Bánh rởm tràn ngập chợ quê
![]() |
Ảnh minh họa |
Không chỉ khối lượng bánh dồi dào, mà người tiêu dùng còn bị “hoa mắt” trước các nhãn mác của nhiều thương hiệu bánh nổi tiếng trong nước cũng như nhập ngoại khiến họ cũng bị đôi phần phân tâm, đắn đo khi đi mua sắm.
Cư dân ở các đô thị vốn vẫn được coi là những người “sành ăn”, vì thế với các loại bánh kém chất lượng, làm dởm, hàng nhái nhãn mác... sẽ khó lòng “đứng” được ở thị trường thành phố, vì vậy mà những loại bánh này vẫn luôn tìm đường về các vùng quê, bởi đại đa số người dân đều có tâm lý ham rẻ, khi mua sắm không cầu kỳ, dẫu chất lượng bánh không được như ý muốn, nhưng họ vẫn đón nhận...
Dạo quanh một số chợ quê ở ngoại thành như: Chợ Yên, Chợ Kim Nỗ, Chợ Nhổn, chúng tôi thấy ở khu chợ nào cũng có rất nhiều các sạp, gian hàng bán bánh Trung thu được bày bán ngổn ngang.
Qua quan sát, chúng tôi khá bất ngờ với các hộp bánh đề các thương hiệu nổi tiếng như: Kinh Đô, Bánh mứt kẹo Hà Nội, Hữu Nghị... nhưng tem dán cũng như nét chữ trên bao bì, vỏ hộp đều nhạt nhòa không sắc nét!
Mặc dù các chủ sạp bánh đều luôn miệng nói với khách hàng là bánh “xịn” 100% nhưng, chỉ bằng mắt thường, người tinh ý cũng có thể dễ dàng nhận thấy đó là những hộp bánh... rởm, mà bên trong là các khuôn bánh được làm gia công tại một cơ sở tư nhân nào đó, còn hộp thì cũng được tư thương in lậu, để rồi chúng được “khớp” lại cho giống với bánh của một thương hiệu uy tín chất lượng.
Thử mua một chiếc bánh nướng và một chiếc bánh dẻo loại này mang nhãn hiệu Kinh Đô, với giá chỉ 25.000 đồng/chiếc, tôi thấy hình thức bên ngoài của chiếc bánh không có gì khác thường mấy so với các loại bánh Kinh Đô, nhưng khi cắt bánh ra thì thấy nhân bánh rất sạn, không có mùi thơm đặc trưng mà hơi hôi.
Với giá chỉ 25.000 đồng/chiếc bánh nhân thập cẩm, trọng lượng 200 gram, thì đích thị chỉ có thể là bánh rởm chứ bánh chính hãng của Kinh Đô làm gì có giá rẻ giật mình như vậy?!
Vâng, quả là cũng cảm thông cho người nông dân khi mà điều kiện kinh tế của đại đa số đều eo hẹp nên họ mới ham rẻ. Tuy nhiên, đây là các loại bánh không đảm bảo về chất lượng cũng như tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm.
Chính vì thế, các cơ quan chức năng tại các địa phương cần có những kế hoạch cụ thể thông qua chiến dịch kiểm tra, cũng như thanh tra các cơ sở sản xuất, buôn bán bánh. Khi phát hiện những mẫu bánh Trung thu kém chất lượng trôi nổi ngoài thị trường, không đạt tiêu chuẩn về độ an toàn, bánh quá thời hạn sử dụng... thì phải ngay lập tức thu gom và tiêu hủy để tránh hậu họa cho người tiêu dùng.
Ngoài ra, các cơ sở sản xuất bánh cũng cần cam kết về tiêu chuẩn chất lượng, cũng như độ an toàn vệ sinh thực phẩm của cơ sở mình. Nếu khi thanh tra mà phát hiện cơ sở nào cố tình không tuân thủ các quy định, quy trình sản xuất thì phải phạt thật nặng để răn đe...
Tin liên quan
Tin khác

Đặc sắc chương trình áo dài nghệ thuật “Hương sắc Việt Nam”

Tổng Giám đốc NHCSXH được Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng tặng Bằng khen

Bộ Xây dựng dự thảo Quy hoạch tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh

Dự thảo Nghị định về giao dịch điện tử trong lĩnh vực BHXH và CSDLQG về bảo hiểm

Làm sao để chuyển đổi xanh trong du lịch hiệu quả?

Dầu gội trị chấy Aladin của Sao Thái Dương bị đình chỉ, thu hồi khẩn cấp do không đạt chất lượng

Hội chợ du lịch quốc tế quy mô nhất Việt Nam sẽ diễn ra tại TP. Hồ Chí Minh

Hanoi Metro phục vụ gần 5 triệu lượt hành khách trong quý I

Hơn 600 tổ chức, doanh nghiệp tham gia xúc tiến, quảng bá du lịch tại VITM Hà Nội 2025
