Bổ sung cơ sở pháp lý cho hệ thống kiểm soát nội bộ ngân hàng
![]() |
Ảnh minh họa |
Dự thảo Thông tư tập trung sửa đổi, bổ sung các quy định tại Thông tư 13 có dẫn chiếu đến các quy định của NHNN về tỷ lệ an toàn vốn đối với NHTM, chi nhánh NHNg (điểm a khoản 13 Điều 3, điểm d khoản 1 Điều 39, điểm a khoản 2 Điều 41, khoản 3 Điều 42, điểm c khoản 2 Điều 47) và tiêu chí xác định mức thù lao của Trưởng kiểm toán nội bộ, kiểm toán viên nội bộ quy định tại điểm a, khoản 1 Điều 64.
Cụ thể, sửa đổi, bổ sung khoản 13 Điều 3 về rủi ro trọng yếu bao gồm: Rủi ro tín dụng, rủi ro hoạt động, rủi ro thị trường, rủi ro lãi suất trên sổ ngân hàng, rủi ro thanh khoản, rủi ro tập trung; Các rủi ro khác phát sinh từ hoạt động trọng yếu.
Dự thảo cũng Bổ sung từ khoản 23 đến 34 vào Điều 3, trong đó, điểm a khoản 23, quy định Rủi ro tín dụng là rủi ro do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ trả nợ theo hợp đồng hoặc thỏa thuận với ngân hàng thương mại, chi nhánh NHNg, trừ các trường hợp quy định tại điểm b khoản này. Trong đó, khách hàng là cá nhân, pháp nhân (bao gồm cả tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài) có quan hệ tín dụng, gửi tiền với ngân hàng thương mại, chi nhánh , trừ các đối tác quy định tại điểm b Khoản này.
Điểm b về Rủi ro tín dụng đối tác là rủi ro do đối tác không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ thanh toán trước hoặc khi đến hạn của các giao dịch tự doanh; giao dịch repo và giao dịch reverse repo; giao dịch sản phẩm phái sinh để phòng ngừa rủi ro; giao dịch mua bán ngoại tệ, tài sản tài chính để phục vụ nhu cầu của đối tác và các giao dịch để đối ứng với các giao dịch này.
Trong đó, đối tác là cá nhân, pháp nhân (bao gồm cả tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài) có giao dịch với ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài trong giao dịch tự doanh; giao dịch repo và giao dịch reverse repo; giao dịch sản phẩm phái sinh để phòng ngừa rủi ro; giao dịch mua bán ngoại tệ, tài sản tài chính để phục vụ nhu cầu của khách hàng, đối tác và các giao dịch để đối ứng với các giao dịch này.
Bên cạnh đó, dự thảo Thông tư cũng sửa đổi, bổ sung khoản 24 quy định về Rủi ro thị trường là rủi ro do biến động bất lợi của lãi suất, tỷ giá, giá chứng khoán và giá hàng hoá trên thị trường. Và khoản 25 về Rủi ro lãi suất trên sổ ngân hàng là rủi ro do biến động bất lợi của lãi suất đối với thu nhập, giá trị tài sản, giá trị nợ phải trả và giá trị cam kết ngoại bảng của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phát sinh do: Chênh lệch thời điểm ấn định mức lãi suất mới hoặc kỳ xác định lại lãi suất; Thay đổi mối quan hệ giữa các mức lãi suất của các công cụ tài chính khác nhau nhưng có cùng thời điểm đáo hạn; Thay đổi mối quan hệ giữa các mức lãi suất ở các kỳ hạn khác nhau; Tác động từ các sản phẩm quyền chọn lãi suất, các sản phẩm có yếu tố quyền chọn lãi suất.
Ngoài ra, dự thảo Thông tư cũng điều chỉnh một số nội dung về rủi ro hoạt động, rủi ro danh tiếng, rủi ro chiến lược...
Theo Ban soạn thảo, việc sửa đổi, bổ sung đảm bảo có đầy đủ cơ sở pháp lý để các NHTM, chi nhánh NHNg xác định: Rủi ro tín dụng, rủi ro hoạt động, rủi ro thị trường, rủi ro lãi suất trên sổ ngân hàng, giao dịch tự doanh, 06 nhóm hoạt động kinh doanh khi thực hiện quản lý rủi ro hoạt động theo quy định tại Thông tư 13.
Tin liên quan
Tin khác

Dịch vụ tài chính hướng đến sự tiếp cận bình đẳng, an toàn cho người dân

NHNN ban hành kế hoạch hành động chuyển đổi số hoạt động chỉ đạo

Hiệp hội Ngân hàng kiến nghị sửa đổi Dự thảo Luật Quản lý thuế gỡ vướng mắc cho ngân hàng

Bố trí nguồn lực, quan tâm thỏa đáng thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia

Mở rộng không gian vốn cho DNNVV

Quy định về đặt hàng giữa Ngân hàng Nhà nước với cơ sở in, đúc tiền

Sắp diễn ra Hội thảo “Vốn ngân hàng góp phần thúc đẩy kinh tế tư nhân”

Quy định mới về nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của tổ chức tín dụng Việt Nam

VietinBank chào bán trái phiếu ra công chúng (Đợt 2)
