Bỏ qua IR là bỏ lỡ NĐT tiềm năng
![]() | Cổ phiếu ngân hàng tiếp tục dẫn dắt thị trường |
![]() | DN chưa chú trọng đến quan hệ cổ đông |
Đây cũng là chủ đề được đặt ra tại tọa đàm “Hoạt động quan hệ cổ đông doanh nghiệp ngành dầu khí” do Tạp chí Nhà đầu tư thuộc Hiệp hội DN đầu tư nước ngoài phối hợp với Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) tổ chức ngày 5/3.
![]() |
IR giúp DN tiếp cận NĐT không chỉ trong nước mà cả quốc tế |
Điểm sáng hoạt động IR
Theo các chuyên gia tài chính - chứng khoán, hoạt động IR là một khái niệm không còn quá xa lạ đối với các DN đã niêm yết trên sàn chứng khoán. Tuy nhiên hiện nay chưa có nhiều DN đầu tư một cách chuyên nghiệp vào IR để kết nối, quảng bá đến NĐT trong và ngoài nước.
Trong bối cảnh đó, ngành dầu khí đang đẩy mạnh tái cấu trúc, cổ phần hóa và thoái vốn nhà nước tại nhiều DN thành viên, đã chú trọng tới IR như một biện pháp hiệu quả để thu hút các NĐT chất lượng. Chất lượng hoạt động IR nói chung và PR nói riêng không chỉ tác động trực tiếp tới giá cổ phiếu, giá trị DN mà còn là yếu tố quyết định sự phát triển bền vững của DN.
Ông Đinh Văn Sơn - Thành viên HĐTV PVN đưa ra ví dụ điển hình là PVPower. Bên cạnh các hoạt động truyền thông, sự kiện quan hệ NĐT như gặp gỡ các chuyên gia phân tích tài chính công ty này đã tổ chức các chương trình đi thăm nhà máy điện khí hay chương trình “Hành trình năng lượng” trở thành một trong những hoạt động hiệu quả, hữu ích không chỉ phục vụ nhu cầu tìm hiểu thông tin từ phía các NĐT cá nhân, tổ chức, kết nối với các quỹ đầu tư nước ngoài (Nhật, Hàn Quốc, Mỹ, châu Âu), mà còn hỗ trợ việc công bố thông tin cho giới phân tích và các NĐT chuyên nghiệp.
Ông Lê Công Điền - Vụ trưởng Vụ Giám sát công ty đại chúng, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước đánh giá, trong năm 2018, nhờ tổ chức hoạt IR thành công, 3 đơn vị của PVN là PVOil, PVPower và Lọc Hóa Dầu Bình Sơn đã cổ phần hóa và bán vốn thành công, mang lại cho Nhà nước 6.500 tỷ đồng, đưa các DN này phát triển hiệu quả và bền vững.
Cần quan tâm đúng mức vào IR
Đánh giá một cách toàn diện về thực trạng công bố và minh bạch thông tin của các DN niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam những năm gần đây, ông Lê Công Điền cho biết, các vi phạm về minh bạch thông tin mà cụ thể là vi phạm về báo cáo và công bố thông tin đã giảm rõ rệt trong tổng số các vi phạm hành chính trên thị trường chứng khoán. Tỷ trọng vi phạm về minh bạch hóa thông tin trong tổng vi phạm giảm từ 86,7% năm 2013 xuống còn 60,7% năm 2016.
Theo kết quả khảo sát năm 2018 của Vietstock thực hiện với 686 công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, có 266 công ty đạt chuẩn công bố thông tin theo các tiêu chí khảo sát đề ra, chiếm 38,78%, tăng vọt so với con số 16,96% của năm 2017.
Mặc dù vậy, đánh giá thực trạng minh bạch thông tin DN niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, có thể thấy vẫn còn một số vấn đề đặt ra. Đó là tình trạng vi phạm hành chính về công bố và minh bạch thông tin vẫn tăng cao; báo cáo tài chính ở một số DN chất lượng còn hạn chế, việc công bố báo cáo tài chính còn chậm, phải xin gia hạn; chất lượng quản trị công ty còn thấp so với mặt bằng chung của các nước trong khu vực; việc sử dụng vốn thu được từ các đợt chào bán không báo cáo, công bố thông tin theo quy định…
Ông Phạm Nguyễn Vinh - Giám đốc Phát triển Kinh doanh của Công ty Quản lý quỹ Dragon Capital cho rằng, hoạt động IR là một phần quan trọng và không thể tách rời với hệ thống quản trị công ty để khắc phục các hạn chế, tồn tại hiện nay.
"Trách nhiệm IR không chỉ là trách nhiệm của nhân viên IR mà đòi hỏi cả ban giám đốc và Hội đồng quản trị phải có sự đầu tư đúng mức. Quản trị phải hướng tới đại chúng, nếu không được hỗ trợ đúng mức, sức ép sẽ rất lớn", ông Vinh nhấn mạnh.
Chỉ ra các hạn chế của hoạt động IR hiện nay, ông Vinh cho biết, phần lớn IR được tổ chức chưa chuyên nghiệp, hầu hết hoạt động IR là bị động, chủ yếu là công bố thông tin theo luật định; hoạt động IR chỉ diễn ra tại đại hội cổ đông, còn thiếu vắng các hoạt động với NĐT giữa 2 kỳ đại hội; Ban Giám đốc quá bận rộn và không thể dành nhiều thời gian cho IR; thông tin trên trang web có mục IR, nhưng vẫn chưa cập nhật thường xuyên.
Ngoài ra, DN gặp khó khăn khi tiếp NĐT nước ngoài do thiếu người vừa hiểu DN vừa có khả giao tiếp bằng ngoại ngữ; văn hóa đối thoại và cách hành xử công bằng trong việc cung cấp thông tin tới cổ đông, NĐT chưa được coi trọng.
Cùng với đó, ông đưa ra một số khuyến nghị để công tác IR của DN trở nên có hiệu quả. Theo đó, Hội đồng quản trị cần thể hiện cam kết cao để hướng công ty đến một văn hóa đối thoại cởi mở hơn với các cổ đông, NĐT tiềm năng, các chuyên viên phân tích và báo chí; phân khúc và xác định các nhóm NĐT; phân tích và hiểu rõ đặc điểm, kỳ vọng của từng nhóm đối tượng NĐT này.
Ông cũng khuyến nghị, DN nên hướng đến việc tổ chức các sự kiện dành riêng cho các NĐT, tổ chức, các chuyên gia phân tích quan tâm tới cổ phiếu của công ty và thường xuyên theo dõi rà soát kế hoạch và hoạt động IR mỗi 3 tháng để có những hiệu chỉnh và thực hiện kịp thời với những thay đổi.
Ông Lê Công Điền nhấn mạnh, để đáp ứng đòi hỏi của thị trường, công tác IR và công bố thông tin cần phải được lãnh đạo các DN quan tâm đúng mức, đặc biệt là đối với những DN có kế hoạch thoái vốn nhà nước và niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán trong thời gian tới.
Tin liên quan
Tin khác

Cuộc "lội ngược dòng" ngoạn mục của thị trường chứng khoán

Dòng tiền phân hóa, VN-Index tăng hơn 54 điểm

Ghi nhận phiên tăng mạnh nhất lịch sử, VN-Index tăng 74 điểm

Cung vẫn lấn át cầu bắt đáy, VN-Index mất thêm 38,49 điểm

Bài 4: PAN - Từ doanh nghiệp trung bình thành gã khổng lồ nhờ quản trị tiên phong

Áp lực bán mạnh chưa dừng lại, VN-Index tiếp tục rơi gần 80 điểm

Bài 3: Quản trị công ty - chìa khóa nâng hạng thị trường chứng khoán

Bài 2: Quản trị công ty tại Việt Nam đứng trước nhiều thách thức

Bài 1: Quản trị công ty - lá chắn và bệ phóng cho doanh nghiệp Việt trong kỷ nguyên hội nhập
