Bán lẻ truyền thống: Làm mới để cạnh tranh
![]() | Bán lẻ truyền thống vẫn phát triển tốt |
![]() | Kinh doanh trực tuyến không gây trở ngại đến bán lẻ truyền thống |
Gần đây, thị trường bán lẻ Việt Nam đang trên đà phát triển nhanh, các nhà đầu tư trong và ngoài nước đều nỗ lực khai thác tiềm năng này. Các chuyên gia dự báo, thời gian tới Việt Nam sẽ tiếp tục là “mảnh đất màu mỡ” đối với nhiều tập đoàn lớn. Số liệu thống kê cho thấy, trong 11 tháng năm 2019, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt 4.481,6 nghìn tỷ đồng, tăng 11,8% so với cùng kỳ năm trước, nếu loại trừ yếu tố giá tăng 9,3% (cùng kỳ năm 2018 tăng 8,7%). Riêng tháng 11/2019 ước tính đạt 425,5 nghìn tỷ đồng, tăng 0,8% so với tháng trước và tăng 12,6% so với cùng kỳ năm trước, trong đó, doanh thu bán lẻ hàng hóa đạt 321 nghìn tỷ đồng, tăng 0,7% và tăng 13,2%.
![]() |
Siêu thị Vinmart luôn đông khách |
Trên thực tế, trước sức ép của TMĐT, bán lẻ truyền thống đã và đang gặp không ít khó khăn khi mà vừa phải chia sẻ miếng bánh thị trường, vừa phải chịu áp lực cạnh tranh rất lớn. Tuy nhiên, kênh bán hàng này vẫn có vị trí riêng trên thị trường và chiếm được nhiều niềm tin của người tiêu dùng với những thế mạnh đặc thù. Minh chứng cho điều này là từ đầu năm đến nay hàng loạt những cửa hàng tiện ích, siêu thị mới được mở ra với sự đầu tư từ các tập đoàn, DN bán lẻ lớn trong và ngoài nước.
TS. Đinh Thị Mỹ Loan - Chủ tịch Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam cho rằng, sự bùng nổ của mua sắm online đang làm giảm sức mua của các kênh phân phối hiện đại, cửa hàng tiện lợi và cả chợ truyền thống. Những nhà bán lẻ truyền thống cũng rất nỗ lực cạnh tranh với các phương thức bán lẻ hiện đại. Nhờ vậy, đến thời điểm này, bán lẻ truyền thống vẫn chiếm đại đa số thị trường bán lẻ Việt Nam. Với nhiều lợi thế như am hiểu thị trường, gần gũi dân cư, sự tiện lợi trong mua sắm, đặc biệt là đa dạng hàng hóa có chất lượng và nguồn gốc rõ ràng thì kênh bán lẻ truyền thống vẫn được khách hàng tin tưởng.
Tại một siêu thị Vinmart trên phố Quan Hoa, Cầu Giấy, chị Nguyễn Thanh Hằng, một khách hàng cho biết, gia đình chị thường có thói quen mua sắm tại các siêu thị, nhất là các siêu thị mini hay cửa hàng tiện lợi. Rất may ngay tại gần nhà chị mới đây khai trương một siêu thị Vinmart nên rất thuận tiện cho việc mua sắm. Hàng hóa tại đây đa dạng, phục vụ đủ nhu cầu cần thiết cho gia đình, đặc biệt hoa quả, rau, thực phẩm đều tươi, có ghi nguồn gốc xuất xứ đảm bảo chất lượng, giá cả phải chăng và được niêm yết rõ ràng. Siêu thị này vẫn đang có nhiều chương trình khuyến mại trong tuần lễ khai trương nên hôm nay chị mua sắm khá nhiều bởi nhiều mặt hàng giảm giá và ưu đãi.
Theo các chuyên gia, trong xu thế hội nhập và cạnh tranh mạnh mẽ, bên cạnh mở rộng và phát triển các chuỗi, hệ thống các siêu thị, cửa hàng tiện lợi thì các DN cũng song song đẩy mạnh hoạt động TMĐT. Hầu hết các ông lớn trong ngành bán lẻ như Big C, Aeon Mall, Family Mart, Saigon Co.op… hiện đã phát triển mạnh kênh mua sắm online và đầu tư bài bản hệ thống này.
Đại diện Tổng Công ty thương mại Hà Nội (Hapro) chia sẻ, cạnh tranh giữa các kênh bán hàng đều mang lại lợi ích cho người tiêu dùng. Với thị trường bán lẻ còn nhiều tiềm năng thì các DN đều nỗ lực trong việc nâng cao chất lượng phục vụ, đáp ứng tốt nhất cho người tiêu dùng. Hiện nay, bên cạnh việc mở rộng các hệ thống siêu thị, cửa hàng thì Hapro đã xây dựng trang web điện tử, có những chiến lược quảng bá và bán hàng thông qua TMĐT. Theo đó để thu hút khách hàng đến với các siêu thị truyền thống, Happro luôn nỗ lực đầu tư theo chiều sâu, cung cấp phong phú đa dạng về hàng hoá, dịch vụ trong một không gian mua sắm hiện đại với nhiều tiện ích. Dịch vụ chăm sóc khách hàng được hầu hết các siêu thị khai thác triệt để nhằm thu hút khách hàng. Đặc biệt là hàng hóa luôn đảm bảo chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm và nguồn gốc rõ ràng. Chính vì vậy, kênh phân phối truyền thống vẫn luôn thu hút được lượng lớn người tiêu dùng.
Cuộc CMCN 4.0 đang buộc các doanh nghiệp bán lẻ phải thay đổi để tồn tại trong môi trường cạnh tranh khốc liệt hiện nay. Các doanh nghiệp bán lẻ cần phải có chiến lược phát triển mới phù hợp để có thể đứng vững và phát triển trên thị trường, TS. Đinh Thị Mỹ Loan cho biết thêm.
Tin liên quan
Tin khác

Thu thuế qua sàn Thương mại điện tử vẫn còn nhiều thách thức

Bộ Xây dựng cắt giảm tối thiểu 30% điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết

Sản lượng khai thác dầu khí của PVEP đạt 24,69 triệu tấn giai đoạn 2020-2025

Bình tĩnh trước khó khăn để củng cố sức mạnh nội tại

Ứng dụng AI trong kinh doanh và quảng bá sản phẩm

Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp

Thúc đẩy cải cách, tăng tính minh bạch và củng cố niềm tin nhà đầu tư

Gia tăng ứng dụng AI trong lĩnh vực tài chính

Hà Nội đưa mô hình tư vấn miễn phí hỗ trợ thành lập doanh nghiệp vào hoạt động
