agribank-vietnam-airlines

Bao giờ mới hết... giải cứu nông sản?

Bài và ảnh Nghi Lộc
Bài và ảnh Nghi Lộc  - 
Cần nỗ lực hỗ trợ người dân hình thành mối liên kết bao tiêu sản phẩm theo chuỗi giá trị, bảo đảm hài hòa lợi ích giữa các bên tham gia cùng phát triển bền vững...
aa

Cung vượt cầu

Từ đầu năm 2022 đến nay, mới chỉ trong một thời gian ngắn song trên địa bàn Nghệ An hàng loạt các sản phẩm nông sản lại phải “giải cứu”. Trong khi đó, việc đi tìm các biện pháp căn cơ để giải quyết tình trạng này vẫn còn đang bỏ ngỏ...

Thời gian vừa qua, nhiều diện tích trồng hành tăm (nén) ở huyện Nghi Lộc, đã bước vào vụ thu hoạch. Mặc dù, năm nay giá loại nông sản này được mùa, song, người trồng vẫn không mấy phấn khởi, bởi trên thị trường hành tăm đang rớt giá sâu.

Với gần 300 ha trồng hành tăm, huyện Nghi Lộc được xem là vựa hành tăm lớn nhất Nghệ An, cũng như cả khu vực bắc miền Trung. Loại nông sản này chủ yếu được trồng tập trung tại 4 xã Nghi Kiều, Nghi Lâm, Nghi Thuận và Nghi Hoa. Trong đó, chỉ tính riêng xã Nghi Thuận có 60 ha hành với 1.235 hộ trồng hành.

Ba năm liên tiếp từ 2019 đến nay, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên việc tiêu thụ hành tăm gặp khó khăn, đặc biệt vụ hành năm ngoái, giá hành rớt thảm khiến người dân thua lỗ. Có thời điểm, đầu vụ giá hành ở mức 20.000 đồng/kg, chính vụ giảm mạnh còn 15.000 - 16.000 đồng/kg. Đến cuối vụ, hành càng rớt giá thê thảm, thậm chí có lúc 10.000 đồng/kg và bà con vẫn phải chấp nhận bán.

bao gio moi het giai cuu nong san
Thị trường nội địa đang là giải pháp quan trọng để tiêu thụ nông sản

Bà Nguyễn Thị Lý - một nông dân ở địa phương cho biết, vụ hành tăm năm ngoái, mỗi sào hành người dân phải bù lỗ 4 đến 5 triệu đồng chưa kể công chăm sóc. Điều đáng nói là theo ông Trần Nguyên Hòa - Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Nghi Lộc, bên cạnh nhiều xã trồng hành truyền thống giảm diện tích thì tại nhiều xã khác, người dân lại trồng hành tự phát nên diện tích hành tăm của huyện năm nay lên đến 234 ha (tăng 41,5 ha).

Về sản lượng, năm ngoái cả huyện đạt 2.047,5 tấn/ha, năm nay dự kiến đạt 2.169,56 tấn/ha, tăng 122,06 tấn. Do đặc tính thổ nhưỡng nên sản phẩm hành tăm Nghi Lộc, luôn được ưa chuộng trên cả nước. Tuy nhiên, không chỉ năm nay, mà từ mấy năm trước người trồng hành Nghi Lộc vẫn loay hoay mãi với điệp khúc “được mùa, mất giá”.

Tương tự, dù đang vào đầu mùa thu hoạch nhưng quả dứa (thơm) một loại nông sản chủ lực ở huyện Quỳnh Lưu, cũng đang lao đao do rớt giá trên thị trường. Được biết, toàn huyện Quỳnh Lưu có trên 1.000 ha dứa được trồng chủ yếu ở các xã Tân Thắng, Quỳnh Thắng, Quỳnh Châu. Dự kiến, từ nay đến hết tháng 12/2022, diện tích dứa cho thu hoạch khoảng hơn 600 ha. Trong đó, tại xã Tân Thắng, với 840 ha, cây dứa được xác định là cây trồng chủ lực, chiếm tỷ trọng trên 60% thu nhập ngành nông nghiệp của toàn xã.

Tuy nhiên, theo nhiều hộ trồng dứa tại địa phương, từ đầu năm 2022 đến nay, giá dứa rơi vào mức thấp nhất trong vòng 2 năm trở lại đây. Vào thời điểm này năm ngoái, dứa được bán với giá 6.500 đến 7.000 đồng/kg thì nay thương lái chỉ thu mua ở mức 3.200 - 3.500 đồng/kg. Nếu mức giá này kéo dài đến hết vụ thì xem như vụ này, người nông dân không có lãi.

Cần những giải pháp căn cơ

Bên cạnh hành tăm và dứa, cùng thời điểm này, cơ quan chức năng Nghệ An cũng đang kêu gọi các địa phương, doanh nghiệp cả nước hỗ trợ, kết nối tiêu thụ gừng tươi trên địa bàn Kỳ Sơn bắt đầu vào vụ thu hoạch nhưng có nguy cơ tồn đọng.

Theo đó, sản phẩm gừng Kỳ Sơn năm nay mặc dù giá giảm sâu nhưng tiêu thụ vẫn rất khó khăn. Khác với năm trước là giá thu mua gừng lên đến trên 20.000 đồng/kg, thì năm nay, giá giảm sâu xuống chỉ còn chưa đầy 6.000 đồng/kg. Khó khăn hơn, dù giá rất rẻ nhưng vẫn không tiêu thụ được, khiến lượng gừng hiện còn tồn đọng trên 5.000 tấn. Theo ông Nguyễn Văn Luận - Giám đốc HTX Dịch vụ nông nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp Hương Sơn, đơn vị thu mua tiêu thụ gừng chính trên địa bàn huyện Kỳ Sơn, do ảnh hưởng của Covid-19 nên thương lái ít về, giá cước vận tải tăng cao, xuất khẩu khó...

Trong khi đó, gừng là đặc sản của huyện miền núi Kỳ Sơn. Gừng Kỳ Sơn đã được chứng nhận đăng ký Chỉ dẫn địa lý từ năm 2019, với nhiều đặc tính như trữ lượng tinh dầu trong gừng rất cao nên người tiêu dùng rất ưa chuộng. Gừng Kỳ Sơn có 2 loại: gừng dé và gừng sừng trâu. Thông thường, bà con kết thúc thu hoạch vào cuối tháng 4 hàng năm.

Nghệ An cũng như một số địa phương khác ở miền Trung đã xác định nông nghiệp là ngành đóng vai trò trụ cột đối với phát triển kinh tế. Tuy nhiên, do ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19 nên việc tiêu thụ sản phẩm nông sản của Nghệ An cũng như ở một số nơi khác đang phải chịu những tác động tiêu cực. Trên địa bàn tỉnh hiện có rất nhiều nông sản, song đầu ra của sản phẩm còn hạn chế.

Các sản phẩm nông nghiệp của địa phương chủ yếu xuất khẩu vào các thị trường như Trung Quốc và một số nước ở châu Âu, Lào... Hiện nay, việc kết nối, đưa các sản phẩm này vào các hệ thống siêu thị, các chuỗi cửa hàng trong nước còn rất hạn chế.

Tình trạng nông sản dồn ứ không tiêu thụ được ở trong nước là hậu quả tất yếu của sự quản lý, điều hành yếu kém của các cơ quan chức năng, của việc duy trì một nền sản xuất manh mún, thiếu quy hoạch, thiếu liên kết từ sản xuất tới tiêu thụ. Ðể đến khi xảy ra tình trạng nông sản dư thừa, lại trông chờ vào người tiêu dùng trong nước, thông qua các chiến dịch “giải cứu”, như đã xảy ra rất nhiều trong những năm gần đây.

Bởi vậy, trong khi điều này chưa được giải quyết một cách căn cơ, thì người nông dân cần tự trang bị những kiến thức cần thiết về thị trường. Trước khi “trồng cây gì, nuôi con gì” cần phải hình thành thói quen tìm hiểu thị trường, hoặc tìm các hợp đồng bao tiêu sản phẩm...

Về phía các cơ quan chức năng, để chấm dứt tình trạng “được mùa, mất giá”, cần phải nắm chắc thông tin về các loại nông sản để điều chỉnh mùa vụ hợp lý. Từ đó có sự hỗ trợ, định hướng giúp người dân lựa chọn những cây trồng, vật nuôi phù hợp. Bên cạnh đó, cần nỗ lực hỗ trợ người dân hình thành mối liên kết bao tiêu sản phẩm theo chuỗi giá trị, bảo đảm hài hòa lợi ích giữa các bên tham gia cùng phát triển bền vững.

Bài và ảnh Nghi Lộc

Tin liên quan

Tin khác

Sáng 11/4: Giá vàng thế giới tiếp tục được hỗ trợ bởi các yếu tố cơ bản vững chắc

Sáng 11/4: Giá vàng thế giới tiếp tục được hỗ trợ bởi các yếu tố cơ bản vững chắc

Tính đến 8h30 sáng nay, giá vàng thế giới giao ngay tăng 35,585 USD lên 3.210,95 USD/oz. Vàng tương lai giao dịch gần nhất ở mức 3.229,8 USD/oz, tăng 52,24 USD so với đầu phiên.
Hà Nội mở bán một dự án nhà ở xã hội, giá bán chỉ từ 13,7 triệu đồng/m2

Hà Nội mở bán một dự án nhà ở xã hội, giá bán chỉ từ 13,7 triệu đồng/m2

Sở Xây dựng Hà Nội vừa thông báo kế hoạch tiếp nhận hồ sơ đăng ký mua nhà ở xã hội tại tòa OXH3 và OXH2 của dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội Kiến Hưng (quận Hà Đông, TP. Hà Nội)
Sáng 10/4: Giá vàng thế giới tăng hơn 3% sau quyết định hoãn áp thuế của Mỹ

Sáng 10/4: Giá vàng thế giới tăng hơn 3% sau quyết định hoãn áp thuế của Mỹ

Tính đến 8h30 sáng nay, giá vàng thế giới giao ngay tăng 16,145 USD lên 3.099,3 USD/oz. Vàng tương lai giao dịch gần nhất ở mức 3.107,34 USD/oz, tăng 27,94 USD so với đầu phiên.
Sáng 9/4: Giá vàng thế giới bị kìm hãm bởi lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ

Sáng 9/4: Giá vàng thế giới bị kìm hãm bởi lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ

Tính đến 8h30 sáng nay, giá vàng thế giới giao ngay giảm 0,415 USD xuống 2.981,8 USD/oz. Vàng tương lai giao dịch lần cuối ở mức 2.995,7 USD/oz, tăng 5,4 USD so với đầu phiên.
Sáng 8/4: Giá vàng thế giới chịu áp lực trước sự phục hồi của USD

Sáng 8/4: Giá vàng thế giới chịu áp lực trước sự phục hồi của USD

Giá vàng chịu áp lực bởi sự phục hồi của USD trong bối cảnh bạc xanh tăng mạnh khỏi mức thấp nhất trong 6 tháng được ghi nhận vào tuần trước do nhà đầu tư chuyển sang đồng USD như một kênh trú ẩn an toàn, sau khi chính sách thuế quan của Mỹ làm dấy lên lo ngại về suy thoái kinh tế toàn cầu.
[Infographic] Tiêu dùng nội địa khởi sắc, giá cả ổn định

[Infographic] Tiêu dùng nội địa khởi sắc, giá cả ổn định

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 3/2025 giảm nhẹ 0,03% so với tháng trước, chủ yếu do giá xăng dầu và giá gạo hạ theo xu hướng thế giới. Tuy nhiên, so với tháng 12/2024 và cùng kỳ năm trước, CPI lần lượt tăng 1,3% và 3,13%, phản ánh xu hướng tiêu dùng và sức cầu nội địa tiếp tục phục hồi. Nhiều nhóm hàng hóa và dịch vụ thiết yếu như nhà ở, y tế, văn hóa – du lịch, hàng tiêu dùng… ghi nhận mức tăng giá tích cực, cho thấy tín hiệu sôi động trở lại của thị trường trong nước.
Sáng 5/4: Giá vàng thế giới lao dốc không phanh

Sáng 5/4: Giá vàng thế giới lao dốc không phanh

Giá vàng đã giảm hơn 3%, xóa bỏ mức tăng từ đầu tuần trong bối cảnh các nhà đầu tư tiếp tục bán tháo vàng để bù đắp các khoản lỗ từ các loại tài sản khác, khi cuộc chiến thương mại leo thang làm dấy lên lo ngại về suy thoái kinh tế toàn cầu.
Giá vàng thế giới tuần tới: Ổn định ở 3.050 USD/oz hay rơi tự do?

Giá vàng thế giới tuần tới: Ổn định ở 3.050 USD/oz hay rơi tự do?

Sau đợt lao dốc trong tuần, giới đầu tư hiện đang đặt câu hỏi lớn rằng, liệu vàng có thể tìm điểm tựa ổn định quanh 3.050 USD/oz, hay áp lực bán tháo sẽ kéo kim loại quý này rơi tự do về ngưỡng thấp hơn? Các chuyên gia chia rẽ quan điểm, người kỳ vọng phục hồi, kẻ lo ngại điều chỉnh sâu, khiến tuần tới trở thành tâm điểm chú ý của thị trường kim loại quý này.

Triển khai nhiều chương trình kích cầu tiêu dùng nội địa

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên vừa ký ban hành Chỉ thị số 08/CT-BCT ngày 4/4/2025 tiếp tục đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước, kích cầu tiêu dùng.
Sáng 4/4: Giá vàng thế giới giảm do hoạt động chốt lời

Sáng 4/4: Giá vàng thế giới giảm do hoạt động chốt lời

Giá vàng thế giới giảm trong bối cảnh các nhà đầu tư chốt lời và bán vàng để bù đắp các khoản lỗ từ các loại tài sản khác.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data