hoa-sen-home-mb

Ba lý do khiến IMF lo ngại về tiền điện tử

Mai Ngọc
Mai Ngọc  - 
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đang tỏ ra lo ngại về tiền ảo, đặc biệt là việc thị trường này phát triển với tốc độ rất nhanh trong khi các hành lang pháp lý để kiểm soát vẫn chưa theo kịp.
aa
ba ly do khien imf lo ngai ve tien dien tu Ngân hàng trung ương Singapore: Nhà đầu tư tiền điện tử có nguy cơ "thiệt hại nặng nề"
ba ly do khien imf lo ngai ve tien dien tu Bitcoin và ether giảm mạnh khi Trung Quốc tiếp tục siết tiền điện tử
ba ly do khien imf lo ngai ve tien dien tu Giao dịch tiền điện tử giảm 40% trong tháng Sáu

Theo dữ liệu của IMF, tổng giá trị thị trường của tất cả đồng tiền ảo đã vượt qua 2 nghìn tỷ USD vào tháng 9 năm nay - tăng gấp 10 lần so với thời điểm đầu năm 2020. Evan Papageorgiou - Phó giám đốc bộ phận tại IMF nói với CNBC vào tháng 10 rằng “hệ sinh thái tiền điện tử đã phát triển đáng kể… Quá trình này cho thấy khả năng phục hồi đáng kể, nhưng đi kèm theo đó là những thử nghiệm căng thẳng”.

Một trong những vấn đề mà IMF quan ngại là nhiều người dân và các tổ chức tài chính giao dịch các tài sản này trong bối cảnh “thiếu các thông lệ vận hành, quản trị và rủi ro rất lớn”. Do đó theo IMF, các nhà giao dịch đang gặp rủi ro. Hơn nữa, cơ quan này tin rằng tiền ảo tạo ra một số “khoảng trống dữ liệu” và “có thể mở ra những cánh cửa không mong muốn cho hoạt động rửa tiền, cũng như tài trợ khủng bố”.

ba ly do khien imf lo ngai ve tien dien tu
Ảnh minh họa

Không chỉ IMF, nhiều tổ chức khác cũng đã kêu gọi hành động nhiều hơn để khiến cho việc đầu tư vào tiền ảo trở nên an toàn hơn. Hiện vẫn có nhiều quan điểm khác nhau về tiền ảo: Một số người cho rằng tiền ảo là tương lai của tiền tệ, trong khi nhiều người lại tỏ ra hoài nghi về rủi ro của chúng.

Cơ quan quản lý tài chính của Vương quốc Anh (FCA) đã cảnh báo về mối liên hệ giữa mạng xã hội và các khoản đầu tư tiền ảo. “Những người có ảnh hưởng trên mạng xã hội thường được những kẻ lừa đảo trả tiền để giúp họ bơm và bán các mã token mới dựa trên sự đầu cơ thuần túy. Thậm chí một số người có ảnh hưởng còn quảng bá những đồng tiền ảo hoàn toàn không tồn tại”, Charles Randell - Chủ tịch FCA cho biết trong một bài phát biểu vào tháng 9.

Ông nói thêm rằng, do đây là công nghệ mới, nên khó có thể biết điều gì sẽ xảy ra trong một chu kỳ tài chính, không biết câu chuyện này sẽ kết thúc khi nào hoặc như thế nào và nó rất có thể sẽ kết thúc không mấy tốt đẹp.

Myron Jobson, một nhà vận động tài chính cá nhân tại Interactive Investor cũng nói với CNBC rằng, các loại tiền ảo thường được quảng cáo bên cạnh các bài viết về cuộc sống hào nhoáng (của những người nổi tiếng) và sự liên kết đó rất nguy hiểm và có hại cho giới trẻ.

Ông khuyến nghị các nhà hoạch định chính sách cần kiểm soát việc quảng cáo tiền điện tử và đảm bảo rằng họ giải thích cho mọi người về những rủi ro liên quan đến việc đầu tư vào một tài sản dễ biến động như vậy. Giá các loại tiền ảo có thể dao động mạnh ngay trong một ngày giao dịch. Một vấn đề khác đối với các nhà hoạch định chính sách là những người trẻ tuổi rất quan tâm đến thị trường này và thường sử dụng các khoản vay và thẻ tín dụng để đầu tư tiền ảo.

Dữ liệu do FCA công bố vào tháng 6 cho thấy khoảng 2,3 triệu người ở Vương quốc Anh nắm giữ tiền điện tử. 14% trong số họ sử dụng tín dụng để mua và 12% trong số họ nghĩ rằng họ sẽ được FCA bảo vệ nếu sự cố xảy ra. Nhưng FCA đã tuyên bố, họ sẽ không bảo vệ các nhà đầu tư tiền ảo.

Một cuộc thăm dò ý kiến với 1.000 người trong độ tuổi từ 18 đến 29 ở Vương quốc Anh vào tháng 7 cho thấy, 27% trong số họ đã sử dụng thẻ tín dụng để đầu tư vào meme crypto dogecoin, 17% sử dụng khoản vay sinh viên của họ và 12% cho biết họ sử dụng các loại khoản vay khác.

Điều này có thể trở thành một con dao hai lưỡi vì các nhà đầu tư có thể đối mặt với thua lỗ đối với tiền điện tử của họ và sau đó phải vật lộn để trả lại các khoản vay và tín dụng mà họ đã vay để thực hiện các khoản đầu tư đó.

Theo IMF, các cơ quan quản lý quốc gia nên làm việc để có các quy tắc chung trên toàn cầu, tăng cường giám sát xuyên biên giới và vì đây là một lĩnh vực mới nên thúc đẩy tiêu chuẩn hóa dữ liệu. “Thời gian là điều cốt yếu và hành động cần phải dứt khoát, nhanh chóng và có sự phối hợp tốt trên toàn cầu để cho phép các lợi ích mang lại nhưng đồng thời cũng giải quyết các lỗ hổng”, IMF nhấn mạnh.

Mai Ngọc

Tin liên quan

Tin khác

NHTW Nhật Bản có chịu thêm áp lực sớm tăng lãi suất?

NHTW Nhật Bản có chịu thêm áp lực sớm tăng lãi suất?

Theo nhà đàm phán hàng đầu của Nhật Bản, chính sách tiền tệ của nước này có thể là một nội dung thảo luận tại cuộc đàm phán thương mại Mỹ - Nhật sắp tới. Liệu đây có là một áp lực đối với NHTW Nhật Bản (BOJ) phải sớm tăng lãi suất?
Thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới đang lấy lại cân bằng

Thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới đang lấy lại cân bằng

Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), thị trường nguyên liệu công nghiệp và nông sản đã gây thu hút các nhà đầu tư trong tuần giao dịch vừa qua.
Các ngân hàng trung ương lên kịch bản ứng phó với bão thuế quan

Các ngân hàng trung ương lên kịch bản ứng phó với bão thuế quan

Tuần này, các quyết định chính sách tiền tệ đầu tiên của Nhóm G-7 kể từ khi Tổng thống Mỹ Donald Trump khơi mào cuộc chiến thương mại, gây hỗn loạn trên các thị trường toàn cầu, dự kiến sẽ phản ánh những cách tiếp cận khác biệt giữa hai bờ Đại Tây Dương.
Singapore nới lỏng chính sách tiền tệ lần thứ hai liên tiếp

Singapore nới lỏng chính sách tiền tệ lần thứ hai liên tiếp

Singapore đã nới lỏng chính sách tiền tệ lần thứ hai liên tiếp vào thứ Hai, khi quốc gia này công bố mức tăng trưởng GDP thấp hơn dự kiến trong quý đầu năm.
Quan chức Nhật Bản cho biết, họ muốn đồng yên Nhật mạnh lên

Quan chức Nhật Bản cho biết, họ muốn đồng yên Nhật mạnh lên

Nhật Bản phải củng cố sức mạnh của đồng yên vì sự suy yếu của đồng nội tệ đã đẩy chi phí sinh hoạt của các hộ gia đình lên cao, Itsunori Onodera - Chủ tịch Hội đồng nghiên cứu chính sách của Đảng Dân chủ tự do (đảng cầm quyền) cầm quyền cho biết hôm Chủ Nhật (13/4).
Áp lực đè nặng lên trái phiếu Mỹ và bạc xanh

Áp lực đè nặng lên trái phiếu Mỹ và bạc xanh

Tổng thống Mỹ Donald Trump tiếp tục gây xáo trộn thương mại toàn cầu với quyết định miễn thuế cho một loạt thiết bị điện tử tiêu dùng và linh kiện công nghệ. Động thái này được kỳ vọng sẽ thúc đẩy cổ phiếu công nghệ và thị trường chứng khoán Mỹ nói chung, trong khi thị trường trái phiếu và tiền tệ có thể sẽ diễn biến theo một chiều hướng khác.
Mỹ miễn thuế đối ứng với smartphone, laptop và loạt sản phẩm công nghệ

Mỹ miễn thuế đối ứng với smartphone, laptop và loạt sản phẩm công nghệ

Mỹ vừa thông báo miễn thuế đối ứng với nhiều mặt hàng điện tử tiêu dùng quan trọng như smartphone, laptop, ổ cứng, thẻ nhớ...
Trái phiếu Kho bạc Mỹ không còn là tài sản an toàn?

Trái phiếu Kho bạc Mỹ không còn là tài sản an toàn?

Từng được xem là tài sản trú ẩn an toàn, nhưng trái phiếu Kho bạc Mỹ cũng bị bán tháo mạnh trong tuần vừa qua khi các nhà đầu tư lo ngại căng thẳng thuế quan giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới có thể đẩy kinh tế Mỹ rơi vào suy thoái và đẩy lạm phát tăng.
Tình thế lưỡng nan của Fed: Lạm phát hay suy thoái

Tình thế lưỡng nan của Fed: Lạm phát hay suy thoái

Tâm lý người tiêu dùng Mỹ sụt giảm mạnh, trong khi kỳ vọng lạm phát vọt lên mức chưa từng thấy kể từ đầu những năm 1980, đã khuếch đại tình thế tiến thoái lưỡng nan của Fed trong việc xác định liệu nền kinh tế đang phải đối mặt với cú sốc giá mới hay đang hướng đến suy thoái, hay thậm chí là cả hai.
Đồng euro vọt lên đỉnh 3 năm so với USD, giới đầu tư đánh giá lại triển vọng tài sản Mỹ

Đồng euro vọt lên đỉnh 3 năm so với USD, giới đầu tư đánh giá lại triển vọng tài sản Mỹ

Trong bối cảnh thị trường toàn cầu biến động mạnh do căng thẳng thương mại leo thang, đồng euro bất ngờ trở thành điểm sáng trên thị trường ngoại hối, khi tăng vọt lên mức cao nhất trong 3 năm so với USD.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data