agribank-vietnam-airlines

Bao giờ mới hết tình trạng chặt - trồng?

Thạch Bình
Thạch Bình  - 
Điệp khúc trồng - chặt đã được nhắc đi nhắc lại đối với nền nông nghiệp nước ta hàng chục năm qua. Tuy nhiên, thực trạng này chưa bao giờ được xử lý một cách triệt để. Được mùa mất giá, được giá mất mùa vì thế liên tục tái diễn, từ cây trồng này đến cây trồng khác, từ năm này qua năm khác mà không có loại thuốc nào đặc trị dứt điểm.
aa

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Bộ Nông nghiệp) tuần qua đã ban hành gấp văn bản chỉ đạo ngành nông nghiệp cả nước, yêu cầu lập tức kiểm soát tình trạng phát triển nóng cây sầu riêng và nghiêm túc thực hiện Chỉ thị số 8084/CT-BNN-TT về việc phát triển bền vững sản xuất cây sầu riêng và chanh leo đã được Bộ ban hành vào cuối tháng 11 năm ngoái.

Theo số liệu thống kê của ngành nông nghiệp các địa phương khu vực Tây Nguyên và các tỉnh phía Nam, tính đến tuần cuối của tháng 2/2023, đã có hàng trăm nghìn hecta hồ tiêu, cà phê, mít, nhãn, thanh long… đã bị người dân chặt bỏ để trồng mới các vườn sầu riêng. Một số địa phương khu vực Đồng bằng sông Cửu Long còn phá bỏ một phần diện tích đất lúa để chuyển sang trồng sầu riêng khiến cho diện tích cây ăn trái này tăng lên đột biến, gấp nhiều lần quy hoạch.

bao gio moi het tinh trang chat trong
Ảnh minh họa.

Có thể nói điệp khúc trồng - chặt đã được nhắc đi nhắc lại đối với nền nông nghiệp nước ta hàng chục năm qua. Tuy nhiên, thực trạng này chưa bao giờ được xử lý một cách triệt để. Được mùa mất giá, được giá mất mùa vì thế liên tục tái diễn, từ cây trồng này đến cây trồng khác, từ năm này qua năm khác mà không có loại thuốc nào đặc trị dứt điểm.

Thực tế vào những năm 2000, cây cà phê ở Tây Nguyên từng được gọi là cây thoát nghèo với sự phát triển nhanh chóng ở các địa phương như Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai, Lâm Đồng. Kế đó, cây hồ tiêu và cao su những năm 2011-2013 cũng được ví là vàng đen, vàng trắng của nhiều người dân khu vực Đông Nam bộ, khiến mỗi năm có hàng nghìn tỷ đồng được người dân và doanh nghiệp đổ vào các vườn cây, vùng trồng quy mô lớn.

Tuy nhiên, mỗi loại cây trồng đều chỉ tồn tại được một thời gian rất ngắn. Giá cà phê, hồ tiêu, cao su, hạt điều, thanh long, mít thái… nhiều năm trở lại đây lên xuống như một chu kỳ hình sin nghiệt ngã với người trồng ở khắp các vùng miền. Tình trạng nông sản ùn ứ tại các cửa khẩu tái diễn từng năm gần như chưa có cách giải quyết chủ động.

Thực tế, sau mỗi lần “đắt đồng ế chợ”, các bộ, ban, ngành và địa phương lại ngồi họp với nhau để bàn cách giải quyết. Những giải pháp như: quy hoạch vùng trồng; thay đổi tư duy sản xuất từ thông thường sang VietGAP, GlobalGAP, hữu cơ; tạo liên kết chuỗi, chế biến sâu, đáp ứng các quy chuẩn sản xuất quốc tế và xuất khẩu chính ngạch năm nào cũng được đưa ra như những khẩu hiệu. Thế nhưng, tình hình vẫn không cải thiện được bao nhiêu.

Theo các chuyên gia, nguyên nhân chủ yếu do cơ chế để nông dân tiếp cận thị trường đang rất yếu. Dù đã xuất hiện các mô hình chuỗi giá trị nhằm thúc đẩy quá trình tiếp cận nhanh hơn với thị trường nhưng lại chưa được hình thành đồng đều ở các địa phương.

Bên cạnh đó, đa phần người nông dân hiện vẫn đang sản xuất theo kinh nghiệm, quy mô sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, sản phẩm chủ yếu là sơ chế, không có thường hiệu... khâu tiêu thụ cũng còn nhiều bất cập, phụ thuộc quá nhiều vào các thương lái, trong khi đó rủi ro về thị trường luôn lớn và tiềm ẩn mọi thời điểm. Ngoài một số ít nông dân và hợp tác xã nông nghiệp may mắn được tham gia vào các chuỗi liên kết sản xuất lớn của doanh nghiệp được bao tiêu sản phẩm thì bài toán tiêu thụ là đau đầu nhất mà người nông dân phải đối mặt. Chính những vấn đề trên khiến người nông dân thường xuyên đối mặt với tình trạng được mùa mất giá và khi giá cả xuống quá thấp, không đủ bù đắp chi phí sẽ lặp lại điệp khúc chặt - trồng.

Từ thực tế quan sát ở nhiều vùng nông sản phía Nam trong vòng hơn 10 năm trở lại đây, có thể thấy rằng dù là sản xuất VietGAP, GlobalGAP, hay sản xuất hữu cơ, “ba giảm ba tăng”, đáp ứng những tiêu chuẩn của Hoa Kỳ, Nhật Bản và EU cũng đã có hàng nghìn mô hình trang trại, nhà vườn, hợp tác xã triển khai. Thị trường đầu ra cho các sản phẩm nông sản chất lượng cũng không suôn sẻ. Đã có những vụ việc xin trả lại chứng nhận VietGAP, GlobalGAP vì phải bán dưới mức giá thành ở nhiều hợp tác xã. Việc doanh nghiệp liên kết bẻ kèo, không thu mua theo giá đã cam kết cũng không phải hiếm gặp. Người nông dân đơn độc, tự bơi trên mảnh ruộng, cánh đồng xin đừng nói họ ngại khó, ngại khổ!

Bên cạnh đó, theo các chuyên gia, logistics đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Muốn đẩy mạnh tiêu thụ, đặc biệt là xuất khẩu nông sản, đẩy mạnh tính cạnh tranh của các giá trị nông sản thì cần tập trung hơn nữa ở mảng này. Trước hết là cần đầu tư đầy đủ các hệ thống kho lạnh, vận chuyển lạnh...

Thạch Bình

Tin liên quan

Tin khác

Hướng đi mới trong phát triển thị trường carbon Việt Nam

Hướng đi mới trong phát triển thị trường carbon Việt Nam

Việt Nam đang từng bước định hình thị trường carbon nội địa, hướng tới mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. Trong diễn đàn Thị trường Carbon Việt Nam năm 2025 vừa qua, Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã đưa ra đề xuất cho phép doanh nghiệp được mua đến 30% tín chỉ carbon trên tổng hạn ngạch phát thải để bù trừ. Đây là một bước điều chỉnh mạnh mẽ so với mức 10% như dự thảo ban đầu, được kỳ vọng tạo điều kiện cho doanh nghiệp chuyển đổi xanh một cách linh hoạt và khả thi hơn.
TP. Hồ Chí Minh nhân rộng mô hình nông nghiệp sinh thái

TP. Hồ Chí Minh nhân rộng mô hình nông nghiệp sinh thái

UBND TP. Hồ Chí Minh vừa yêu cầu Hội Nông dân thành phố tổ chức tập huấn, tuyên truyền sâu rộng đến hội viên nhằm mục tiêu thay đổi tư duy sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp. Theo đó, xây dựng, nhân rộng sản xuất “nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại và nông dân văn minh”, nâng cao vai trò, vị thế, năng lực làm chủ, cải thiện toàn diện đời sống vật chất của người dân nông thôn.
Hợp tác xã chuyển đổi xanh để bứt phá

Hợp tác xã chuyển đổi xanh để bứt phá

Để không bị bỏ lại phía sau trong cuộc đua "xanh", các hợp tác xã Việt Nam đang đứng trước yêu cầu cấp thiết phải thay đổi tư duy, chuyển đổi mô hình sản xuất và nắm bắt cơ hội từ kinh tế xanh.
[Infographic] Kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản tăng trưởng 13%

[Infographic] Kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản tăng trưởng 13%

Theo Bộ Nông nghiệp và Môi trường, kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản của Việt Nam trong tháng 3/2025 ước đạt 6,14 tỷ USD, nâng tổng giá trị xuất khẩu cả quý I lên 15,72 tỷ USD, tăng 13,1% so với cùng kỳ năm trước.
Tiên phong trong nhận ủy thác vốn tín dụng chính sách

Tiên phong trong nhận ủy thác vốn tín dụng chính sách

Theo Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) chi nhánh TP. Hà Nội, tính đến cuối tháng 2/2025, tổng dư nợ các chương trình tín dụng trên địa bàn đạt 16.794 tỷ đồng với 269.415 khách hàng đang vay vốn, tăng 227 tỷ đồng so với đầu năm. Trong đó, dư nợ ủy thác qua các tổ chức chính trị - xã hội chiếm trên 99,9%, với sự tham gia của Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh và Đoàn thanh niên.
Ngư dân Thanh Hóa trúng mùa cá trích, thu nhập tăng cao

Ngư dân Thanh Hóa trúng mùa cá trích, thu nhập tăng cao

Những ngày đầu tháng Tư, không khí lao động tại nhiều địa phương ven biển tỉnh Thanh Hóa như TP. Sầm Sơn, huyện Hoằng Hóa, Quảng Xương, Hậu Lộc… trở nên nhộn nhịp khi ngư dân bước vào mùa đánh bắt cá trích. Đây được xem là thời điểm mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho bà con vùng biển.
Phân bổ nguồn vốn đầu tư cho 3 chương trình mục tiêu quốc gia tránh chồng chéo, dàn trải

Phân bổ nguồn vốn đầu tư cho 3 chương trình mục tiêu quốc gia tránh chồng chéo, dàn trải

Chiều 31/3, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà, Phó Thủ tướng Mai Văn Chính đã chủ trì cuộc làm việc trực tiếp kết hợp trực tuyến với các bộ, ngành, địa phương về tình hình, kết quả thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia: Xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững, phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) Đào Minh Tú dự và phát biểu tại buổi làm việc.
Xuất cấp 1.453 tấn gạo cho 3 tỉnh dịp giáp hạt đầu năm 2025

Xuất cấp 1.453 tấn gạo cho 3 tỉnh dịp giáp hạt đầu năm 2025

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc vừa ký Quyết định số 693/QĐ-TTg ngày 31/3/2025 về việc xuất cấp gạo từ nguồn dự trữ quốc gia cho các tỉnh dịp giáp hạt đầu năm 2025.
Giá gạo xuất khẩu tiếp tục tăng trong 2 tuần liên tiếp

Giá gạo xuất khẩu tiếp tục tăng trong 2 tuần liên tiếp

Gạo thơm và gạo chất lượng cao vẫn đang là lợi thế cho Việt Nam để giữ giá xuất khẩu cao, không bị áp lực cạnh tranh.
Xuất khẩu rau quả giảm trong 3 tháng liên tiếp

Xuất khẩu rau quả giảm trong 3 tháng liên tiếp

Trái ngược hoàn toàn so với năm 2024, xuất khẩu rau quả Việt Nam đang đối mặt với xu hướng giảm liên tiếp trong ba tháng đầu năm 2025.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data