị trường toàn cầu biến động mạnh do căng thẳng thương mại leo thang, đồng euro bất ngờ trở thành điểm sáng trên thị trường ngoại hối, khi tăng vọt lên mức cao nhất trong 3 năm so với USD.
Thuế quan khiến tâm lý người tiêu dùng Mỹ suy giảm và đẩy kỳ vọng lạm phát lên cao

Thuế quan khiến tâm lý người tiêu dùng Mỹ suy giảm và đẩy kỳ vọng lạm phát lên cao

Tâm lý người tiêu dùng Mỹ sụt giảm mạnh trong tháng 4, trong khi kỳ vọng lạm phát trong 12 tháng tới tăng vọt lên mức cao nhất kể từ năm 1981, giữa lúc lo ngại về căng thẳng thương mại leo thang làm chao đảo thị trường tài chính và tăng nguy cơ suy thoái kinh tế.
Các quan chức Fed chuẩn bị ứng phó với lạm phát cao hơn

Các quan chức Fed chuẩn bị ứng phó với lạm phát cao hơn

Nền kinh tế Mỹ đang đối mặt với nguy cơ đình lạm khi cuộc thương chiến dưới thời Tổng thống Donald Trump ngày càng leo thang, theo phát biểu của các quan chức Cục Dự trữ Liên bang (Fed) trong tuần này.
Nhà đầu tư toàn cầu vẫn thận trọng dù ông Trump hoãn thuế

Nhà đầu tư toàn cầu vẫn thận trọng dù ông Trump hoãn thuế

Sau một tuần đầy biến động, được xoa dịu phần nào bởi quyết định tạm hoãn áp thuế của Tổng thống Mỹ Donald Trump, thông điệp từ giới đầu tư toàn cầu đã trở nên rõ ràng: thị trường sẽ tiếp tục đối mặt với những biến động kéo dài.
Fed phản ứng thế nào trước các rủi ro thuế quan?

Fed phản ứng thế nào trước các rủi ro thuế quan?

Trong các phiểu mới đây, nhiều quan chức Fed cho biết họ tiếp tục coi thuế quan là một đòn giáng vào tăng trưởng kinh tế, đồng thời làm tăng nguy cơ lạm phát cao hơn. Điều đó khiến chính sách tiền tệ đứng trước ngã ba đường khó khăn.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data