agribank-vietnam-airlines

Ba hiệp hội kiến nghị bổ sung đất chăn nuôi vào Luật Đất đai

Hồng Hạnh
Hồng Hạnh  - 
Hội Chăn nuôi Việt Nam, Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm Việt Nam và Hiệp hội Chăn nuôi gia súc lớn Việt Nam cùng kiến nghị gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường bổ sung danh mục đất cho chăn nuôi vào dự thảo Luật Đất đai sửa đổi.
aa

Không có quỹ đất rõ ràng cho chăn nuôi

Chăn nuôi là ngành kinh tế quan trọng, không chỉ trong vấn đề an ninh dinh dưỡng mà còn là sinh kế của hàng chục triệu người nông dân. Sau một thời gian dài phát triển, ngành chăn nuôi đã đáp ứng được cơ bản nhu cầu các loại thực phẩm thiết yếu cho tiêu dùng trong nước, gia tăng xuất khẩu và góp phần quan trọng giữ vững mức tăng trưởng chung của ngành nông nghiệp, ổn định và từng bước cải thiện thu nhập, đời sống của người dân.

Tuy nhiên, hiện nay sản xuất chăn nuôi trong nước đang xuất hiện rất nhiều bất cập và ngày càng khó khăn, nhiều hộ chăn nuôi và các doanh nghiệp đang bị thua lỗ triền miên, có nguy cơ phá sản hàng loạt trong thời gian tới.

ba hiep hoi kien nghi bo sung dat chan nuoi vao luat dat dai

Một trong những nguyên nhân có tác động trực tiếp đến hoạt động chăn nuôi, đó là không gian chăn nuôi của Việt Nam ngày càng thu hẹp và điều kiện chăn nuôi ngày càng khắt khe. Hội Chăn nuôi và các hiệp hội ngành hàng trong lĩnh vực chăn nuôi xin kiến nghị đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét bổ sung danh mục đất cho chăn nuôi vào Luật Đất đai sửa đổi.

Ba hiệp hội cho rằng, hiện nay, giá trị sản xuất ngành chăn nuôi đang chiếm khoảng 24% trong toàn bộ khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản, trong khi lại không có quỹ đất rõ ràng cho chăn nuôi.

Theo kết quả điều tra thống kê năm 2020, tổng diện tích đất nông nghiệp cả nước là 27.983.482 ha, trong đó: đất trồng trọt 11.718.391 ha, đất lâm nghiệp 15.404.790 ha, đất nuôi trồng thủy sản 786.184 ha, đất làm muối 15.586 ha và đất nông nghiệp khác 58.532 ha.

Trong khi các nước trên thế giới đều dành một tỷ trọng rất lớn đất cho chăn nuôi; nhất là các nước châu Âu, thường đất đồng cỏ, cây thức ăn chăn nuôi luôn chiếm từ 50-70% diện tích đất nông nghiệp, cá biệt như Ireland có tới trên 90% diện tích đất nông nghiệp là đồng cỏ, cây thức ăn chăn nuôi...

Bên cạnh đó, quỹ đất cho nhu cầu di dời các cơ sở chăn nuôi ra khỏi vùng không được phép chăn nuôi, hạn cuối cùng phải thực thi là ngày 1/1/2025 là rất lớn, đây đang được xem là “cuộc đại di dời trong sản xuất nông nghiệp” của nước ta.

Cụ thể, chỉ tính riêng tỉnh Đồng Nai, theo Quyết định số 296, ngày 24/2/2023 của Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt, số cơ sở chăn nuôi phải di dời của tỉnh này tính đến ngày 1/1/2025 là 3.006 cơ sở. Nếu tính mức tối thiểu diện tích trung bình cho 1 cơ sở chăn nuôi trang trại nhỏ và vừa hiện nay dao động từ 1-5 ha, thì Đồng Nai phải cần từ 3.000 - 15.000 ha đất lõi để xây dựng chuồng trại.

Hiện nay, tỉnh Đồng Nai và các cơ sở chăn nuôi buộc phải di dời đang gặp phải khó khăn lớn nhất đó là đất đai và mặt bằng phải đáp ứng được với yêu cầu đủ điều kiện chăn nuôi. Như vậy, nếu tính đủ nhu cầu đất đai cho việc di dời các cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu vực cấm chăn nuôi trên phạm vi cả nước từ nay đến năm 2025 sẽ cần đến hàng trăm ngàn ha.

Đại diện 3 hiệp hội kiến nghị cần đưa vào phần giải thích từ ngữ của Luật Đất đai khái niệm làm rõ đất cho chăn nuôi tập trung để các địa phương áp dụng trong quy hoạch, vì chăn nuôi tập trung có tính đặc thù cao: "Là đất nông nghiệp, có thể xây dựng được chuồng trại lâu dài, đảm bảo yêu cầu vệ sinh phòng bệnh cho con người, vật nuôi và môi trường sinh thái...".

Sản xuất chăn nuôi rất rủi ro, suất đầu tư lớn, thời gian thu hồi vốn dài. Trang trại chăn nuôi là cơ sở sản xuất kinh doanh có điều kiện, phải đảm bảo các yêu cầu kiểm soát dịch bệnh và môi trường, có khoảng cách tối thiểu với khu dân cư, công trình công cộng...

Do đó, rất cần có những quy định cụ thể hạng mục đất dành cho chăn nuôi tập trung trong Luật Đất đai sửa đổi. Nếu không có quy định rõ ràng, thì trong thực tế các địa phương và ngành chăn nuôi sẽ không thể xử lý được những bất cập về đất đai, mặt bằng cho nhu cầu xây dựng chuồng trại, mở rộng sản xuất và hoàn thành việc di dời các cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu vực cấm chăn nuôi theo quy định của Luật Chăn nuôi và Luật Môi trường...

Cần đánh giá tác động môi trường đối với cơ sở chăn nuôi

Việc đánh giá tác động môi trường của các cơ sở chăn nuôi là việc làm rất cần thiết, nhằm hạn chế tác động của hoạt động chăn nuôi đến môi trường, nhất là Việt Nam đã cam kết đưa phát thải ròng về 0 vào năm 2050, mà chăn nuôi là một trong những lĩnh vực gây tác động đáng kể đến vấn đề này, nên không thể không kiểm soát.

Tuy nhiên, việc kiểm soát vấn đề này đòi hỏi công nghệ và nguồn lực tài chính không nhỏ, rất cần có sự chia sẻ của Nhà nước, vì thành phần tham gia chăn nuôi phần lớn là những đối tượng khó khăn và có năng lực tài chính hạn chế.

Đại diện ba hiệp hội đề nghị Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo các cơ quan chức năng rà soát lại các quy định về đánh giá tác động môi trường đối với các cơ sở chăn nuôi, thực sự phù hợp với yêu cầu và điều kiện thực tiễn Việt Nam, đảm bảo tính khả thi để người chăn nuôi thực hiện nghiêm túc sẽ mang lại hiệu quả tích cực hơn rất nhiều so với việc đưa ra những quy định quá cao mà người chăn nuôi không thể làm hoặc làm quá tốn kém, khi đó họ sẽ đối phó, càng làm cho công tác kiểm soát môi trường trở nên phức tạp và dễ phát sinh các tiêu cực.

Việc đánh giá tác động môi trường đối với các cơ sở chăn nuôi do cơ quan cấp Bộ đánh giá hiện nay đang gây khó khăn cho cả cơ quan đánh giá và người chăn nuôi, vì số lượng các cơ sở chăn nuôi trên toàn quốc là rất lớn, do đó Bộ nên phân cấp việc này về cho các cơ quan chức năng quản lý môi trường ở địa phương.

Theo phản ánh của người chăn nuôi, hiện nay thời gian đánh giá công nhận cho một cơ sở chăn nuôi trang trại đủ điều kiện sản xuất thường phải kéo dài hàng năm (trung bình là 1-2 năm), với chi phí lên đến hàng trăm triệu đồng. Mỗi năm có tới hàng trăm cơ sở đăng ký mới, chưa kể các cơ sở phải đánh giá lại, hơn nữa các cơ sở chăn nuôi thường hay ở khu vực vùng sâu, vùng xa, vùng cao...

So với các ngành kinh tế khác trong hội nhập, ngành chăn nuôi là ngành chịu nhiều tác động rủi ro hơn và việc xử lý môi trường cũng tốn kém hơn, do vậy Nhà nước nên có chính sách hỗ trợ đặc thù về vấn đề kiểm soát môi trường cho lĩnh vực chăn nuôi, giúp người chăn nuôi giảm thiểu khó khăn để đầu tư khôi phục, phát triển sản xuất.

Hồng Hạnh

Tin liên quan

Tin khác

Đặc sắc chương trình áo dài nghệ thuật “Hương sắc Việt Nam”

Đặc sắc chương trình áo dài nghệ thuật “Hương sắc Việt Nam”

Tối 13/4, tại Hà Nội, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tổ chức chương trình áo dài nghệ thuật “Hương sắc Việt Nam”.
Tổng Giám đốc NHCSXH được Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng tặng Bằng khen

Tổng Giám đốc NHCSXH được Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng tặng Bằng khen

Chiều 11/4/2025, trong khuôn khổ hội nghị biểu dương lao động giỏi, lao động sáng tạo giai đoạn 2020–2025 do Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) chi nhánh TP. Đà Nẵng tổ chức, UBND TP. Đà Nẵng đã trao tặng Bằng khen của Chủ tịch UBND thành phố cho ông Dương Quyết Thắng, Ủy viên Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc NHCSXH vì đã có thành tích xuất sắc trong hoạt động tín dụng chính sách, góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Bộ Xây dựng dự thảo Quy hoạch tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh

Bộ Xây dựng dự thảo Quy hoạch tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh

Bộ Xây dựng đang tiến hành lấy ý kiến rộng rãi đối với dự thảo Quy hoạch tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, với tổng chiều dài dự kiến hơn 461km. Thông tin này vừa được công bố, thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận về một dự án giao thông trọng điểm quốc gia.
Dự thảo Nghị định về giao dịch điện tử trong lĩnh vực BHXH và CSDLQG về bảo hiểm

Dự thảo Nghị định về giao dịch điện tử trong lĩnh vực BHXH và CSDLQG về bảo hiểm

Bộ Nội vụ đang lấy ý kiến về dự thảo Nghị định quy định về giao dịch điện tử trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội (BHXH) và Cơ sở dữ liệu quốc gia (CSDLQG) về bảo hiểm.
Làm sao để chuyển đổi xanh trong du lịch hiệu quả?

Làm sao để chuyển đổi xanh trong du lịch hiệu quả?

Ngày 11/4, trong khuôn khổ Hội chợ Du lịch Quốc tế Hà Nội - VITM 2025, Hiệp hội Du lịch Việt Nam tổ chức Diễn đàn "Phát triển điểm đến xanh - Nâng tầm du lịch Việt Nam".
Dầu gội trị chấy Aladin của Sao Thái Dương bị đình chỉ, thu hồi khẩn cấp do không đạt chất lượng

Dầu gội trị chấy Aladin của Sao Thái Dương bị đình chỉ, thu hồi khẩn cấp do không đạt chất lượng

Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) thông báo đình chỉ lưu hành, thu hồi và tiêu hủy lô dầu gội dược liệu sạch chấy Aladin - Hộp 1 tuýp 30g do không đạt chất lượng.
Hội chợ du lịch quốc tế quy mô nhất Việt Nam sẽ diễn ra tại TP. Hồ Chí Minh

Hội chợ du lịch quốc tế quy mô nhất Việt Nam sẽ diễn ra tại TP. Hồ Chí Minh

Hội chợ ITE HCMC 2025 - hội chợ du lịch quốc tế quy mô nhất Việt Nam và khu vực hạ nguồn sông Mê kông lần thứ 19 sẽ diễn ra từ ngày 4-6/9/2025, tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn (SECC), Quận 7, TP. Hồ Chí Minh.
Hanoi Metro phục vụ gần 5 triệu lượt hành khách trong quý I

Hanoi Metro phục vụ gần 5 triệu lượt hành khách trong quý I

Công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội (Hanoi Metro) cho biết, trong quý I/2025, Công ty đã tổ chức vận hành tuyệt đối an toàn 39.070 lượt tàu, phục vụ 4,78 triệu lượt hành khách, tăng 13,3% so với quý I/2024.
Hơn 600 tổ chức, doanh nghiệp tham gia xúc tiến, quảng bá du lịch tại VITM Hà Nội 2025

Hơn 600 tổ chức, doanh nghiệp tham gia xúc tiến, quảng bá du lịch tại VITM Hà Nội 2025

Ngày10/4/2025, Hội chợ Du lịch quốc tế Việt Nam - VITM Hà Nội 2025 với chủ đề “Phát triển điểm đến xanh, nâng tầm du lịch Việt Nam” đã khai mạc tại Trung tâm Triển lãm quốc tế ICE Hà Nội, Cung Văn hóa Hữu Nghị (Hà Nội).
NHNN Khu vực 2 sửa chữa và bàn giao nhà cho người dân Cần Giờ

NHNN Khu vực 2 sửa chữa và bàn giao nhà cho người dân Cần Giờ

Ngày 10/4, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Khu vực 2 bàn giao căn nhà sửa chữa tại khu phố Hưng Thạnh, thị trấn Cần Thạnh, huyện Cần Giờ, TP. Hồ Chí Minh. Đây là hoạt động nằm trong chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát cho người có hoàn cảnh khó khăn của ngành Ngân hàng thành phố.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data