Bắc Kạn: Liên kết, hợp tác đưa du lịch phát triển
![]() |
Cách thủ đô Hà Nội khoảng 160km về phía Bắc, Bắc Kạn có nhiều danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử với bản sắc văn hóa dân tộc đa dạng, độc đáo. Trong đó, Hồ Ba Bể đã được Hội nghị Hồ nước ngọt thế giới công nhận là một trong 20 hồ nước ngọt tự nhiên trên núi đá đẹp nhất của thế giới cần được bảo vệ. Vườn di sản ASEAN, khu ramsar và Di tích quốc gia đặc biệt.
Tại Bắc Kạn còn có hàng trăm di tích lịch sử như Di tích quốc gia đặc biệt ATK Chợ Đồn lưu giữ nhiều dấu ấn lịch sử cách mạng Việt Nam, là tiềm năng, lợi thế du lịch “địa chỉ đỏ” về nguồn. Ngoài ra, Bắc Kạn còn sở hữu rất nhiều di sản văn hóa phi vật thể, đáng chú ý có 20 di sản được công nhận và đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Nổi bật là hát then được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.
Với nguồn tài nguyên du lịch phong phú, độc đáo và đa dạng, con người thân thiện, Bắc Kạn có nhiều tiềm năng, lợi thế phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, văn hóa - lịch sử, mạo hiểm, khám phá hang động, trải nghiệm nông nghiệp, du lịch cộng đồng... cũng như khả năng kết nối du lịch với nhiều tỉnh trong khu vực.
Phát huy thế mạnh là điểm đến hấp dẫn của vùng Đông Bắc, thời gian qua, Bắc Kạn đã tham gia nhiều chương trình liên kết du lịch. Đơn cử chương trình liên kết du lịch giữa thành phố Hồ Chí Minh với các tỉnh vùng Đông Bắc, chương trình liên kết với thành phố Hà Nội, chương trình du lịch qua những miền di sản Việt Bắc.
Mặc dù đang hết sức cố gắng để đẩy mạnh phát triển du lịch nhưng so với các tỉnh, thành khác trong khu vực, Bắc Kạn vẫn còn khó khăn, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Kạn, ông Nguyễn Đăng Bình thừa nhận và chia sẻ: trong thời gian tới, tỉnh Bắc Kạn quyết tâm đưa du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng, từng bước trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, Khu du lịch Ba Bể trở thành khu du lịch quốc gia; mỗi huyện, thành phố có ít nhất một khu, điểm du lịch được công nhận.
Để hiện thực hóa mục tiêu này, khai thác và phát huy tài nguyên du lịch, Bắc Kạn đã và đang triển khai một loạt các dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất như hoàn thiện đường cao tốc từ Chợ Mới qua thành phố Bắc Kạn đến hồ Ba Bể để nối thẳng tuyến du lịch cao tốc từ Hà Nội đến hồ Ba Bể. Xây dựng nhiều tuyến đường phát triển du lịch nội địa và kết nối sang Na Hang (Tuyên Quang)… Đã có một số nhà đầu tư đến nghiên cứu khảo sát đầu tư như: Công ty cổ phần Tập đoàn Sun Group, Công ty cổ phần Tập đoàn FLC, Công ty cổ phần Dịch vụ du lịch Onsen Fuji, ông Nguyễn Đăng Bình cho biết.
Hiện Bắc Kạn đang tiếp tục xúc tiến thu hút đầu tư, xây dựng nhiều dự án như: khu sinh thái, nghỉ dưỡng Đồn Đèn; Khu du lịch trải nghiệm Lủng Cháng (khoanh vùng) ; Tổ hợp (quần thể) dự án khu trung tâm lễ hội văn hoá, du lịch sinh thái, giải trí nghỉ dưỡng hồ Ba Bể; Khu đô thị, du lịch nghỉ dưỡng sinh thái hồ Nặm Cắt…
Không chỉ đẩy mạnh liên kết trong việc phát triển quy hoạch, kết nối hạ tầng; xúc tiền đầu tư cơ sở hạng tầng dịch vụ, bên cạnh đó, tỉnh cũng xây dựng kế hoạch hợp tác, kết nối với các doanh nghiệp du lịch trong cả nước để xây dựng những sản phẩm du lịch đặc thù, hấp dẫn du khách trong và ngoài nước. Tập trung cải thiện môi trường du lịch; xây dựng dịch vụ du lịch thông minh; đẩy mạnh liên kết trong việc phát triển quy hoạch, phát huy giá trị văn hóa di sản; thích ứng biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường, đào tạo nguồn nhân lực, xúc tiến và quảng bá du lịch; đặc biệt chú trọng xây dựng chuỗi sản phẩm du lịch đặc thù, tạo ra sự gắn kết giữa các địa phương với mục tiêu phát triển du lịch bền vững…
Dẫn câu danh ngôn “Muốn đi nhanh, hãy đi một mình, muốn đi xa, hãy đi cùng nhau” là đúc kết cho những thành công được tạo nên từ sự hợp tác, gắn kết và bổ trợ cho nhau cùng phát triển, Chủ tịch Nguyễn Đăng Bình muốn “mời” các doanh nghiệp du lịch trong cả nước đến với Bắc Kạn cùng phối kết hợp đưa du lịch Bắc Kạn phát triển xa hơn cho trong tương lai. Lãnh đạo tỉnh Bắc Kạn luôn lắng nghe, trao đổi, kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc của các doanh nghiệp.
Đánh giá cao sự nỗ lực của lãnh đạo và nhân dân Bắc Kạn, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Hà Văn Siêu tin tưởng Bắc Kạn sẽ thêm nhiều sản phẩm du lịch mang dấu ấn để du khách sẽ quay trở lại nhiều hơn nữa. Cùng với công nghệ số và những bài học kinh nghiệm từ các địa phương sẽ giúp Bắc Kạn đánh thức du lịch tỉnh nhà, phát huy được thế mạnh, thu hút ngày càng nhiều các doanh nghiệp đến đầu tư, lan tỏa rộng khắp cả vùng Đông Bắc, kết nối các trung tâm du lịch lớn của cả nước, đưa du lịch Bắc Kạn trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh nhà.
Tin liên quan
Tin khác

Đặc sắc chương trình áo dài nghệ thuật “Hương sắc Việt Nam”

Tổng Giám đốc NHCSXH được Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng tặng Bằng khen

Bộ Xây dựng dự thảo Quy hoạch tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh

Dự thảo Nghị định về giao dịch điện tử trong lĩnh vực BHXH và CSDLQG về bảo hiểm

Dầu gội trị chấy Aladin của Sao Thái Dương bị đình chỉ, thu hồi khẩn cấp do không đạt chất lượng

Hội chợ du lịch quốc tế quy mô nhất Việt Nam sẽ diễn ra tại TP. Hồ Chí Minh

Hanoi Metro phục vụ gần 5 triệu lượt hành khách trong quý I

NHNN Khu vực 2 sửa chữa và bàn giao nhà cho người dân Cần Giờ

TP. Hồ Chí Minh gấp rút hoàn thiện công tác chuẩn bị cho đại lễ 30/4
