agribank-vietnam-airlines

Ẩn số giá cả nguyên liệu hàng hóa

Nguyễn Việt Dũng
Nguyễn Việt Dũng  - 
Giá dầu Brent khiến nhiều người bất ngờ khi hồi phục tới 46% trong năm 2016 và chủ yếu là do giảm lượng hàng tồn kho cũng như cắt giảm đầu tư vào các dự án tương lai ở Mỹ. 
aa
Giá xăng tiếp tục giữ ổn định, giá dầu giảm nhẹ từ 16 giờ hôm nay (3/2)

Năm ngoái giá cả một số nguyên liệu hàng hóa có một năm phục hồi khá ấn tượng, kết thúc chu kỳ giảm kéo dài 5 năm. Trong các mặt hàng, người ta dễ nhận thấy giá quặng sắt và kẽm tăng nhiều nhất. Đà hồi phục được kỳ vọng sẽ tiếp tục kéo dài trong vòng vài năm sau đó, được hỗ trợ chủ yếu từ các yếu tố cung cầu.

Ẩn số giá cả nguyên liệu hàng hóa
Ảnh minh họa

Cụ thể các nhà sản xuất đã trở nên thận trọng hơn do các hàng hóa trên thị trường giao dịch thấp hơn chi phí sản xuất. Bên cạnh đó, các nhà sản xuất trên thế giới cũng đã cắt giảm sản lượng cũng như đầu tư vào các dự án tương lai.

Liên quan đến việc tăng giá quặng sắt, giới phân tích đưa ra con số thống kê là mặt hàng này đã tăng lên gấp đôi sau khi giảm 46% trong năm 2015. Nguyên nhân chủ yếu là do các nhà sản xuất thép đã không cắt giảm sản lượng như kỳ vọng.

Cụ thể, năm ngoái Trung Quốc sản xuất lên đến gần 810 triệu tấn thép, cao hơn dự báo ở 800 triệu tấn. Có điều, trong năm 2017, sẽ có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến giá quặng sắt trên cả phương diện cung và cầu.

Về lực cầu, rủi ro chủ yếu đến từ kinh tế Trung Quốc do nước này tiêu thụ gần 60% lượng quặng trên thế giới. Vì vậy, giảm tốc từ Trung Quốc sẽ gây nên ảnh hưởng tiêu cực đến giá quặng. Ở chiều cung, tranh chấp giữa Nga và Ukraine sẽ làm gián đoạn đến quá trình sản xuất. Ukraine hiện vẫn là nhà cung cấp quặng cho thị trường thép nội địa cũng như các nước châu Âu và Nga.

Đối với giá đồng, năm 2016 giá mặt hàng này đã hồi phục 22% sau khi giảm 24% trong năm 2015. Nguyên nhân đến từ kỳ vọng kế hoạch của Tổng thống Trump trong việc chi tiêu vào cơ sở hạ tầng sẽ làm tăng lực cầu các hàng hóa phục vụ xây dựng hạ tầng thêm 20%. Trong năm 2017, sức cầu của đồng sẽ bị ảnh hưởng bởi các rủi ro kinh tế từ Trung Quốc khi mà nước này đang chiếm 50% sản lượng tiêu thụ trên thế giới.

Ở mặt khác, nguồn cung sẽ bị ảnh hưởng bởi xung đột địa chính trị ở các nước sản xuất. Cụ thể, bạo động ở Chile sau cuộc bầu cử năm 2017 sẽ gây ra gián đoạn ở các mỏ khai thác, giống như Peru và Indonesia ở năm 2016 khi mà nguồn cung của hàng trăm ngàn tấn đồng đã bị gián đoạn.

Đáng chú ý về sự tăng trưởng phải nói đến giá kẽm. Hiện tại, kẽm là một trong những mặt hàng hồi phục nhiều nhất khi tăng 72% năm 2016. Trong nửa đầu năm 2016, thị trường đã có nhiều lo ngại với nền kinh tế Trung Quốc trong khi ở nửa sau, giá kẽm đã có đà hồi phục ấn tượng khi mà các nhà đầu tư đặt kỳ vọng vào các kế hoạch chi tiêu cơ sở hạ tầng cũng như dự báo về thiếu hụt nguồn cung. Trong 2017, giá kẽm được kỳ vọng sẽ tiếp tục tăng do sụt giảm ở sản xuất trong khi lực cầu sẽ tiếp tục tăng mạnh từ Trung Quốc, Mỹ và Ấn Độ.

Trường hợp của giá dầu Brent cũng khiến nhiều người bất ngờ khi hồi phục tới 46% trong năm 2016 và chủ yếu là do giảm lượng hàng tồn kho cũng như cắt giảm đầu tư vào các dự án tương lai ở Mỹ. Bên cạnh đó, thỏa thuận cắt giảm sản lượng từ OPEC cũng giúp giá dầu hồi phục dựa trên kỳ vọng tái cân bằng sẽ diễn ra sớm hơn trong năm 2017. Nhìn chung, giá dầu Brent sẽ vượt mức 50 USD/thùng trong năm 2017 và đạt mốc 60 USD/thùng vào cuối năm. Thị trường đang lo ngại về việc tăng mạnh sản lượng ở mặt hàng dầu đá phiến, tuy nhiên hầu hết các nhà sản xuất sẽ giữ vững kỷ luật và các dự án đầu tư sẽ không tăng lên cho đến khi giá dầu WTI chạm mức 55 USD/thùng và duy trì ổn định trên mức này.

Cùng với đó, năm ngoái giá vàng tăng 8%, do lo ngại về sự kiện Brexit, cuộc bầu cử Mỹ và sự trì hoãn tăng lãi suất của FED đã giúp mặt hàng kim loại quý này hồi phục mạnh nhất trong các loại tài sản. Vàng đạt đỉnh sau sự kiện Brexit và đi ngang trong suốt quý III/2016. Trong khi đó sự không chắc chắn trong cuộc bầu cử Mỹ đã được bù trừ bằng những kỳ vọng FED tăng lãi suất. Sau cuộc bầu cử Mỹ, giá vàng đã giảm mạnh do các nhà đầu tư tự tin hơn về triển vọng toàn cầu cùng với kỳ vọng lãi suất cao hơn từ Mỹ.

Nhìn chung, khi mà chỉ số một số mặt hàng chủ đạo đang dần tiệm cận ngưỡng tăng kịch trần trong năm 2016 thì ắt hẳn thời gian qua cũng đã tạo ra 2 mặt tích cực và tiêu cực lên từng DN cũng như từng nhà đầu tư ở các ngành nghề khác nhau. Theo đó, diễn biến giá trị của những loại hàng hóa này trong năm 2017 như thế nào luôn là điều mà giới DN phải theo dõi thật kỹ để có thể xác định mức giá đầu tư chuẩn xác nhất…

Nguyễn Việt Dũng

Tin liên quan

Tin khác

Hà Nội mở bán một dự án nhà ở xã hội, giá bán chỉ từ 13,7 triệu đồng/m2

Hà Nội mở bán một dự án nhà ở xã hội, giá bán chỉ từ 13,7 triệu đồng/m2

Sở Xây dựng Hà Nội vừa thông báo kế hoạch tiếp nhận hồ sơ đăng ký mua nhà ở xã hội tại tòa OXH3 và OXH2 của dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội Kiến Hưng (quận Hà Đông, TP. Hà Nội)
[Infographic] Giá xăng dầu giảm mạnh, xăng RON 95 thấp nhất kể từ 2021

[Infographic] Giá xăng dầu giảm mạnh, xăng RON 95 thấp nhất kể từ 2021

Từ 15h chiều 10/4, giá xăng dầu trong nước tiếp tục được điều chỉnh giảm sâu, đánh dấu lần hạ thứ ba liên tiếp trong vòng một tháng. Xăng RON 95-III - mặt hàng phổ biến nhất trên thị trường - giảm mạnh 1,710 đồng, còn 19,200 đồng/lít, mức thấp nhất kể từ năm 2021. Cùng lúc, các mặt hàng dầu cũng đồng loạt hạ 1,120 - 1,320 đồng mỗi lít. Đợt điều chỉnh phản ánh xu hướng giảm giá nhiên liệu toàn cầu và tạo dư địa hỗ trợ chi phí đầu vào cho sản xuất, vận tải và tiêu dùng trong nước.
Sáng 8/4: Giá vàng thế giới chịu áp lực trước sự phục hồi của USD

Sáng 8/4: Giá vàng thế giới chịu áp lực trước sự phục hồi của USD

Giá vàng chịu áp lực bởi sự phục hồi của USD trong bối cảnh bạc xanh tăng mạnh khỏi mức thấp nhất trong 6 tháng được ghi nhận vào tuần trước do nhà đầu tư chuyển sang đồng USD như một kênh trú ẩn an toàn, sau khi chính sách thuế quan của Mỹ làm dấy lên lo ngại về suy thoái kinh tế toàn cầu.
[Infographic] Tiêu dùng nội địa khởi sắc, giá cả ổn định

[Infographic] Tiêu dùng nội địa khởi sắc, giá cả ổn định

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 3/2025 giảm nhẹ 0,03% so với tháng trước, chủ yếu do giá xăng dầu và giá gạo hạ theo xu hướng thế giới. Tuy nhiên, so với tháng 12/2024 và cùng kỳ năm trước, CPI lần lượt tăng 1,3% và 3,13%, phản ánh xu hướng tiêu dùng và sức cầu nội địa tiếp tục phục hồi. Nhiều nhóm hàng hóa và dịch vụ thiết yếu như nhà ở, y tế, văn hóa – du lịch, hàng tiêu dùng… ghi nhận mức tăng giá tích cực, cho thấy tín hiệu sôi động trở lại của thị trường trong nước.
Sáng 5/4: Giá vàng thế giới lao dốc không phanh

Sáng 5/4: Giá vàng thế giới lao dốc không phanh

Giá vàng đã giảm hơn 3%, xóa bỏ mức tăng từ đầu tuần trong bối cảnh các nhà đầu tư tiếp tục bán tháo vàng để bù đắp các khoản lỗ từ các loại tài sản khác, khi cuộc chiến thương mại leo thang làm dấy lên lo ngại về suy thoái kinh tế toàn cầu.
Giá vàng thế giới tuần tới: Ổn định ở 3.050 USD/oz hay rơi tự do?

Giá vàng thế giới tuần tới: Ổn định ở 3.050 USD/oz hay rơi tự do?

Sau đợt lao dốc trong tuần, giới đầu tư hiện đang đặt câu hỏi lớn rằng, liệu vàng có thể tìm điểm tựa ổn định quanh 3.050 USD/oz, hay áp lực bán tháo sẽ kéo kim loại quý này rơi tự do về ngưỡng thấp hơn? Các chuyên gia chia rẽ quan điểm, người kỳ vọng phục hồi, kẻ lo ngại điều chỉnh sâu, khiến tuần tới trở thành tâm điểm chú ý của thị trường kim loại quý này.

Triển khai nhiều chương trình kích cầu tiêu dùng nội địa

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên vừa ký ban hành Chỉ thị số 08/CT-BCT ngày 4/4/2025 tiếp tục đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước, kích cầu tiêu dùng.
Sáng 4/4: Giá vàng thế giới giảm do hoạt động chốt lời

Sáng 4/4: Giá vàng thế giới giảm do hoạt động chốt lời

Giá vàng thế giới giảm trong bối cảnh các nhà đầu tư chốt lời và bán vàng để bù đắp các khoản lỗ từ các loại tài sản khác.
Điểm đến mua sắm vạn trải nghiệm - Lời giải cho thị trường bán lẻ thế hệ mới

Điểm đến mua sắm vạn trải nghiệm - Lời giải cho thị trường bán lẻ thế hệ mới

Trước sự thay đổi của thị trường, các trung tâm thương mại (TTTM) và khu phố thương mại (KPTM) ngày càng khẳng định vai trò tiên phong, tạo lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp. Xu hướng bán lẻ hiện đại tập trung vào các tổ hợp quy mô lớn, tích hợp mua sắm, ẩm thực, giải trí và sự kiện, thu hút lượng khách ổn định. Mô hình này không chỉ tối ưu hóa hoạt động kinh doanh mà còn nâng tầm trải nghiệm khách hàng, thúc đẩy sự phát triển bền vững của ngành bán lẻ.
[Infographic]: Giá xăng RON 95 chạm mốc 21.000 đồng/lít

[Infographic]: Giá xăng RON 95 chạm mốc 21.000 đồng/lít

Từ 15h hôm nay, giá xăng dầu trong nước tiếp tục điều chỉnh tăng theo diễn biến thị trường thế giới. Xăng RON 95-III nhích thêm 490 đồng, tiệm cận mốc 21.000 đồng/lít, trong khi E5 RON 92 cũng tăng 340 đồng, đạt 20.370 đồng/lít. Các mặt hàng dầu điều chỉnh tăng từ 120-260 đồng/lít, đưa giá dầu diesel lên 18.470 đồng/lít. Việc giá nhiên liệu đi lên phản ánh xu hướng biến động của giá dầu thô toàn cầu và các yếu tố cung cầu trong nước.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data