Biên bản họp Fed cho thấy rủi ro lạm phát tăng và tăng trưởng chậm tại Mỹ
Fed sẽ không vội cắt giảm lãi suất khi kinh tế Mỹ đứng trước nhiều ẩn số Fed nên tập trung vào lạm phát |
![]() |
Biên bản họp Fed cho thấy rủi ro lạm phát tăng và tăng trưởng chậm tại Mỹ |
Cuộc họp diễn ra vào ngày 18-19/3, ngay sau khi chính quyền Trump công bố kế hoạch áp thuế nhập khẩu đầu tiên, làm gia tăng sự bất định trong triển vọng kinh tế. Trước tình hình đó, các thành viên Fed ủng hộ cách tiếp cận thận trọng, tức sẵn sàng giữ lãi suất ở mức cao trong thời gian dài nếu lạm phát duy trì dai dẳng, hoặc ngược lại sẽ hạ lãi suất nếu kinh tế có dấu hiệu suy yếu và cần hỗ trợ kịp thời.
Biên bản ghi rõ: “Các thành viên đánh giá rằng mức độ bất định đối với triển vọng kinh tế đã gia tăng, với gần như tất cả đều nhận định rằng rủi ro lạm phát đang nghiêng về phía tăng, trong khi rủi ro đối với thị trường lao động có xu hướng suy giảm”.
Một số thành viên lưu ý thêm: “Ủy ban Thị trường Mở Liên bang (FOMC) có thể sẽ phải đối mặt với những đánh đổi khó khăn nếu lạm phát trở nên "cứng đầu" trong khi triển vọng tăng trưởng và việc làm xấu đi”.
Đến ngày 2/4, Tổng thống Trump tiếp tục công bố loạt thuế nhập khẩu mới, mạnh tay và rộng hơn so với những gì được nêu trước đó vào tháng 3. Thị trường chứng khoán đã phản ứng tiêu cực và lao dốc.
Tuy nhiên, sau khi ông Trump thông báo sẽ tạm hoãn nhiều loại thuế mới trong vòng 90 ngày, thị trường hồi phục mạnh mẽ - các chỉ số chính tăng hơn 6%, trong khi giới đầu tư cũng điều chỉnh kỳ vọng từ 4 xuống còn 3 lần Fed cắt giảm lãi suất trong năm nay.
Dù sự hồi phục này mang lại tâm lý lạc quan cho thị trường, nó cũng phản ánh rõ mức độ bất định mà biên bản cuộc họp đã cảnh báo. Ngay từ tháng 3, trong bối cảnh chưa xảy ra đợt sụt giảm mạnh vì thuế quan, các quan chức Fed đã chủ động điều chỉnh giảm dự báo tăng trưởng, nâng triển vọng lạm phát năm 2025 và rút bớt số lần dự kiến cắt giảm lãi suất trong năm từ 3 xuống còn 2 lần (mỗi lần 0,25 điểm phần trăm).
Biên bản cũng cho thấy một số quan chức lo ngại về nguy cơ điều chỉnh định giá đột ngột trên thị trường tài chính. Cụ thể: “Một vài thành viên cảnh báo rằng nếu xảy ra làn sóng định giá lại rủi ro một cách đột ngột, điều này có thể làm trầm trọng hơn tác động từ bất kỳ cú sốc tiêu cực nào đối với nền kinh tế”.
Tin liên quan
Tin khác

NHTW Nhật Bản có chịu thêm áp lực sớm tăng lãi suất?

Thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới đang lấy lại cân bằng

Các ngân hàng trung ương lên kịch bản ứng phó với bão thuế quan

Quan chức Nhật Bản cho biết, họ muốn đồng yên Nhật mạnh lên

Áp lực đè nặng lên trái phiếu Mỹ và bạc xanh

Mỹ miễn thuế đối ứng với smartphone, laptop và loạt sản phẩm công nghệ

Trái phiếu Kho bạc Mỹ không còn là tài sản an toàn?

Đồng euro vọt lên đỉnh 3 năm so với USD, giới đầu tư đánh giá lại triển vọng tài sản Mỹ

Thuế quan khiến tâm lý người tiêu dùng Mỹ suy giảm và đẩy kỳ vọng lạm phát lên cao
