agribank-vietnam-airlines

Bán cổ phần bia: Thị trường có thêm hàng hóa tốt

Nguyễn Sơn
Nguyễn Sơn  - 
Việc cổ phần hoá các DNNN có thương hiệu lớn như Sabeco, Habeco là một thông điệp tích cực đối với thực hiện các cam kết mà Chính phủ hứa với các nhà đầu tư trong và ngoài nước về một môi trường kinh doanh cởi mở hơn, minh bạch hơn, công bằng hơn, dần tiến lên các tiêu chuẩn quốc tế mà Việt Nam đang theo đuổi.
aa
Bứt phá từ nội lực
Sabeco, Habeco và nỗi sợ lớn nhất của doanh nghiệp
Thị trường chứng khoán Việt Nam có mức sinh lời lớn nhất Đông Nam Á

TTCK tới đây có thể sẽ đón nhận thêm một số tài sản có giá trị. Sau một khoảng thời gian dài chờ đợi, Chính phủ đã có những động thái trong việc bán cổ phần Nhà nước đang sở hữu tại 2 công ty bia nội lớn nhất của Việt Nam là Công ty bia Sài Gòn (Sabeco) và Công ty bia Hà Nội (Habeco).

Trong đó, Chính phủ dự kiến sẽ bán toàn bộ 89,59% cổ phần tại Sabeco với ước tính vào khoảng 1,8 tỷ USD; đồng thời sẽ bán 82% cổ phần tại Habeco với giá trị ước tính khoảng 404 triệu USD. Cổ phần của Sabeco sẽ được bán làm hai đợt trong cuối năm nay và năm sau, trong khi cổ phần Habeco sẽ được thoái vốn một lần trong năm nay.

Như vậy, ngân sách Nhà nước có cơ hội thu về được một khoản tiền khủng, lên đến 2,2 tỷ USD từ các động thái này để giải tỏa phần nào áp lực thâm hụt ngân sách. Tất nhiên là con số thặng dư vốn trên thực tế có thể cao hơn nữa, khi đang có nhiều tập đoàn bia rượu nổi tiếng thế giới đã bày tỏ ý định thâu tóm 2 hãng bia danh tiếng này.

Bán cổ phần bia: Thị trường có thêm hàng hóa tốt

Có thể kể đến các tên tuổi lớn như Heineken, Anheuser-Busch InBev, SAM Miller, Asahi Group Holidings, Kirkin Holdings. Ông trùm của Thái Lan, Tập đoàn Singha, cũng đã bày tỏ ý định tham gia vào cuộc đua thâu tóm Sabeco sau khi đã đầu tư 1,1 tỷ USD để thâu tóm Masan Brewery and Masan Consumer Holdings - đơn vị đang sở hữu Bia Sư tử Trắng.

Hiện tại các tập đoàn thực phẩm trong nước như Masan và các quỹ đầu tư lớn chưa thấy lên tiếng tham gia vào các đợt đấu giá này.

Sự thèm khát của các nhà đầu tư và các DN ngoại cũng là điều dễ hiểu. Là quốc gia tiêu thụ bia rượu lớn nhất trong khu vực Đông Nam Á và hiện mức tiêu thụ bia bình quân trên đầu người của Việt Nam là khoảng 40 lít mỗi năm thì dư địa cho tăng trưởng tiêu thụ rượu bia ở Việt Nam vẫn còn rất hấp dẫn.

Theo ước tính của hãng nghiên cứu thị trường Euromonitor International, trong năm nay Việt Nam có thể đạt sản lượng tiêu thụ 4,04 tỷ lít bia, cao hơn đáng kể so với con số 3,88 tỷ lít của năm ngoái và đây là mức đứng đầu Đông Nam Á.

Tuy vậy, áp lực cạnh tranh đang rất khốc liệt trong ngành khiến các hãng bia sẽ rất chật vật để gia tăng được thị phần. Năm 2015, Sabeco dẫn đầu thị trường với thị phần 41%, Nhà máy bia Việt Nam VBL sở hữu các thương hiệu ngoại là Heineken, Tiger, Larue… chiếm vị trí thứ hai với thị phần 21%, trong khi Habeco chiếm vị trí thứ ba với 19,62%.

Công cụ M&A (mua-bán sáp nhập) vì thế sẽ giúp các hãng nhanh chóng giành được phần bánh to hơn và từ đó đề ra các chính sách bán hàng có lợi cho mình. Không chỉ thế, với việc nhận được thêm các nguồn lực mới từ bên ngoài, Sabeco hay Habeco sẽ có thêm cơ hội cải thiện hiệu quả hoạt động và gia tăng năng lực cạnh tranh.

Trong cuộc đua này, có vẻ khối ngoại đang có lợi thế. Theo ông Nguyễn Duy Hưng, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc Công ty chứng khoán SSI, với quy mô của các tổ chức trong nước như hiện nay, với lãi suất hiện hành thì các nhà đầu tư trong nước không thể hấp thụ được.

Và một điều rất đáng nói, là tư duy về cổ phần hóa các DNNN của các nhà điều hành cũng đã được thay đổi về căn bản.

“Sabeco không cần biết người mua là nước ngoài hay trong nước. Tất cả những gì chúng tôi quan tâm là ai trả giá cao nhất”, ông Lê Hồng Xanh, Tổng giám đốc của Sabeco nói.

Việc cổ phần hoá các DNNN có thương hiệu lớn như Sabeco, Habeco là một thông điệp tích cực đối với thực hiện các cam kết mà Chính phủ hứa với các nhà đầu tư trong và ngoài nước về một môi trường kinh doanh cởi mở hơn, minh bạch hơn, công bằng hơn, dần tiến lên các tiêu chuẩn quốc tế mà Việt Nam đang theo đuổi. Đây cũng là những cam kết mở cửa thị trường mà Việt Nam đàm phán trong các hiệp định thương mại kinh tế lớn như Hiệp định đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP), hay Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU.

Nhưng vui nhất có lẽ là các nhà đầu tư trên TTCK, bởi họ sẽ có cơ hội tiếp cận với các tài sản quý giống như Vinamilk. TTCK Việt bấy lâu nay được đánh giá là có tiềm năng tăng trưởng lớn, nhưng việc thiếu vắng các tài sản có chất lượng cao đã làm chùn bước ý định tham gia của các nhà đầu tư ngoại.

Trong 2015, Chính phủ đã thực hiện cổ phần hóa được 289 DNNN, còn xa so với mục tiêu là 514 đặt ra.

Nguyễn Sơn

Tin liên quan

Tin khác

Ghi nhận phiên tăng mạnh nhất lịch sử, VN-Index tăng 74 điểm

Ghi nhận phiên tăng mạnh nhất lịch sử, VN-Index tăng 74 điểm

Ngày 10/4, VN-Index mở phiên tạo gap tăng 72 điểm sau thông tin Mỹ tạm giảm mức thuế đối ứng trong vòng 90 ngày.
Bài 4: PAN - Từ doanh nghiệp trung bình thành gã khổng lồ nhờ quản trị tiên phong

Bài 4: PAN - Từ doanh nghiệp trung bình thành gã khổng lồ nhờ quản trị tiên phong

Hơn một thập kỷ trước, khi quản trị công ty còn là khái niệm xa lạ với nhiều doanh nghiệp Việt Nam, PAN đã dũng cảm tiên phong áp dụng các chuẩn mực quốc tế. Kết quả là đã hình thành một tập đoàn nông nghiệp - thực phẩm hàng đầu với doanh thu kỷ lục 16.000 tỷ đồng trong năm 2024 và niềm tin vững chắc từ nhà đầu tư toàn cầu. Trong cuộc trao đổi với Thời báo Ngân hàng, ông Nguyễn Hồng Hiệp, Giám đốc Đối ngoại Tập đoàn PAN, đã hé lộ bí quyết đằng sau hành trình ấn tượng này.
Bài 3: Quản trị công ty - chìa khóa nâng hạng thị trường chứng khoán

Bài 3: Quản trị công ty - chìa khóa nâng hạng thị trường chứng khoán

Thị trường chứng khoán Việt Nam đang hướng tới mục tiêu nâng hạng từ cận biên lên mới nổi, mở ra cơ hội thu hút từ 5-8 tỷ USD vốn đầu tư quốc tế trong ngắn hạn và lên tới 25 tỷ USD vào năm 2030, theo Ngân hàng Thế giới. Trong hành trình này, quản trị công ty nổi lên như chìa khóa then chốt, không chỉ giúp doanh nghiệp đáp ứng tiêu chuẩn khắt khe của nhà đầu tư toàn cầu mà còn khẳng định vị thế trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt. Làm thế nào để quản trị công ty trở thành đòn bẩy đưa Việt Nam tiến xa trên bản đồ tài chính thế giới?
Bài 2: Quản trị công ty tại Việt Nam đứng trước nhiều thách thức

Bài 2: Quản trị công ty tại Việt Nam đứng trước nhiều thách thức

Dù đã đạt được những bước tiến đáng kể, thực trạng quản trị công ty tại Việt Nam vẫn bộc lộ nhiều hạn chế, từ mức độ minh bạch thấp đến việc áp dụng công nghệ và ESG còn chậm chạp. Liệu Việt Nam có thể vượt qua thách thức này để nâng cao hiệu quả hoạt động?
Bài 1: Quản trị công ty - lá chắn và bệ phóng cho doanh nghiệp Việt trong kỷ nguyên hội nhập

Bài 1: Quản trị công ty - lá chắn và bệ phóng cho doanh nghiệp Việt trong kỷ nguyên hội nhập

Việt Nam đang đứng trước cơ hội lớn để thu hút 25 tỷ USD vốn đầu tư quốc tế vào năm 2030 và nâng hạng thị trường chứng khoán từ cận biên lên mới nổi, theo dự báo của Ngân hàng Thế giới. Tuy nhiên, các chuyên gia tài chính cho rằng, để biến tiềm năng thành hiện thực, doanh nghiệp Việt cần vượt qua thách thức về quản trị công ty – yếu tố vừa là “lá chắn sống” bảo vệ trước rủi ro, vừa là “bệ phóng” để gia tăng giá trị và khẳng định vị thế trên trường quốc tế. Chùm bài viết này sẽ khám phá vai trò then chốt của quản trị công ty, phân tích thực trạng áp dụng tại Việt Nam và làm rõ cách nó trở thành chìa khóa để nâng hạng thị trường chứng khoán trong bối cảnh toàn cầu hóa.
Đẩy mạnh công nghệ trong lĩnh vực chứng khoán - bước đi chiến lược

Đẩy mạnh công nghệ trong lĩnh vực chứng khoán - bước đi chiến lược

Thị trường chứng khoán Việt Nam đang ngày càng khẳng định vai trò quan trọng như một kênh huy động vốn trung và dài hạn hiệu quả cho nền kinh tế. Bước sang năm 2025, Bộ Tài chính thể hiện quyết tâm phát triển thị trường theo hướng ổn định, minh bạch và bền vững thông qua hàng loạt giải pháp đồng bộ. Nổi bật trong số đó là việc sớm đưa hệ thống công nghệ mới KRX vào vận hành và khuyến khích các công ty thành viên nâng cấp hạ tầng công nghệ để phục vụ nhà đầu tư tốt hơn, qua đó thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của thị trường chứng khoán trong giai đoạn mới. Những nỗ lực này không chỉ nhằm cải thiện hiệu quả hoạt động mà còn hướng tới mục tiêu nâng hạng thị trường, đưa chứng khoán Việt Nam tiến gần hơn đến các tiêu chuẩn quốc tế.
Kinh tế Việt Nam có nền tảng vững chắc để ứng phó với biến động

Kinh tế Việt Nam có nền tảng vững chắc để ứng phó với biến động

Theo ông Trần Minh Hoàng - Giám đốc Nghiên cứu và Phân tích CTCK Vietcombank (VCBS) nhà đầu tư bình tĩnh tìm kiếm cơ hội khi thị trường biến động mạnh.
TTCK phái sinh tháng 3/2025: khối lượng giao dịch bình quân tăng 4,95%

TTCK phái sinh tháng 3/2025: khối lượng giao dịch bình quân tăng 4,95%

Trong tháng 3/2025, số lượng tài khoản giao dịch chứng khoán phái sinh tiếp tục tăng trưởng, đạt 1.956.134 tài khoản tại thời điểm cuối tháng, tăng 1,98% so với cuối tháng 2/2025.
Chứng khoán Việt còn nhiều kỳ vọng tích cực

Chứng khoán Việt còn nhiều kỳ vọng tích cực

Theo nhận định của ông Đỗ Bảo Ngọc, Phó Tổng giám đốc CTCK Kiến Thiết Việt Nam (CSI) sự sụt giảm của thị trường trong ngày 3 và 4/4 chỉ là tác động tâm lý ngắn hạn. Với xu hướng tăng trưởng dài hạn và nhiều yếu tố tích cực nội tại, thị trường có cơ hội điều tiết để lấy lại cân bằng.
VN-Index chốt phiên tại 1.210,67 điểm, cách tham chiếu 19,17 điểm

VN-Index chốt phiên tại 1.210,67 điểm, cách tham chiếu 19,17 điểm

VN-Index khép lại tuần giao dịch đầy biến động tại mức 1.210,67 điểm, giảm 106,79 điểm (tương đương 8,11%) so với tuần trước, sau khi trải qua phiên giảm kỷ lục 87,88 điểm vào ngày 03/04/2025 và hồi phục mạnh hơn 52 điểm từ đáy trong phiên cuối tuần.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data