agribank-vietnam-airlines

Bộ trưởng Bộ Nội vụ: Công tác tinh giản biên chế sẽ tiếp tục được đẩy mạnh

Lê Đỗ
Lê Đỗ  - 
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết, công tác tinh giản biên chế có tác động lớn, tiết kiệm được nguồn kinh phí lớn để tạo nguồn lực thực hiện cải cách chính sách tiền lương, giúp tạo điều kiện nâng lương cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.  
aa

Chiều nay (4/11), Quốc hội tiến hành phiên chất vấn và trả lời chất vấn đối với Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà.

bo truong bo noi vu cong tac tinh gian bien che se tiep tuc duoc day manh
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà

Tinh giản biên chế sẽ tiếp tục được đẩy mạnh

Nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực nội vụ được quan tâm chất vấn bao gồm: Việc sắp xếp tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế, cơ cấu lại các đơn vị sự nghiệp công lập, xây dựng hệ thống vị trí việc làm gắn với cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và việc triển khai thực hiện cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức. Việc ban hành các văn bản thực hiện quy định của Bộ luật Lao động về tuổi nghỉ hưu đối với cán bộ, công chức, viên chức.

Các giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, nhất là công tác tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng, nhận xét, đánh giá, xử lý vi phạm; Nguyên nhân, giải pháp trước tình trạng công chức, viên chức nghỉ việc gia tăng trong thời gian gần đây, nhất là những lĩnh vực, vị trí chịu nhiều áp lực công việc (như viên chức y tế, giáo viên…).

Các giải pháp giải quyết những vấn đề khó khăn, bất cập của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, thôn, tổ dân phố, nhất là công chức cấp xã dôi dư sau sắp xếp.

Liên quan đến vấn đề sắp xếp tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế, đại biểu Tao Văn Giót (Lai Châu) đặt vấn đề: Một trong những mục tiêu tinh giản biên chế, cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức là nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị, tiết kiệm, giảm chi phí thường xuyên, cải cách chính sách tiền lương. Đại biểu đề nghị Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà cho biết việc tinh giản biên chế trong giai đoạn vừa qua có tác động thế nào đến việc thực hiện cải cách tiền lương cho cán bộ, công chức, viên chức?

bo truong bo noi vu cong tac tinh gian bien che se tiep tuc duoc day manh
Đại biểu Tao Văn Giót

Bên cạnh đó, hiện vẫn còn tình trạng tinh giản biên chế một cách cơ học, cào bằng giữa các địa phương, đơn vị, lĩnh vực, dẫn đến thiếu cục bộ một số lĩnh vực, địa phương. Vậy đâu là nguyên nhân chính và giải pháp giải quyết vấn đề này.

Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà cho biết trong thời gian qua, Đảng, Chính phủ hết sức quan tâm đến công tác đánh giá cán bộ, công chức, viên chức. Công tác này trong những năm gần đây đã có kết quả tích cực hơn. Tuy nhiên thẳng thắn nhìn nhận, việc đánh giá này còn chưa sát với thực tiễn, chưa căn cứ vào sản phẩm đầu ra, chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.

Trong thời gian tới, để đảm bảo đánh giá cán bộ công chức, viên chức được tốt hơn thì cần hoàn thiện hệ thống pháp luật, đảm bảo đồng bộ, liên thông, xuyên suốt; cần tập trung hoàn thành xong việc xác định vị trí việc làm khung năng lực để có cơ sở đánh giá công chức, viên chức.

Về tác động của tinh giản biên chế tới cải cách tiền lương, Bộ trưởng cho biết, công tác này có tác động lớn, tiết kiệm được nguồn kinh phí lớn để tạo nguồn lực thực hiện cải cách chính sách tiền lương, giúp tạo điều kiện nâng lương cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Theo Bộ trưởng, tính từ năm 2019 đến nay đã tiết kiệm được trên 25.600 tỷ đồng, đưa vào nguồn cải cách tiền lương. Công tác tinh giản biên chế sẽ tiếp tục được đẩy mạnh thực hiện trong thời gian tới…

Bộ trưởng cho rằng, trong quá trình cơ cấu đội ngũ, thực hiện tinh giản, bước đầu thực hiện theo cách cơ học, giao chỉ tiêu. Trước đó, nhiều năm chúng ta không đạt được con số 10% này. Hiện nay, tuy có tồn tại, hạn chế khi có nơi, có lúc còn xảy ra tình trạng cào bằng, tuy nhiên, nhìn chung việc tinh giản biên chế, bộ máy đã đạt được mục tiêu đề ra.

“Xuất sắc” giảm xuống, chất lượng nâng lên

Theo đại biểu Hà Sỹ Huân (Bắc Kạn), việc đánh giá xếp loại cán bộ công chức, viên chức luôn là khâu quan trọng trong công tác cán bộ. Tuy nhiên, trên thực tế, công tác này còn biểu hiện chưa thực chất, thậm chí có hiện tượng nể nang, né tránh, dĩ hòa vi quý. Từ đó, đại biểu đề nghị Bộ trưởng cho biết những giải pháp để công tác đánh giá cán bộ được chính xác, phản ánh thực chất hơn.

bo truong bo noi vu cong tac tinh gian bien che se tiep tuc duoc day manh
Đại biểu Hà Sỹ Huân

Bộ trưởng Bộ Nội vụ khẳng định, công tác đánh giá cán bộ, công chức, viên chức những năm gần đây đã có chuyển biến tích cực hơn. Năm 2021, số cán bộ công chức, viên chức được đánh giá "hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ" chỉ khoảng 22%, trong khi trước đó khoảng 30%. Còn cán bộ không hoàn thành nhiệm vụ là 1,72%, những năm trước đó, tỷ lệ này chỉ có 0,56-0,64%, Bộ trưởng dẫn chứng.

Mặc dù vậy về tổng thể, việc đánh giá cán bộ, công chức, viên chức còn chưa sát với thực tiễn, chưa căn cứ vào sản phẩm, kết quả công việc đầu ra, chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ… do đó theo Bộ trưởng, để khâu đánh giá tốt hơn cần tập trung hoàn thiện thể chế pháp luật bảo đảm đồng bộ liên thông với các quy định của Đảng theo hướng “xuyên suốt, đa chiều, có tiêu chí và bằng sản phẩm cụ thể”.

Cùng với đó, tập trung hoàn thành việc xác định vị trí việc làm, khung năng lực để có cơ sở để đánh giá đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức theo vị trí việc làm; ứng dụng công nghệ thông tin trong đánh giá. Bộ trưởng cũng đề nghị các Bộ, ngành, địa phương căn cứ vào quy định chung của Đảng, Chính phủ để cụ thể hóa ở cơ quan, đơn vị mình để xếp loại đánh giá cán bộ, công chức, viên chức công bằng, dân chủ, chính xác.

Ngày 22/9/2021, Bộ Chính trị đã ban hành Kết luật số 14 trong đó có chủ trương khuyến khích bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo dám nghĩ dám làm, dám đột phá vì lợi ích chung. Đại biểu Lê Thanh Vân (Cà Mau) đặt câu hỏi, với nhiệm vụ quyền hạn của mình, Bộ trưởng làm gì để biến chủ trương trên thành pháp luật, thành quy tắc xử sự có tính chất áp dụng chung?

bo truong bo noi vu cong tac tinh gian bien che se tiep tuc duoc day manh
Đại biểu Lê Thanh Vân

Trả lời câu hỏi này, Bộ trưởng Bộ Nội vụ khẳng định, truyền thống của dân tộc ta, quan điểm nhất quán của Đảng và Nhà nước ta về thu hút và trọng dụng nhân tài đã được thể hiện rất rõ trong các nghị quyết, trong các văn kiện Đại hội Đảng.

Để cụ thể hóa kết luận của Bộ Chính trị, Bộ nội vụ đã tham mưu ban hành Nghị định 140 từ 2018, thu hút được 258 sinh viên xuất sắc và nhà khoa học. Một số địa phương rất chú trọng như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Vĩnh Phúc, thông qua HĐND có chính sách phù hợp để trọng dụng nhân tài. Ngoài ra, các địa phương đã thu hút được khoảng 3.000 cán bộ khoa học trẻ, sinh viên giỏi, tuy nhiên vẫn còn quá ít ỏi so với số người làm việc trong khu vực công. Thời gian tới, Bộ Nội vụ sẽ xây dựng đề án chiến lược quốc gia về thu hút trọng dụng nhân tài, có cơ chế chính sách hấp dẫn hơn để thu hút.

Lê Đỗ

Tin liên quan

Tin khác

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đến Hà Nội, bắt đầu chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đến Hà Nội, bắt đầu chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam

Trưa 14/4, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình đã tới Hà Nội, bắt đầu thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam trong hai ngày 14-15/4, theo lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm và Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Lương Cường.
Sẽ có nghị định mới về quản lý ODA, vốn vay ưu đãi

Sẽ có nghị định mới về quản lý ODA, vốn vay ưu đãi

Tại cuộc họp của Ban Chỉ đạo quốc gia về ODA và vốn vay ưu đãi chiều 13/4, Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn yêu cầu Bộ Tài chính khẩn trương hoàn thiện để trình Thủ tướng Chính phủ nghị định thay thế Nghị định 114/2021/NĐ-CP và Nghị định số 20/2023/NĐ-CP về quản lý, sử dụng ODA và vốn vay ưu đãi trước ngày 30/4/2025.
Hội nghị thượng đỉnh P4G: Cơ hội để Việt Nam khẳng định những cam kết mạnh mẽ trong thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững

Hội nghị thượng đỉnh P4G: Cơ hội để Việt Nam khẳng định những cam kết mạnh mẽ trong thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững

Nhân dịp Việt Nam đăng cai tổ chức Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Đối tác vì tăng trưởng xanh và mục tiêu toàn cầu 2030 (P4G) lần thứ 4, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã trả lời phỏng vấn báo chí về các nội dung liên quan đến Hội nghị.
Chung tay mở ra kỷ nguyên phát triển mới của quan hệ hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc

Chung tay mở ra kỷ nguyên phát triển mới của quan hệ hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc

Cổng TTĐT Chính phủ trân trọng giới thiệu bài viết "CHUNG TAY MỞ RA KỶ NGUYÊN PHÁT TRIỂN MỚI CỦA QUAN HỆ HỮU NGHỊ VIỆT NAM - TRUNG QUỐC" của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.
Thủ tướng: Tháo gỡ bằng hết những khó khăn, vướng mắc về thể chế

Thủ tướng: Tháo gỡ bằng hết những khó khăn, vướng mắc về thể chế

Ngày 13/4, kết luận phiên họp Chính phủ phiên chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 4/2025, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh yêu cầu khẩn trương thể chế hóa chủ trương của Đảng, tháo gỡ bằng hết những khó khăn, vướng mắc về thể chế, giải phóng toàn bộ sức sản xuất, huy động toàn bộ nguồn lực phát triển.
Thủ tướng: Thể chế là điểm nghẽn dễ tháo gỡ nhất để chuyển đổi trạng thái

Thủ tướng: Thể chế là điểm nghẽn dễ tháo gỡ nhất để chuyển đổi trạng thái

Sáng 13/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 4/2025 để xem xét, cho ý kiến về 4 dự án luật và 2 dự thảo nghị quyết của Quốc hội. Cùng dự có các Phó Thủ tướng Chính phủ; các thành viên Chính phủ; lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan thuộc Chính phủ.
Thành lập Đoàn đàm phán Chính phủ về các vấn đề thương mại với Hoa Kỳ

Thành lập Đoàn đàm phán Chính phủ về các vấn đề thương mại với Hoa Kỳ

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Quyết định số 753/QĐ-TTg ngày 12/4/2025 về việc thành lập Đoàn đàm phán Chính phủ về các vấn đề thương mại với Hoa Kỳ.
Phát biểu bế mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng 11 khoá XIII

Phát biểu bế mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng 11 khoá XIII

Thời báo Ngân hàng trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu bế mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng 11 khoá XIII, ngày 12/4/2025.
Chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đến Việt Nam có ý nghĩa chiến lược

Chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đến Việt Nam có ý nghĩa chiến lược

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình sẽ thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam từ 14 - 15/4. Nhân dịp này, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã trả lời phỏng vấn báo chí về ý nghĩa chuyến thăm này.
Từ bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm, nghĩ về tư duy hội nhập trong kỷ nguyên mới

Từ bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm, nghĩ về tư duy hội nhập trong kỷ nguyên mới

Hội nhập quốc tế đã trở thành một bộ phận hữu cơ của chiến lược phát triển quốc gia kể từ công cuộc Đổi mới. Tuy nhiên, trong bối cảnh tình hình thế giới có nhiều chuyển biến nhanh chóng, phức tạp và khó lường, đòi hỏi tư duy về hội nhập cũng phải được cập nhật và nâng tầm trong kỷ nguyên mới. Bài viết "Vươn mình trong hội nhập quốc tế" của Tổng Bí thư Tô Lâm là một chỉ đạo quan trọng, thể hiện cách tiếp cận mới của Đảng về hội nhập trong điều kiện đất nước bước vào giai đoạn phát triển mới.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data