Bình Dương: Lễ hội "Lái Thiêu mùa trái chín" quảng bá đặc sản trái cây
Lễ hội “Lái Thiêu mùa trái chín” năm 2023 theo kế hoạch sẽ diễn ra trong 6 ngày (từ ngày 22 đến 28/5), với các nội dung sôi nổi: Hội thi duyên dáng miệt vườn, hội chợ trái cây và giống cây trồng, hội chợ thương mại (quy mô hơn 50 gian hàng), liên hoan ẩm thực với chủ đề "Đậm đà hương vị quê hương"... Trong suốt kỳ Lễ hội sẽ có những hoạt động hấp dẫn như: không gian đờn ca tài tử, chạy việt dã "Cung đường vườn cây trái", thi vẽ tranh giải thưởng mỹ thuật thiếu nhi, trưng bày ảnh đẹp "Đất và người Thuận An", giao lưu âm nhạc đường phố...
![]() |
Vườn cây trái Lái Thiêu nổi tiếng với trái măng cụt sẽ được giới thiệu tại Lễ hội. |
Lễ hội nhằm quảng bá hình ảnh vườn cây ăn trái Lái Thiêu đến với du khách, qua đó tạo điều kiện để các địa phương khác có cơ hội giao lưu, tìm hiểu, xúc tiến thương mại, đầu tư và du lịch, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, du lịch trên địa bàn TP. Thuận An, tỉnh Bình Dương.
Các phường Hưng Định, An Thạnh, An Sơn, Bình Nhâm, Lái Thiêu (TP. Thuận An, Bình Dương) có vị trí địa lý thuận lợi nằm ven sông Sài Gòn, hệ thống kênh rạch chằng chịt và người dân nơi đây đã trồng cây ăn trái với nhiều loại đặc sản như măng cụt, sầu riêng, bòn bon, mít tố nữ... Trong đó, măng cụt Lái Thiêu đã vinh dự được tổ chức Kỷ lục Việt Nam vinh danh trong "Top 50 đặc sản trái cây nổi tiếng Việt Nam" và được Cục Sở hữu trí tuệ - Bộ Khoa học và Công nghệ công nhận nhãn hiệu tập thể.
Ông Nguyễn Thanh Tâm - Chủ tịch UBND TP. Thuận An, tỉnh Bình Dương, cho biết: "Từ lâu, địa phương đã hạn chế tối đa việc phân lô, tách thửa, hạn mức diện tích xây dựng trong vườn cây. Để hỗ trợ các nhà vườn, sắp tới TP. Thuận An sẽ đề xuất UBND tỉnh Bình Dương hỗ trợ nhà vườn nâng cấp, nạo vét kênh rạch, khơi thông các hệ thống thoát nước để chủ động việc tưới tiêu, rửa phèn, ngăn mặn... Ngoài việc đăng ký nhãn hiệu tập thể "măng cụt Lái Thiêu", sắp tới nhiều chủng loại trái cây đặc sản khác trên địa bàn cũng sẽ được hỗ trợ đăng ký”.
Những năm gần đây, tỉnh Bình Dương đã có nhiều biện pháp để cải tạo, phát triển năng suất, chất lượng vườn cây ăn trái có diện tích hơn 1.238 héc-ta, trong đó diện tích cây măng cụt là 661 héc-ta. Để phát triển dịch vụ du lịch sinh thái miệt vườn Lái Thiêu, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bình Dương đưa ra nhiều giải pháp khuyến khích các cơ sở đầu tư theo hướng phục vụ du khách nghỉ dưỡng, người nghỉ cuối tuần, hội thảo, các đoàn du lịch, du lịch thể thao, giải trí, sông nước...; phối hợp đồng bộ giữa địa phương với các cơ quan quản lý nhà nước trong công tác quy hoạch, định hướng; xác định hiệu quả của các loại hình du lịch đồng thời có sự liên kết với các doanh nghiệp lữ hành.
“Tỉnh đang nỗ lực xúc tiến, quảng bá du lịch miệt vườn qua nhiều kênh; tổ chức những đoàn đại biểu thăm, trải nghiệm các khu du lịch miệt vườn để lan tỏa ra các địa phương, du khách, đến các công ty lữ hành. Thời gian tới, tỉnh sẽ chủ trương phát triển du lịch nông nghiệp trong phát triển đô thị nông thôn mới”, ông Nguyễn Đức Minh, Giám đốc Trung tâm Xúc tiến du lịch tỉnh Bình Dương nói.
Tin liên quan
Tin khác

Đặc sắc chương trình áo dài nghệ thuật “Hương sắc Việt Nam”

Tổng Giám đốc NHCSXH được Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng tặng Bằng khen

Bộ Xây dựng dự thảo Quy hoạch tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh

Dự thảo Nghị định về giao dịch điện tử trong lĩnh vực BHXH và CSDLQG về bảo hiểm

Làm sao để chuyển đổi xanh trong du lịch hiệu quả?

Dầu gội trị chấy Aladin của Sao Thái Dương bị đình chỉ, thu hồi khẩn cấp do không đạt chất lượng

Hội chợ du lịch quốc tế quy mô nhất Việt Nam sẽ diễn ra tại TP. Hồ Chí Minh

Hanoi Metro phục vụ gần 5 triệu lượt hành khách trong quý I

Hơn 600 tổ chức, doanh nghiệp tham gia xúc tiến, quảng bá du lịch tại VITM Hà Nội 2025
