agribank-vietnam-airlines

Bị cáo Đinh La Thăng: PVN đầu tư vào OceanBank là đúng chủ trương?!

A.H
A.H  - 
Trong ngày làm việc thứ 2, phiên xét xử ông Đinh La Thăng và đồng phạm trong vụ án Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) thiệt hại 800 tỷ đồng, khi được hỏi về trách nhiệm của mình tại PVN, bị cáo Đinh La Thăng cho rằng mình chịu trách nhiệm việc bảo toàn và phát triển vốn trên cương vị chủ tịch tập đoàn.
aa
Ông Đinh La Thăng có chỉ đạo góp vốn vào OceanBank
Bị cáo Đinh La Thăng phải chịu trách nhiệm chính trong vụ thiệt hại 800 tỷ đồng của PVN
Tòa tuyên phạt ông Đinh La Thăng 13 năm tù, Trịnh Xuân Thanh án chung thân
Bị cáo Đinh La Thăng: PVN đầu tư vào OceanBank là đúng chủ trương?!
Bị cáo Đinh La Thăng trong ngày thứ hai của phiên tòa, 20/3. Ảnh: TTXVN

Theo cáo trạng, tháng 9/2008, Nguyễn Xuân Sơn và Hà Văn Thắm (Chủ tịch HĐQT OceanBank) trao đổi, bàn bạc về việc PVN góp vốn trở thành cổ đông chiến lược của OceanBank. Thắm được Sơn mời đến trụ sở PVN để gặp gỡ, làm việc với đại diện PVN gồm Đinh La Thăng (Chủ tịch HĐQT PVN), Nguyễn Ngọc Sự (Phó Tổng giám đốc PVN), Nguyễn Xuân Sơn (Trưởng ban trù bị Ngân hàng TMCP Hồng Việt) để thống nhất thỏa thuận: PVN tham gia góp vốn khi OceanBank tăng vốn điều lệ từ 1.000 tỷ đồng lên 2.000 tỷ đồng trong năm 2008, bằng hình thức PVN góp 20% vốn điều lệ tương đương 400 tỷ đồng.

Căn cứ vào kết quả làm việc với đại diện OceanBank, ngày 18/9/2008, ông Nguyễn Ngọc Sự gửi Đinh La Thăng báo cáo đánh giá sơ bộ các chỉ tiêu tài chính của OceanBank, trong đó có nêu: OceanBank là ngân hàng có quy mô nhỏ, khả năng thanh khoản thấp, đang đứng trước khó khăn trong vấn đề huy động vốn với lãi suất hợp lý để cân đối với nguồn sử dụng…

Và cũng ngay trong ngày, dù không họp HĐQT, không lấy ý kiến các thành viên HĐQT, nhưng bị cáo Thăng đã ký thỏa thuận với Hà Văn Thắm để PVN tham gia góp vốn vào OceanBank theo các nội dung hai bên đã thống nhất...

Cáo trạng cho rằng, bị cáo Thăng biết rõ hiện trạng yếu kém của OceanBank nhưng không đưa ra bàn bạc, thảo luận và xin ý kiến HĐQT...

Tại tòa, đại diện VKSND Hà Nội tiến hành xét hỏi các bị cáo quanh việc góp tiền của PVN sai quy định vào OcenBank để nắm giữ 20% vốn điều lệ của ngân hàng này dẫn đến thất thoát.

Giải trình trước tòa, bị cáo Đinh La Thăng khai việc góp vốn có cơ sở, từ chủ trương xây dựng thí điểm thành lập các Tập đoàn kinh tế kinh doanh đa ngành, PVN được thành lập ngân hàng với trên 50% vốn điều lệ. Do Chính phủ chủ trương kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, PVN phải dừng thành lập ngân hàng Hồng Việt. Để giải quyết hậu quả đó, PVN đã xin góp vốn vào các ngân hàng khác.

Bị cáo cũng khẳng định dù OceanBank có quy mô nhỏ nhưng khi tăng vốn lên thì quy mô hoạt động tăng lên, tính thanh khoản tăng lên... Năm 2009, PVN được chia cổ tức trên 10%, 2010 đến 16%...

Mặc dù thừa nhận mình phải chịu trách nhiệm về việc bảo toàn và phát triển vốn trên cương vị chủ tịch tập đoàn, song bị cáo ông Thăng cho rằng khả năng thu hồi 800 tỷ đồng thuộc trách nhiệm thuộc HĐTV PVN vì bị cáo đã chuyển công tác từ năm 2011.

Trả lời câu hỏi về việc Bộ tài chính từng yêu cầu PVN báo cáo tình hình OcenBank trước khi góp vốn, bị cáo Thăng trình bày, công văn đó chỉ để PVN biết, không để thực hiện nhưng thực tế PVN đã triển khai trước các yêu cầu của Bộ Tài chính. Cũng theo bị cáo này, việc PVN đầu tư vào OcenBank không chỉ đầu tư ngoài ngành mà còn để giải quyết hệ lụy là ngân hàng Hồng Việt (PVN định lập ngân hàng Hồng Việt nhưng không được đồng ý).

Khi đại diện Viện Kiểm sát công bố kết luận thanh tra năm 2012 của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho thấy OceanBank thua lỗ, bị cáo Thăng phủ định trách nhiệm của mình và cho rằng việc kiểm tra, giám sát là của các bộ, ngành, bản thân ông không biết kết luận thanh tra này vì đã chuyển công tác.

Bị cáo Thăng cũng khẳng định các kết luận trước đó trong thời gian ông còn ở PVN đều cho thấy OceanBank hoạt động tốt. Năm 2009-2013, PVN đều được chia cổ tức là có lợi nhuận, có hiệu quả… “Tiền về tập đoàn rồi chứ không phải trên giấy. PVN đầu tư đúng chủ trương", bị cáo Thăng nói.

A.H

Tin liên quan

Tin khác

Phá sập đường dây mua bán tài khoản ngân hàng để lừa đảo

Phá sập đường dây mua bán tài khoản ngân hàng để lừa đảo

Công an tỉnh Bình Dương cho biết, đang tạm giữ hình sự đối với Huỳnh Thị Kim Oanh (sinh năm 1985, thường trú TP. Thuận An, tỉnh Bình Dương) và Đào Trọng Quân (sinh năm 1992, thường trú tỉnh Thái Bình) về các hành vi mua bán tài khoản ngân hàng; lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua tài khoản ngân hàng; làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; sử dụng mạng máy tính, viễn thông, phương tiện điện tử để chiếm đoạt tài sản.
Vi phạm hành chính trong kinh doanh bảo hiểm bị phạt tới 200 triệu đồng

Vi phạm hành chính trong kinh doanh bảo hiểm bị phạt tới 200 triệu đồng

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 174/2024/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm, có hiệu lực thi hành từ ngày 15/2/2025.

Dự thảo Luật Kế toán sửa đổi: Tập trung tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Tại Dự thảo Luật sửa đổi Luật Chứng khoán; Luật Kế toán; Luật Kiểm toán độc lập; Luật Ngân sách nhà nước; Luật Quản lý, sử dụng tài sản công; Luật Quản lý thuế; Luật Dự trữ quốc gia đang được Bộ Tài chính chủ trì soạn thảo. Dự thảo Luật Kế toán đã sửa đổi nhiều quy định quan trọng góp phần tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, nâng cao năng lực quản lý Nhà nước trong lĩnh vực kế toán; Nâng cao trách nhiệm người đứng đầu; đảm bảo sự nhất quán và phù hợp với các quy định khác của pháp luật. Tuy nhiên, vấn còn một số nội dung cần bổ sung phù hợp với yêu cầu thực tế.

Luật Quản lý thuế sửa đổi: Tránh tăng thêm trách nhiệm và chi phí cho doanh nghiệp và cá nhân

Một trong những nội dung nhận được nhiều sự quan tâm nhất trong Hội thảo lấy ý kiến doanh nghiệp nội dung chứng khoán, kế toán, kiểm toán độc lập và luật quản lý thuế trong dự thảo sửa đổi 7 luật của Bộ Tài chính do Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức là về quản lý thuế. Đặc biệt, các chuyên gia cho rằng nhiều quy định quản lý thuế gây khó trong thực thi, thậm chí không khả thi, tạo gánh nặng cho DN và người dân.

NHNN Phú Yên tổ chức tuyên truyền phòng, chống lừa đảo trên không gian mạng

Mới đây, NHNN chi nhánh Phú Yên phối hợp với Công an tỉnh và Sở Thông tin và truyền thông tỉnh Phú Yên tổ chức hội nghị tuyên truyền, bồi dưỡng kiến thức pháp luật, phòng chống tội phạm lừa đảo, chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng và hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt qua ngân hàng năm 2024.

Đồng Nai: Tăng cường giải pháp ngăn ngừa tín dụng đen

Tỉnh Đồng Nai chỉ đạo các sở, ngành địa phương chủ động phối hợp với hệ thống tổ chức tín dụng trên địa bàn tăng độ phủ của tín dụng vi mô nhằm hạn chế tình trạng người dân có nhu cầu vay vốn chính đáng không tiếp cận được các kênh tín dụng chính thức phải tìm đến tín dụng đen.

Dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số: Cần định hình được vị thế và chiến lược riêng của Việt Nam

Góp ý vào dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số (CNCNS) do Bộ Thông tin và Truyền thông soạn thảo, các chuyên gia chỉ ra Ban soạn thảo chưa thể hiện rõ tầm nhìn của việc tại sao lại cần ban hành Luật CNCNS, đồng thời chưa có các chính sách chiến lược và hiệu quả để thu hút đầu tư với lĩnh vực này.

Luật công nghiệp công nghệ số: Cần quy định rõ ràng, hợp lý, thúc đẩy phát triển trí tuệ nhân tạo

Tham luận Hội thảo lấy ý kiến góp ý dự án Luật Công nghiệp công nghệ số do Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường phối hợp với Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức, các chuyên gia cho rằng một số quy định còn chưa được rõ ràng, thiếu hợp lý trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo có thể dẫn đến các vấn đề và khó khăn cho các doanh nghiệp khi chuẩn bị kế hoạch tuân thủ.

Có nên đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường?

Ngày 11/7, tại hội thảo góp phần hoàn thiện Dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) đang được Bộ Tài chính chủ trì soạn thảo, các chuyên gia, nhà nghiên cứu, đại diện doanh nghiệp đều cho rằng việc bổ sung nước giải khát theo Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) có hàm lượng đường trên 5g/100ml vào đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) không đủ để giải quyết thực tế bệnh tật liên quan đến nước giải khát có đường tại Việt Nam, nhưng lại làm giảm khả năng tiếp cận sản phẩm có đường đối với một số đối tượng, giảm việc làm và thu nhập của nhiều người dân và các DN trong hệ sinh thái sản xuất.

Triệt phá chuyên án ma túy lớn nhất từ trước đến nay qua đường hàng không

Thông tin từ Đội Kiểm soát phòng, chống ma túy (Cục Hải quan Hà Nội) cho biết, đơn vị vừa phối hợp với các lực lượng chức năng triệt phá chuyên án ma túy từ Đức về Việt Nam. Chuyên án HP524 do Cục chủ trì xác lập, phối hợp với PC 04-Công an TP Hà Nội, Chi cục Hải quan Bắc Hà Nội đã thu giữ 179 kg ma túy tổng hợp MDMA, lớn nhất từ trước đến nay qua đường hàng không.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data